Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 1 - Vật lí 6


Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trước khi đo độ dài một vật, ta cần ước lượng độ dài của vật để:

A. tìm cách đo thích hợp.

B. chọn dụng cụ đo thích hợp.

C. kiểm tra kết quả sau khi đo.

D. thực hiện cả ba công việc trên.

Câu 2. Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5cm và 21,2cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là

A . 0,1 cm           B. 0,2cm

C. 0,5cm             D. 0,1 mm.

Câu 3: Lấy 100cm\(^3\) cát đổ vào 100cm\(^3\) nước. Thể tích của cát và nước là

A. 200cm\(^3\).

B. lớn hơn 200cm\(^3\).

C. nhỏ hơn 200cm\(^3\).

D. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 200cm\(^3\).

Câu 4:  Trường hợp nào không có sự biến đối chuyển động trong các trường hợp chuyển động của máy bay?

A. Máy bay cất cánh.

B. Máy bay hạ cánh.

C. Máy bay chuyển động thẳng, đều trên bầu trời.

D. Máy bay lượn vòng tròn đều.

Câu 5. Trường hợp nào sau đây, hai lực được gọi là cân bằng?

A. hai lực mạnh như nhau, cùng phương và ngược chiều

B. hai lực tác dụng vào hai vật, mạnh như nhau, cùng phương và ngược chiều.

C. hai lực tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, cùng phương và ngược chiều.

D. hai lực tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, cùng phương và cùng chiều.

Câu 6 : Trường hợp nào sau đây là thí dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.

B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.

C. Một vật được thả thì rơi xuống.

D. Một vật được ném thì bay lên cao.

Câu 7. Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực

B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.

C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật

Câu 8. Với một cân Rôbecvan và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng nhỏ nhất ghi trên cân.

B. Giới hạn đo của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.

C. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

D. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất

Câu 9. Đơn vị nào trong các đơn vị sau đây không dùng để đo khối lượng?

A . kilôgam.

B. gam.           

C. lít.  

D. lạng.

B . TỰ LUẬN

Câu 10. Nêu các cách đo thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước.

Câu 11: Trọng lực là gì, trọng lượng là gì? Nêu đặc điểm về phương và chiều của trọng lực.

Câu 12. Dùng bình chia độ đo thể tích viên sỏi. Thể tích nước ban đầu là 60cm3. Thể tích nước sau khi thả viên sỏi vào là 78,2cm3. Thể tích viên sỏi là bao nhiêu?

Câu 13. Một ống bê tông nặng 1600N và 4 người nâng đều nhau thì mỗi người phải dùng lực ít nhất là bao nhiêu?

Câu 14.

Đổi các đơn vị sau:

a. 145cm = .... m;         b. 0,25 lít = ......cc;

c. 500g = ....... kg;        e. 9 tạ =........ kg;

f. 451 km = ...... m;        g. 32dm\(^3\) = .....lít

Lời giải chi tiết

Câu 1: Chọn B.

Trước khi đo độ dài một vật, ta cần ước lượng độ dài của vật để chọn dụng cụ đo thích hợp.

Câu 2: Chọn A.

Để đo được hai kết quả trên, thước đo đã dùng có ĐCNN là 0,1 cm

Câu 3: Chọn C.

Thể tích của cát và nước là nhỏ hơn 200 cm\(^3\) vì cát ngấm nước.

Câu 4: Chọn C.

Máy bay chuyển động thẳng đều trên bầu trời là không có sự biến đổi chuyển động.

Câu 5: Chọn C

Hai lực được gọi là cân bằng khi tác dụng vào một vật, mạnh như nhau cùng phương và ngược chiều.

Câu 6: Chọn C

Một vật được thả thì rơi xuống là ví dụ về trọng lực có thể làm vật đang đứng yên phải chuyển động.

Câu 7: Chọn D

Kết luận sai khi nói về trọng lượng của vật là: trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật. Điều này chỉ đúng khi ta so sánh các vật làm cùng một chất.

Câu 8: Chọn C.

Đổi với một cân Rôbecvan và hộp quả cân thì độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

Câu 9: Chọn C

Lít dùng để đo thể tích, không phải là đơn vị đo khối lượng

Câu 10:

Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng 2 cách sau:

- Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

- Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thì vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng (tràn ra bằng thể tích của vật.)

Câu 11:          

Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.

+ Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.

Câu 12:

 Thể tích viên sỏi là V = 78,2 - 60 = 18,2cm\(^3\)

Câu 13: 

+ Lực nâng của 4 người là p = 1600N

+ Lực nâng của mỗi người là: 1600 : 4 = 400N.

Câu 14:

a. 145cm = 1,45m       

b. 0,25 lít = 250 cc

e. 9 tạ = 900kg:

g. 32dm\(^3\) = 32 lít

c. 500g = 0,5kg;

f . 451km = 451000m

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.2 trên 14 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.