Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết>
Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Câu 1
Câu 1 (trang 95, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:
Loại |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học |
- Truyện ngụ ngôn - … |
- Đẽo cày giữa đường - … |
Văn bản nghị luận |
|
|
Văn bản thông tin |
|
|
Phương pháp giải:
Rà soát lại các văn bản đã được học và điền theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Loại |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học
|
- Truyện ngụ ngôn - Tục ngữ |
- Ếch ngồi đáy giếng - Đẽo cày giữa đường - Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) - Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) |
Thơ |
- Những cánh buồm - Mây và sóng - Mẹ và quả |
|
Kí |
Tùy bút và tản văn |
- Cây tre Việt Nam - Người ngồi đợi trước hiên nhà - Trưa tha hương |
Văn bản nghị luận |
Nghị luận văn học |
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Đức tính giản dị của Bác Hồ - Tượng đài vĩ đại nhất |
Văn bản thông tin |
Văn bản thông tin |
- Ghe xuồng Nam Bộ - Tổng kiểm soát phương tiện giao thông - Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa |
Câu 2
Câu 2 (trang 96, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:
Loại |
Tên văn bản |
Nội dung chính |
Văn bản văn học |
|
|
Văn bản nghị luận |
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh) |
- Khẳng định nhân dân ta từ xưa đến nay có một lòng nồng nàn yêu nước |
Văn bản thông tin |
|
|
Phương pháp giải:
Xem lại các văn bản đã được học và điền theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Loại |
Tên văn bản |
Nội dung chính |
Văn bản văn học |
- Ếch ngồi đáy giếng |
Một con ếch do quen thói huênh hoang, coi trời bằng vung nên bị một con trâu giẫm bẹp. |
- Đẽo cày giữa đường |
Câu chuyện về một anh thợ mộc mang hết vốn liếng ra mua gỗ để đẽo cày nhưng không có chính kiến, ai nói gì cũng nghe theo. Kết quả là anh đã đẽo hết số gỗ mà chẳng bán được chiếc nào cả. |
|
- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) |
Các câu tục ngữ nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội |
|
- Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân |
Tay, Miệng, Răng so bì với Bụng nên bàn nhau không làm gì để anh Bụng phải lao động. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời. Mọi người hiểu ra, đến xin lỗi anh Bụng và hòa thuận trở lại. |
|
- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) |
Các câu tục ngữ nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội |
|
- Những cánh buồm |
Bài thơ nói về mơ ước của cha và con qua hình ảnh cánh buồm. |
|
- Mây và sóng |
Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc. |
|
- Mẹ và quả |
Công ơn người mẹ được lí giải qua những liên tưởng gần gũi mà sinh động. |
|
- Cây tre Việt Nam |
Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. |
|
- Người ngồi đợi trước hiên nhà |
Bài tản văn kể về số phận bất hạnh của dì Bảy chờ chồng suốt 20 năm trời. Ngay cả khi dì biết chồng mình đã bỏ mạng ở chiến trường dì vẫn một lòng chung thủy không hề rung động trước bất kì ai. |
|
- Trưa tha hương |
Nỗi nhớ quê hương da diết của một người con đang tha hương nơi xứ người khi bắt gặp âm thanh quen thuộc. |
|
Văn bản nghị luận |
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” |
- Đức tính giản dị của Bác Hồ |
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong cả lời nói và bài viết. Đức tính giản dị ở Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. |
|
- Tượng đài vĩ đại nhất |
Văn bản đề cập đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì đất nước vì độc lập dân tộc. |
|
Văn bản thông tin |
- Ghe xuồng Nam Bộ |
- Các loại ghe xuồng Nam Bộ và những giá trị và kinh tế và văn hóa của ghe xuồng với người dân nơi đây. |
- Tổng kiểm soát phương tiện giao thông |
Số liệu thống kê về việc việc xử lí các phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện vi phạm. |
|
|
|
|
- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa |
Các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa |
Câu 3
Câu 3 (trang 96, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7, tập hai.
M) - Văn bản thông tin:
+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?
+…
-...
Phương pháp giải:
Xem lại cách đọc văn bản đã được học
Lời giải chi tiết:
Những điểm cần chú ý khi đọc:
Thơ:
- Những yếu tố về hình thức:
+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ
+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)
- Những yếu tố về nội dung:
+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng
+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần
+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết
Truyện ngụ ngôn
- Những câu chuyện ngụ ngôn thường mang lại tiếng cười cho người đọc. Tuy nhiên, trong mỗi câu chuyện đều hàm chứa những bài học kinh nghiệm quý báu, cần phải chú ý điều đó khi đọc truyện ngụ ngôn
Kí (tùy bút, tản văn)
- Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình
- Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn
Văn bản nghị luận
- Chú ý đọc kĩ các luận điểm, tìm các luận cứ, dẫn chứng, bằng chứng cụ thể chi tiết
- Hiểu vấn đề người viết muốn trình bày trong bài viết
Văn bản thông tin
- Phân biệt trình tự triển khai của người viết
- Bám sát vào từng ý lớn và các ý nhỏ để hiểu được vấn đề mà tác giả nói tới
Câu 4
Câu 4 (trang 96, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu những thể loại khác nhau của các văn bản văn học đã học ở hai tập sách Ngữ văn 7.
Thể loại |
Tập một |
Tập hai |
Truyện |
Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng |
Truyện ngụ ngôn |
Thơ |
|
|
Kí |
|
|
Phương pháp giải:
Xem lại các văn bản đã được học và điền theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Thể loại |
Tập một |
Tập hai |
Truyện |
Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng |
Truyện ngụ ngôn |
Thơ |
Thơ bốn chữ, năm chữ |
Thơ bốn chữ, năm chữ |
Kí |
|
Tản văn và tùy bút |
Câu 5
Câu 5 (trang 96, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu những điểm khác nhau về đề tài, phạm vi của văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học trong hai tập sách Ngữ văn 7.
Loại văn bản |
Tập một |
Tập hai |
Văn bản nghị luận |
- Đề tài tập trung vào vẻ đẹp các văn bản đọc hiểu đã học. - Nghị luận văn học |
- Đề tài tập trung vào lòng yêu nước, tự hào dân tộc. - Nghị luận xã hội |
Văn bản thông tin |
|
|
Phương pháp giải:
Xem lại các văn bản đã được học và điền theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Loại văn bản |
Tập một |
Tập hai |
Văn bản nghị luận |
- Đề tài tập trung vào các văn bản đọc hiểu đã học. - Nghị luận văn học |
- Đề tài tập trung vào lòng yêu nước, tự hào dân tộc. - Nghị luận xã hội |
Văn bản thông tin |
Giới thiệu về những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. |
Giới thiệu những đặc điểm về phương tiện giao thông và tình hình giao thông ở các vùng miền. |
Câu 6
Câu 6 (trang 97, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết của các kiểu văn bản ấy trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:
Tên kiểu văn bản |
Yêu cầu cụ thể |
Nghị luận |
- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Xem lại yêu cầu đã luyện viết.
Lời giải chi tiết:
Tên kiểu văn bản |
Yêu cầu cụ thể |
Nghị luận |
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” |
Biểu cảm |
Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm). |
Nghị luận |
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị”. |
Biểu cảm |
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. |
Tự sự |
Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. |
Câu 7
Câu 7 (trang 97, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu và phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 7, tập hai.
Phương pháp giải:
Xem lại các bài đọc hiểu và yêu cầu đã luyện viết.
Lời giải chi tiết:
Nội dung đọc hiểu |
Yêu cầu viết |
Đẽo cày giữa đường |
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” |
Những cánh buồm Mây và sóng Mẹ và quả |
Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) |
Đức tính giản dị của Bác Hồ |
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị” |
Người ngồi đợi trước hiên nhà |
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. |
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa. |
Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. |
Câu 8
Câu 8 (trang 97, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu và phân tích quy trình viết bốn bước được thể hiện trong phần Viết ở một bài học cụ thể trong sách Ngữ văn 7, tập hai.
Phương pháp giải:
Xem lại các bài đã luyện viết.
Lời giải chi tiết:
Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
a. Chuẩn bị
- Đọc lại văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
- Xem lại cách tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ở mục Định hướng
- Dự kiến cách trình bày văn bản
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bố cục đoạn văn có mấy phần?
+ Mỗi phần của đoạn văn nêu những nội dung gì?
+ Chọn nội dung gì để phù hợp với độ dài của đoạn văn?
- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:
Mở đoạn:
- Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
Thân đoạn:
- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc
+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính
+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển
+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển
+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên
+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển
+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.
Kết đoạn:
- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản
c. Viết
- Viết bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài dựa vào dàn ý đã lập
Đoạn 5-6 dòng:
Ngày xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chủ yếu. Một số dân tộc ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có chút khác biệt. Họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.
Đoạn 10-12 dòng:
Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau, nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Mặc dầu vậy, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, H'mông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;…
Kết đoạn:
- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bản tóm tắt đã làm. Đối chiếu nội dung với mục Định hướng và dàn ý ở trên để tự phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về ý, diễn đạt, trình bày.
Câu 9
Câu 9 (trang 97, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu các nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7, tập hai. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?
Phương pháp giải:
Xem lại các nội dung đã luyện.
Lời giải chi tiết:
Sự liên quan của nội dung nói – nghe với nội dung đọc hiểu và viết được thể hiện qua bảng sau:
Nội dung đọc hiểu |
Nội dung viết |
Nội dung nghe |
Đẽo cày giữa đường Ếch ngồi đáy giếng |
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. |
Kể lại chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” |
Những cánh buồm Mây và sóng Mẹ và quả |
Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) |
Bài tập: Chọn một trong hai đề sau để thực hành (1) Sau khi đọc bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của con con người. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? (2) Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” Ta go là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em thế nào? |
Đức tính giản dị của Bác Hồ |
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị” |
Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị” |
Người ngồi đợi trước hiên nhà |
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương |
Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. |
Ghe xuồng Nam Bộ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa. |
Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. |
Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó. |
Câu 10
Câu 10 (trang 97, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7, tập hai là những nội dung nào?
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung tiếng Việt đã được học.
Lời giải chi tiết:
Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7, tập hai là những nội dung:
- Nói quá, nói giảm, nói tránh
- Dấu chấm lửng
- Từ Hán Việt
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Viết bản tường trình SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Viết bản tường trình SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Viết bản tường trình SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết