Soạn bài Tự đánh giá bài 4 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết>
Đoạn trích trên viết về vấn đề gì? Vì sao văn bản Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên nêu trên là văn bản nghị luận văn học?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1
Câu 1 (trang 99, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?
A. Kể chuyện của ông đồ
B. Miêu tả hình ảnh ông đồ
C. Phân tích bài thơ Ông đồ
D. Giới thiệu nhà thơ Vũ Đình Liên
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích và chọn đáp án phù hợp nhất.
Lời giải chi tiết:
C. Phân tích bài thơ Ông đồ
Câu 2
Câu 2 (trang 99, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Vì sao văn bản Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên nêu trên là văn bản nghị luận văn học?
A. Vì văn bản tập trung miêu tả hình ảnh ông đồ
B. Vì tác giả đã phân tích cái hay của bài thơ Ông đồ
C. Vì tác giả đã kể lại câu chuyện về ông đồ viết chữ Nho
D. Vì văn bản đã giúp người đọc hiểu ông đồ là ai
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và khái quát lại nội dung, mục đích.
Lời giải chi tiết:
B. Vì tác giả đã phân tích cái hay của bài thơ Ông đồ
Câu 3
Câu 3 (trang 99, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Theo em, mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì?
A. Ca ngợi những người viết chữ Nho
B. Ca ngợi hình ảnh ông đồ viết chữ Nho
C. Nêu lên tình cảnh buồn thảm của ông đồ
D. Chỉ ra cái hay của bài thơ Ông đồ
Phương pháp giải:
Đọc và khái quát nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
D. Chỉ ra cái hay của bài thơ Ông đồ
Câu 4
Câu 4 (trang 100, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Câu nào có bằng chứng được người viết dẫn ra từ bài thơ?
A. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi.
B. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ"
C. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ.
D. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn.
Phương pháp giải:
Đọc đáp án và tìm dẫn chứng từ bài thơ
Lời giải chi tiết:
B. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ"
Câu 5
Câu 5 (trang 100, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Tác giả phân tích nghệ thuật dùng từ của nhà thơ ở câu nào?
A. Chữ “muôn năm cũ" của dòng trên dội xuống chữ “bây giờ" của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến nhớ.
B. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn.
C. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ".
D. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi.
Phương pháp giải:
Đọc các đáp án và chọn ra đáp án đề cập đến cách dùng từ
Lời giải chi tiết:
A. Chữ “muôn năm cũ" của dòng trên dội xuống chữ “bây giờ" của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến nhớ
Câu 6
Câu 6 (trang 100, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Câu nào nêu nhận xét về tài năng nghệ thuật của nhà thơ Vũ Đình Liên?
A. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại ...
B. Ông đồ đã kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy”, nhưng năm nay không còn kiên nhẫn được nữa…
C. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay.
D. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi
Phương pháp giải:
Đọc các đáp án và chọn câu nhận xét về tài năng của Vũ Đình Liên
Lời giải chi tiết:
C. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay.
Câu 7
Câu 7 (trang 100, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Người viết thể hiện rõ cảm xúc của mình về hình ảnh ông đồ ở câu nào?
A. Hãy trở lại với dòng thơ đầu bài “Mỗi năm hoa đào nở" để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa.
B. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi.
C. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay.
D. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ".
Phương pháp giải:
Đọc các đáp án và chọn câu bày tỏ cảm xúc người viết.
Lời giải chi tiết:
B. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi
Câu 8
Câu 8 (trang 101, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Ý kiến khái quát của người viết về nội dung và nghệ thuật bài thơ Ông đồ được nêu ở câu nào?
A. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.
B. Ông đồ đã kiên nhẫn “vẫn ngồi đấy", nhưng năm nay không còn kiên nhẫn được nữa ...
C. Về ngữ pháp, dòng thơ này rất lạ, nhưng không thấy cộm: “Những người muôn năm cũ".
D. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn.
Phương pháp giải:
Chọn đáp án thể hiện nội dung khái quát nhất
Lời giải chi tiết:
D. Như vậy, cũng chỉ tám dòng, bốn mươi chữ đủ nói hết những bước chót của một thời tàn.
Câu 9
Câu 9 (trang 101, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Câu nào sau đây có vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị?
A. Đến bây giờ, chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi.
B. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.
C. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, những người hiện đại chúng ta đã thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với ...
D. Chữ “muôn năm cũ" của dòng trên dội xuống chữ “bây giờ” của dòng dưới càng bâng khuâng, luyến nhớ.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị, phân tích ngữ pháp và chọn đáp án đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
B. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta.
Câu 10
Câu 10 (trang 101, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Em thích nhất đoạn nào trong văn bản Về bài thơ “Ông đồ" của Vũ Đình Liên (Vũ Quân Phương)? Vì sao
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và chọn ra đoạn văn yêu thích nhất.
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Về bài thơ “Ông đồ" của Vũ Đình Liên, em thích nhất đoạn cuối cùng, đoạn văn thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả Vũ Quần Phương với ông đồ và tâm trạng xót xa tiếc nuối trước một thời tàn. Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ông đồ với những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết, Vũ Quần Phương đồng thời đã bộc lộc suy nghĩ, tình cảm luyến lưu buồn sầu của ông với một dáng hình truyền thống, một phong tục đẹp đẽ của dân tộc. Những cảm xúc luyến lưu ấy đã thực sự chạm vào tim em, khơi lên những liên tưởng phảng phất u buồn về một thời quá vãng.
- Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 4 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Viết bản tường trình SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Viết bản tường trình SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết