Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc


Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là tư tưởng cơ bản nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn trong đấu tranh cách mạng để giành thắng lợi:

a) Về vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc

-    Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng:

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là tư tưởng cơ bản nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn trong đấu tranh cách mạng để giành thắng lợi:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

Đại đoàn kết dân tộc không phải là sách lược cách mạng, thủ đoạn chính trị mà là chiến lược cách mạng.

-  Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng:

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường

lối, chủ trương, chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kết dân tộc là mục đích hàng đầu. Đại đoàn kết dân tộc là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành đòi hỏi tự giác, thành sức mạnh vô địch trong đấu tranh cách mạng.

b) Về nội dung, hình thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

-  Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân:

Hồ Chí Minh coi đại đoàn kết dân tộc là phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Do đó, ai có tài, có đức, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, nhân dân thì ta đoàn kết với họ.

Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người. Đoàn kết với tất cả những người yêu nước, không phân biệt tầng lớp, thành phần dân tộc, tín ngưỡng, chính kiến....

Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn đó thì phải xác định rõ nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền tảng đó. Nền tảng càng được củng cổ vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng. Đại đoàn kết là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân mà đại đa số nhân dân nước ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết.

Liên minh công nông và lao động trí óc là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng.

-  Mặt trận dân tộc thống nhất là hình thức tập hợp, xây dựng, tổ chức quần chúng:

Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, mọi người dân Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài. Mặt trận dân tộc thống nhất phải có cương lĩnh, điều lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng.

Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc: Mặt trận được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông - lao động trí óc; theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và mở rộng; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái vì nước, vì dân.


Bình chọn:
3.3 trên 8 phiếu
  • Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    Nhà nước của dân là Nhà nước trong đó dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Nước ta là nước dân chủ; bao nhiêu quyền hạn là của dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

  • Tư tưởng về văn hoá và đạo đức

    Hồ Chí Minh hiểu văn hoá theo ba nghĩa: Theo nghĩa hẹp nhất, văn hoá là dân trí, trình độ học vấn của dân cư; theo nghĩa hẹp, văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội, thuộc lĩnh vực tinh thần, có quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị

  • Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

    Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam: Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.

  • Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh có cội nguồn sâu xa từ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam; tiếp thu lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là lý luận cách mạng không ngừng của c.Mác và V.I. Lênin