Soạn bài Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết>
Đọc trước văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang và tìm hiểu thêm về hoạt động đấu vật dân tộc.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Văn bản giới thiệu nét đặc sắc của hội vật Bắc Giang, giúp người đọc hiểu được các quy tắc, luật lệ của sới vật. |
Chuẩn bị
(trang 109, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Đọc trước văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang và tìm hiểu thêm về hoạt động đấu vật dân tộc.
Phương pháp giải:
Tham khảo sách, báo, Internet
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Vật dân tộc là một trò chơi thể thao, vui khỏe thi tài của nam giới, giàu tinh thần thượng võ. Nơi diễn ra các cuộc đấu vật thường là sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn, được gọi là “sới vật”. Các đô vật thường đóng khố màu, thân trần, đầu trần hoặc quấn khăn đầu rìu. Hội thường mở đầu bằng lễ rước Thánh vào đúng sáng ngày đấu. Từng đôi đô vật đi song song vào đình làm lễ trước hương án, sau đó là màn “vật lễ” giữa các đô vật nhà mang tính chất mở hội rồi mới đến màn đấu vật chính thức. Giải thưởng cho các đô vật có nhiều loại, có giải chính, giải cho từng hiệp đấu và giải chung cuộc dành cho người thắng suốt trong những ngày Hội.
Đấu vật là một trò chơi dân gian mang tính cổ truyền ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Một trận đấu vật có hai người (keo vật). Trước khi vật, hai đối thủ cùng nhau lên đài, múa tay co chân, đi lại rình miếng lẫn nhau. Sau đó họ xông vào nhau ôm lấy nhau mà vật. Có hai người làm nhiệm vụ phất cờ và đánh trống trong lúc đối thủ vật nhau để khích lệ, thúc giục. Hai loại tấn công chủ đạo của vật Việt Nam là những miếng ngáng, miếng đệm làm cho đối phương ngã xuống và những miếng bốc để nhấc bổng đối thủ lên.
Một trận đấu vật sẽ có hai vận động viên (thường gọi là đô vật). Khi trận đấu bắt đầu, hai vận động viên bước ra chào khán giả. Trọng tài phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật sẽ đứng khom lưng, tay dang ngang. Người này tiến lên, người kia lùi xuống như để thăm dò đối phương. Hai đô vật sẽ tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Nếu như một đô vật bị đối thủ quật ngã và không thể đứng dậy sẽ thua cuộc.
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
“Sới vật” là gì? Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản từ đầu đến "trên thế gian này"
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- “Sới vật” là khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn - nơi diễn ra các cuộc đấu vật.
- Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là: Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn và là biểu tượng cho trời đất (trời tròn, đất vuông).
- “Sới vật” là những sới vật chuẩn, hám chứa tính truyền thống
- Sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là biểu tượng cho trời đất, mang biểu hiện cho tính dương với mong muốn cầu cho “mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”.
- “Sới vật” khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn - nơi diễn ra các cuộc đấu vật.
- Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông: Hai hình toàn vẹn, biểu tượng cho trời và đất (trời tròn, đất vuông).
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang có gì đặc sắc?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản từ "Sau nghi lễ bái tổ" ... "đôi dòng"
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang đặc sắc ở chỗ đa dạng, vùng nào có vật là ở đó có phong cách xe đài đặc trưng riêng biệt:
- Miền núi thì xe đài tựa như “hổ phục vồ mồi”
- Vùng đồng bằng, nơi có những làng nghề truyền thống thì xe đài lại rất uyển chuyển như người “xe tơ dệt vải”
- Vùng ven biển thì xe đài lại là những động tác như thể chèo thuyền “lúc khoan, lúc mau” như như làn sóng “lúc hiền, lúc dữ”
- Vùng Bắc Kinh xưa và Bắc Giang ngày nay có phong cách xe đài chung là thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”; hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”,...
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang đặc sắc ở điểm nó như thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”; hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”…
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang: Thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu” hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”.
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Mục đích của keo vật thờ là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ, chú ý đoạn cuối của văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Mục đích của keo vật thờ là giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công
Mục đích của keo vật thờ là thể hiện sự tài năng, khéo léo của hai đô vật đồng thời thể hiện yếu tố tâm linh sâu sắc.
Giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết gì về nội dung chính được nói tới trong văn bản? Em hãy phân biệt “sới vật” và “hội vật”.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhan đề, liên hệ tới nội dung của văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết thêm thông tin về hội vật dân tộc được nói tới trong văn bản.
- Phân biệt:
+ “Sới vật” là khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn - nơi diễn ra các cuộc đấu vật.
+ “Hội vật” là lễ hội đấu vật
- Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết rằng văn bản sẽ giới thiệu về những điểm thú vị về quy luật, cách chơi trong đấu vật ở Bắc Giang
- Sới vật là nơi diễn ra đấu vật, thường là sân đình.
Hội vật là lễ đấu vật.
- Nội dung chính được nói tới trong văn bản: Nét đặc sắc của đấu vật ở Bắc Giang.
- “Sới vật”: nơi diễn ra các cuộc đấu vật; “hội vật”: lễ hội thi đấu vật.
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Theo văn bản, để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (2) của văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức sau:
- Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ
- Mở đầu hội vật, hai đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng
- Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài
- Nghi thức xe đài hoàn tất, keo vật thờ diễn ra
Để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị tiến hành những nghi lễ, nghi thức:
- Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ
- Hai đô thực hiện keo vật thờ giới thiệu
- Nghi lễ bái tổ
- Nghi thức xe đài
- Keo vật thờ
Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ.
Mở đầu hội vật, hai đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng.
Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài.
Nghi thức xe đài hoàn tất, keo vật thờ chính thức diễn ra.
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
“Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (2) của văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
“Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự: thời gian
- Giới thiệu hai đô
- Bái tổ
- Xe đài
- Keo vật
Quy định:
- Lựa chọn đô vật có tiếng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật, có đức độ và cống hiến lớn lao.
- Mở đầu hai đô vật giới thiệu trang trọng
- Sau nghi lễ bái tổ hai đô thực hiện nghi thức xe đài rồi mới bắt đầu trận đấu.
- Keo vật thờ diễn ra theo trình tự thời gian
- Những quy định trong keo vật thờ:
+ Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ
+ Hai đô thực hiện keo vật thờ giới thiệu
+ Nghi lễ bái tổ
+ Nghi thức xe đài
+ Keo vật thờ
- “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự: Thời gian (Giới thiệu hai đô, nghi lễ bái tổ, nghi thức xe đài, keo vật thời)
- Những quy tắc:
- Giới thiệu một cách trang trọng về hai đô vật.
- Trống chầu vang lên lần một, hai đô vật vào tư thế chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn.
- Trống chầu vang lên lần hai, hai đô vật vừa khom lưng bái tổ vừa tiến ba bước rồi lùi ba bước.
- Trống chầu vang lên lần ba, hai đô vật thực hiện nghi thức xe đài với động tác đặc trưng của vùng miền.
- Keo vật thờ chính thức diễn ra, hai đô vật trình diễn các miếng đánh một cách chậm rãi, nhịp nhàng và đẹp mắt.
- Kết thúc keo vật, cả hai cùng thua “lấm lưng trắng bụng”.
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? Hãy nêu một hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Văn bản mang lại cho em những hiểu biết về quy định, cách thức thực hiện hoạt động đấu vật.
Một hoạt động hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang: hội thi thổi cơm ở làng Chuông (Hà Nội).
Văn bản mang lại cho em những hiểu biết về cách thức chuẩn bị, những quy định, luật lện trong một kéo vật thờ, giúp em hiểu thêm về trò chơi đấu vật. Quê hương em cũng có lễ hội đấu vật được gọi là hội vật ở Liễu Đôi. Đây là một hoạt động văn hóa được tổ chức trong 5 ngày vào thượng tuần tháng giêng âm lịch. Nơi diễn ra đấu vật là một khoảng sân rộng giữa đình. Các đô vật tham gia thường đóng khố, thân trần. Trước khi diễn ra hội, không thể thiếu nghi lễ rước Thánh. Sau đó là màn vật mở đầu mang tính chất giới thiệu, rồi đấu vật chính thức diễn ra. Các đô vật tài hoa thường đi những “miếng” vừa đẹp mắt, vừa quyết liệt và chính xác. Kết thúc trận đấu, người thắng cuộc sẽ được trao giải thưởng. Đây là một hoạt động văn hóa dân gian truyền thống ở quê em, nó như một món ăn tinh thần mang đậm phong cách truyền thống, được lưu truyền đến ngày nay.
- Văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang giúp em hiểu được về những nét đặc sắc trong quá trình chuẩn bị, những quy định, luật lệ của hội vật ở Bắc Giang.
- Một hoạt động hội thi truyền thống là Hội thi chọi trâu (Đồ Sơn - Hải Phòng):
Lễ hội chọi trâu của người dân thị xã Đồ Sơn được tổ chức vào 9 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội gồm có 2 phần là phần lễ và phần hội đan xen. Phần lễ vẫn giữ nguyên những nghi thức truyền thống với các nghi lễ trang trọng, mở đầu là lễ tế thần Điểm Tước, sau đó là lễ rước kiệu bát cống, long đình cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm dẫn trâu đi trình thành hoàng làng. Phần hội diễn ra vào chính hội với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có hội thi chọi trâu…
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 5 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Nội dung ôn tập học kì I SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì I SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Viết bản tường trình SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Viết bản tường trình SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết