Soạn văn 7, ngữ văn 7 cánh diều Bài 8. Nghị luận xã hội

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết


Văn bản viết về vấn đề gì của đời sống xã hội? Nhan đề văn bản có liên quan đến vấn đề ấy như thế nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

 

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”


Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 37, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Văn bản viết về vấn đề gì của đời sống xã hội? Nhan đề văn bản có liên quan đến vấn đề ấy như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ nhan đề và nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết:

Văn bản viết về tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Nhan đề văn bản đã khái quát nội dung, nêu lên vấn đề mà văn bản bàn luận.

Xem thêm
Cách 2

Văn bản viết về vấn đề của đời sống xã hội là: tinh thần yêu nước, hành động yêu nước được thể hiện như thế nào. Nhan đề văn bản thể hiện trực tiếp nội dung, vấn đề đó. 

Xem thêm
Cách 2

Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Mục đích của văn bản này là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết:

Mục đích của văn bản là bàn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Mục đích của văn bản: khẳng định lòng yêu nước của nhân dân và cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.

Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân và cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 3

Câu 3 (trang 38, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết:

Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng góp phần làm rõ vấn đề được nêu ra bàn luận là tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm
Cách 2

Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ làm sáng rõ cho mục đích của văn bản.

Xem thêm
Cách 2

Chuẩn bị 4

Câu 4 (trang 38, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tìm hiểu thêm các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của nhân dân ta để hiểu hơn hoàn cảnh ra đời, mục đích, ý nghĩa của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và tìm hiểu thêm thông tin về hoàn cảnh ra đời, tác giả Hồ Chí Minh.

Lời giải chi tiết:

Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh:

- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

Đôi nét về tác phẩm:

- Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)

- Tên bài do người soạn sách đặt.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tác giả: Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, Người là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước

+ Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)

- Đặc điểm thơ văn: Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử và đời sống tinh thần của dân tộc

- Giai đoạn chống thực dân Pháp (1946 – 1954): Đây là giai đoạn kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám: “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược – Giành thống nhất và độc lập”. Và cũng trong giai đoạn này chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mình là chính, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài.

- Tác giả:

+ Hồ Chí Minh - Tiểu sử, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật

+ Góp phần tìm hiểu Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

+ President Hồ Chí Minh and The Capital of Hà Nội, Nhà xuất bản Thế Giới

- Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) của nhân dân Việt Nam:

+ Sau Cách mạng tháng Tám, chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Tuyên ngôn Độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nhưng thực dân Pháp từ lâu đã có ý đồ xâm lược trở lại Đông Dương. Quân Pháp đã theo gót quân Anh vào miền Nam và gây hấn đánh chiếm Nam Bộ, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam bắt đầu.

+ Vào thời điểm này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn, không thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô cả nước với thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chủ trương hòa hoãn nhân nhượng, cố gắng giải quyết cuộc xung đột Pháp - Việt bằng con đường hòa bình và đã trì hoãn được cuộc chiến tranh để có thời gian chuẩn bị lực lượng.

+ Không từ bỏ ý đồ xâm lược, Pháp ngày càng lấn tới đòi nhân dân Việt Nam hạ vũ khí đầu hàng. Khả năng hòa hoãn không còn, với tinh thần "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng, cả nước đéng lên kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 38, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Vai trò của phần (1) là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản, chú ý phần mở đầu của văn bản

Lời giải chi tiết:

Vai trò của phần 1 là mở bài vì nội dung của phần này là: Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Phần 1 có vai trò mở bài vì tác giả giới thiệu được vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Vai trò của phần (1) là để vào đề, giới thiệu vấn đề nghị luận và khẳng định: Nhân dân Việt Nam có một lòng nồng nàn yêu nước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng: để chứng minh cho lời khẳng định ở phần mở bài, làm tăng sức hấp dẫn thuyết phục người đọc/ người nghe.

- Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần (2) có tác dụng làm bằng chứng, khẳng định cho các ý kiến và lí lẽ:

+ "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."

+ "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta."

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 38, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong phần 2.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

– Tác giả đưa ra dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm theo trình tự thời gian: Từ xưa đến nay, từ ý khái quát đến cụ thể, chi tiết.

– Về quá khứ: Đó là những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

– Từ lịch sử quá khứ hào hùng, tác giả tiếp tục nêu nhiều dẫn chứng về lòng yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

– Tác giả nhấn mạnh: Lòng yêu nước của dân tộc ta là một truyền thông đã bắt nguồn từ xa xưa và đang được tiếp nối phát huy trong hiện tại.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Lí lẽ và bằng chứng trong phần 2:

Lí lẽ

Bằng chứng

- Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân

- Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước

- Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung…

 

- Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc…. Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến; công nhân tăng gia sản xuất…

Lí lẽ

Bằng chứng

"Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta."

Những anh hùng dân tộc tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

"Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước."

- Các cụ già tóc bạc, cácu cháu nhi đồng trẻ thơ

- Kiều bào nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiến, nhân dân miền ngược, miền xuôi

- Những chiến sĩ ngoài mặt trận, công chức ở hậu phương

- Phụ nữ khuyên chồng đi bộ đội, còn mình xung phong vận tải

- Những bà mẹ chiến sĩ

- Công nhân, nông dân

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Nội dung chính của phần (3) là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung phần (3)

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của phần (3): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nội dung của phần 3 là: Giải thích rõ khái niệm và kêu gọi mọi người tuyên truyền, hành động yêu nước.

- Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.

- Câu văn ở phần (1) khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề gì? Câu văn nào ở phần (1) khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Bài văn nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta, được thể hiện ngay trong nhan đề văn bản

- Câu thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.

Xem thêm
Cách 2

- Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề: lòng yêu nước của nhân dân.

- Câu văn ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Bài văn có bố cục 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”): Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ý kiến khái quát, khẳng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và nêu lên giá trị to lớn của lòng yêu nước ấy.

- Phần 2 (tiếp đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Người phát triển ý kiến nêu ở mở bài bằng cách chứng minh, làm sán tỏ qua các lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lấy dẫn chứng thực tế trong lịch sử dân tộc)

- Phần 3 (còn lại): Người nêu lên giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi người dân

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

+ Phần 1: Mở bài: giới thiệu được vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

+ Phần 2: Thân bài: làm rõ vấn đề qua các luận cứ và luận chứng

+ Phần 3: Kết bài: khái quát lại vấn đề và kêu gọi mọi người hành động

- Phần 1 (từ đầu... "lũ bán nước và lũ cướp nước"): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.

- Phần 2 (tiếp theo... "lòng nống nàn yêu nước"): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản; theo mẫu sau:

Ý kiến

M) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

M) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

M) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Ý kiến

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm…đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê…trong rương, trong hòm.

Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Ý kiến

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... 

Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước

- Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc…. 

- Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến;

- Công nhân tăng gia sản xuất…

Ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản:

Ý kiến

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

"Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước."

"Từ các cụ già... quyên đất ruộng cho Chính phủ,..."

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Đọc phần (2) và cho biết:

a) Các bằng chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào?

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến..." đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

a. Các bằng chứng trong phần (2) được sắp xếp theo trình tự thời gian (từ xưa đến nay), theo lứa tuổi (từ cụ già đến các cháu nhi đồng, từ những phụ nữ đến các bà mẹ,…), theo vùng miền (từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bào trong nước đến kiều bào nước ngoài, từ tiền tuyến đến hậu phương…)

b. Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ… đến…” đã giúp tác giả diễn tả được sự rộng khắp, đầy đủ, phong phú,… về các biểu hiện cho tình yêu nước của nhân dân ta

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

a) Các dẫn chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự: từ xa xưa đến gần (Bà Trưng- Bà Triệu- Lê Lợi - Quang Trung..), từ cao xuống thấp (cụ già- em nhỏ)…

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến..." đã giúp tác giả khái quát được lòng yêu nước ghét giặc của tất cả các đối tượng, các ngành nghề, lĩnh vực, từ xưa đến nay, từ xa tới gần, cao xuống thấp.

a) Các bằng chứng trong phần (2) được sắp xếp theo trình tự thời gian.

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: "Từ... đến..." đã giúp tác giả thể hiện được các bằng chứng một cách hệ thống.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, mục đích của văn bản này là nêu lên và làm sáng tỏ ý kiến của mình về một vấn đề xã hội: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

- Để làm rõ ý kiến ấy, Người đã dùng các lí lẽ và chủ yếu là bằng chứng có trong lịch sử và hiện thực cuộc kháng chiến của dân tộc, vô cùng sinh động, phong phú, toàn diện và đầy sức thuyết phục, không ai có thể bác bỏ được. Nghĩa là đã làm sáng tỏ được mục đích mà Người đã đặt ra.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Theo em, mục đích của văn bản này là: khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân, mong muốn mọi người kêu gọi và phát huy hơn nữa truyền thống ấy. 

- Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy: đưa ra những biểu hiện, bằng chứng cụ thể, tiêu biểu xác thực khiến người đọc người nghe tin tưởng qua đó mục đích dễ dàng đạt được.

- Theo em, mục đích của văn bản này là để khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, từ đó nhằm hun đúc tinh thần yêu nước ấy trong kháng chiến.

- Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy:

+ Lí lẽ và bằng chứng đầu tiên làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử (ở thời điểm bài viết ra đời).

+ Lí lẽ và bằng chứng thứ hai làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam "ngày nay" (ở thời điểm bài viết ra đời).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt...)?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội:

- Lựa chọn vấn đề có ý nghĩa, được nhiều người quan tâm.

- Bố cục: trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.

- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật); đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).

- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội:

- Lựa chọn vấn đề: Có tính thời sự và ý nghĩa

- Bố cục bài viết: đảm bảo 3 phần, mở bài thân bài và kết bài.

- Lựa chọn và nêu bằng chứng: lựa chọn bằng chứng tiêu biểu, xác thực và nhiều người biết đến.

- Diễn đạt: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.

Qua văn bản này, em đã học được về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội. Đầu tiên đó là phải chọn được vấn đề nghị luận. Sau đó, lên dàn ý cho bài nghị luận. Cần phải có ý kiến, lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, cụ thể và phải có một lập luận vững chắc, sắc sảo.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.2 trên 9 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí