Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 3 - Vật lí 9>
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 3 - Vật lí 9
Đề bài
Câu 1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hoạt động của mắt.
A. Trong quá trình điều tiết thủy tinh thể co dãn, phồng lên hoặc dẹp xuống để ảnh trên màng mắt được rõ nét
B. Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy rõ gọi là điểm cực viễn.
C. Điểm mà ảnh hiện lên đó mà ta không thể nhìn thấy gọi là điểm vàng.
D. Điểm gần nhất mà ta có thể nhìn thấy rõ gọi là điển cực cận
Câu 2. Mắt của một người chỉ nhìn rõ đuợc các vật cách mắt từ 50cm trở lên, mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ?
A. Mắt cận, đeo kính hội tụ
B. Mắt lão, đeo kính phân kì
C. Mắt lão, đeo kính hội tụ
D. Mắt cận, đeo kính phân kì
Câu 3. Vật nằm trong khoảng nào thì mắt người có thể nhìn rõ vật ?
A. Từ điểm cực cận đến mắt.
B. Từ điển cực viễn đến vô cùng
C. Từ điểm cực viễn đến mắt
D. Điểm cực viễn đến điểm cực cận
Câu 4. Những biểu hiện của tật cận thị ?
A. Chỉ nhìn được rõ những vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt
B. Chỉ nhìn được rõ những vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt
C. Chỉ nhìn rõ các vật trong khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn
D. Không nhìn rõ các vật ở gần mắt
Câu 5. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về mắt lão?
A. Mắt lão nhìn được những vật ở xa nhưng không nhìn được những vật ở gần.
B. Để nhìn rõ vật ở xa, mắt lão phải đeo thấu kính phân kì thích hợp
C. Điểm cực cận của mắt lão xa hơn bình thường
D. Mắt lão là thấu kính hội tụ, mắt lão phải đeo kính đó để nhìn rõ các vật ở gần
Câu 6. Các vật đặt vuông góc với với trục chính cả một thấu kính hội tụ của máy ảnh, cách thấu kính 120cm tiêu cự của thấu kính là 2cm. Ảnh cách thấu kính là?
A. 24cm
B. 2cm
C. 18cm
D. 20cm
Câu 7: Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng nhất khi nói về kính lúp?
A. Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát các vật nhỏ
B. Kính lúp thực chất là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
C. Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát rõ hơn ảnh của những vật nhỏ
D. Các phát biểu A,B,C đều đúng
Câu 8: Một người quan sát vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để ảnh của vật là
A. ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật
B. ảnh thật cùng chiều lớn hơn vật
C. ảnh ảo ngược chiều lớn hơn vật
D. ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật
Câu 9: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 200cm. Hỏi người đó đeo thấu kính gì, có tiêu cự bao nhiêu để sửa tật cận thị đó?
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 200cm
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 200cm
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm
Câu 10. Một kính lúp có độ bội giác G=10. Tiêu cự của kính lúp là bao nhiêu? Muốn quan sát vật phải đặt khoảng cách nào trước kính?
A. Tiêu cự f = 10cm; phải đặt gần hơn 10 cm
B. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt xa hơn 5cm
C. Tiêu cự f = 2,5cm; phải đặt gần hơn 2,5cm
D. Tiêu cự f = 2,5cm; phải đặt xa hơn 2,5 cm
Lời giải chi tiết
1. C |
2. C |
3. D |
4. A |
5. B |
6. B |
7. D |
8. A |
9. B |
10. C |
Câu 1 : Chọn C
Điểm vàng là điểm nhạy cảm nhất với ánh sáng.
Câu 2 : Chọn C
Nếu mắt của một người chỉ nhìn rõ đuợc các vật cách mắt từ 50cm trở lên thì mắt này có tật là mắt lão, phải đeo kính hội tụ
Câu 3 : Chọn D
Vật nằm trong khoảng từ điểm cực viễn đến điểm cực cận thì mắt người có thể nhìn rõ nhất.
Câu 4 : Chọn A
Những biểu hiện của tật cận thị nhìn được rõ những vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
Câu 5 : Chọn B
Để khắc phục mắt lão ta phải đeo một thấu kính hội tụ thích hợp để nhìn được các vật ở gần chứ không phải thấu kính phân kì . Câu sai là B
Câu 6 : Chọn B
Vật qua máy ảnh cho ảnh thật trên phim, ta có:
Từ ∆ABO đồng dạng ∆A’B’O
\(\Rightarrow \dfrac {{A'B'} }{ {AB}} =\dfrac {{d'} }{ d}\) (1)
∆OIF đồng dạng ∆A’B’F
\(\Rightarrow \dfrac {{A'B'} }{ {OI}} = \dfrac {{A'F} }{ {OF}} =\dfrac {{d' - f} }{ f}\) (2)
Từ (1) và (2):
\(\Rightarrow \dfrac {{d'} }{ d} = \dfrac {{d' - f} }{ f} \Leftrightarrow \dfrac {{d'} }{ {120}} =\dfrac {{d' - 2} }{ 2}\)
\(\Rightarrow 2d’ = 120d’ – 240 \Leftrightarrow 118d’ = 240\)
\(\Rightarrow d’ = 2,03\,cm\)
Câu 7 : Chọn D
Các phát biểu A,B,C đều đúng khi nói về kính lúp.
Câu 8 : Chọn A
Khi quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, ta phải điều chỉnh để ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
Câu 9 : Chọn B
Một người cận thì người đó phải đeo thấu kính phân kì có tiêu cự 200cm.
Câu 10 : Chọn C
Tiêu cự của kính lúp liên quan tới độ bội giác theo công thức :
\(G = \dfrac{{25}}{f} \Rightarrow f = \dfrac{{25}}{G} = \dfrac{{25}}{{10}} = 2,5\,\,cm\)
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương 3 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương 3 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 11 - Chương 3 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 12 - Chương 3 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 13 - Chương 3 - Vật lí 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- STEM - Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 trường THCS Gia Thụy
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD - ĐT Thành Phố Thủ Dầu Một
- Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 9 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- STEM - Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 trường THCS Gia Thụy
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD - ĐT Thành Phố Thủ Dầu Một
- Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 9 - Đề số 03 có lời giải chi tiết