Bài 5 trang 162 SGK Hóa học 10 Nâng cao


Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25.

Đề bài

Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25.

a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.

b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch \(Ca{\left( {OH} \right)_2}\) dư tạo thành 6g kết tủa trắng.

Lời giải chi tiết

Ta có: \({d_{A/{O_2}}} = {{\overline {{M_A}} } \over {32}} = 1,25 \Rightarrow \overline {{M_A}}  = 32.1,25 = 40\,\,\left( * \right)\)

Phương trình phản ứng : \(\eqalign{  & C + {O_2}\,\, \to \,\,C{O_2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)  \cr  & C + C{O_2}\,\, \to \,\,2CO\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \cr} \)

Bài toán này có thể xảy ra hai trường hợp sau :

Trường hợp 1 : Oxi dư (không có phản ứng 2) : Hỗn hợp A gồm CO2 và O2 dư. Thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp về mặt toán học không ảnh hưởng đến số mol hỗn hợp. Xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó x là số mol của CO2 và (1-x) là số mol của O2 dư.

Ta có \(\overline {{M_A}}  = {{44x + \left( {1 - x} \right)32} \over 1} = 40 \Rightarrow x = {2 \over 3}\)

Vậy \(\% {V_{C{O_2}}} = {2 \over 3}.100 = 66,67\% \)

        \(\% {V_{{O_2}}} = 33,33\% .\)

Trường hợp 2 : O2 thiếu (có phản ứng 2), hỗn hợp A có CO2 và CO.

Tương tự trên, xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó a là số mol của CO2 và (1-a) là số mol của CO.

Ta có : \(\overline {{M_A}}  = {{44x + \left( {1 - x} \right)28} \over 1} = 40 \Rightarrow x = 0,75\)

Vậy \(\% {V_{C{O_2}}} = {a \over {a + b}}.100 = {{3b} \over {4b}}.100 = 75\% \)

       \(\% {V_{CO}} = 25\% .\)

b) Tính m, V.

\(\eqalign{  & C{O_2} + Ca{\left( {OH} \right)_2}\,\, \to \,\,CaC{O_3} \downarrow  + {H_2}O  \cr  & 0,06\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow \,\,\,\,\,0,06 = {6 \over {100}} \cr} \)

Trường hợp 1 : \({n_{C{O_2}}} = 0,06\,mol \Rightarrow {n_{{O_2}\,dư}} = 0,03\,\,\left( {mol} \right)\)

Vậy \({m_c} = 0,06.12 = 0,72\,gam\)

\({V_{{O_2}}} = \left( {0,06 + 0,03} \right).22,4 = 2,016\,\,\)(lít)

Trường hợp 2 : \({n_{C{O_2}}} = 0,06\,mol,\,{n_{CO}} = {1 \over 3}{n_{C{O_2}}} = 0,02\,\left( {mol} \right)\)

\(\eqalign{  &  \Rightarrow {n_C} = {n_{C{O_2}}} + {n_{CO}} = 0,06 + 0,02 = 0,08 \cr&\Rightarrow {m_C} = 0,08.12 = 0,96\left( g \right)  \cr  & {n_{{O_2}}} = {n_{C{O_2}}} + {1 \over 2}{n_{CO}} = 0,06 + 0,01 = 0,07\,mol\,\cr& \Rightarrow {V_{{O_2}}} = 0,07.22,4 = 1,568\,\,\left( {lit} \right) \cr} \)  

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.2 trên 6 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí