Soạn văn 7, ngữ văn 7 cánh diều Bài 5: Văn bản thông tin

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 5 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết


Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 108, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó

a) Với hai lần bật cung liên tiếp, chú đã bắn gục hai tên địch. (Bùi Hồng)

b) Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài. (Phí Trường Giang)

c) Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. (Hội thi thổi cơm)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về trạng ngữ và danh từ

Lời giải chi tiết:

a)

- Trạng ngữ: Với hai lần bật cung liên tiếp.

- Danh từ trung tâm: cung

- Từ chỉ lượng ở phía trước: Với hai lần

b)

- Trạng ngữ: Sau nghi lễ bái tổ

- Danh từ trung tâm: nghi lễ bái tổ

- Phó từ chỉ thời gian: Sau

c)

- Trạng ngữ: Sau hồi trống lệnh

- Danh từ trung tâm: hồi trống lệnh

- Phó từ chỉ thời gian: Sau

Câu 2

Câu 2 (trang 109, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm danh từ đó.

a) Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. (Thạch Sanh)

b) Khi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật “mình trần đóng khố”, chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. (Phí Trường Giang)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về trạng ngữ và danh từ

Lời giải chi tiết:

a)

- Trạng ngữ: Từ ngày công chúa bị mất tích

- Danh từ trung tâm: công chúa

- Thành tố phụ là cụm chủ vị: công chúa bị mất tích

b)

- Trạng ngữ: Khi tiếng trống chầu vang lên

- Danh từ trung tâm: tiếng trống chầu

- Thành tố phụ là cụm chủ vị: tiếng trống chầu vang lên

Câu 3

Câu 3 (trang 109, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm trạng ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây. Chỉ ra các kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ.

a) Tôi cũng đỡ phần nào áy náy vì chắc Trũi được vô sự. (Tô Hoài)

b) Dù có vấp phải cái gì, ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong. (Véc-nơ)

c) Khi ấy, nhất thiết hai đô phải dùng trận đấu để cụ cầm chầy phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc. (Phí Trường Giang)

Phương pháp giải:

Đọc và xác định 

Lời giải chi tiết:

a)

- Trạng ngữ là cụm chủ vị: vì chắc Trũi được vô sự

- Kết từ: vì

b)

- Trạng ngữ là cụm chủ vị: tàu đang đỗ ở chỗ nước trong

- Kết từ: vì

c)

- Trạng ngữ là cụm chủ vị: cụ cầm chầu phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc

- Kết từ: để

Câu 4

Câu 4 (trang 109, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị.

Phương pháp giải:

Nêu cảm nghĩ của bản thân, chú ý sử dụng trạng ngữ là cụm chủ vị

Lời giải chi tiết:

 Khi em đọc văn bản Ca Huế, một nỗi niềm tự hào và yêu mến quê hương đất nước bỗng trào dâng trong lòng. Trong phần đầu văn bản, tác giả giới thiệu về nguồn gốc của ca Huế xuất phát từ phủ chúa cung vua với hình thức biểu diễn mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu. Phần hai, sau khi mô tả về môi trường diễn xướng, tác giả đã cung cấp thông tin thể hiện quy định, luật lệ giúp em có thể hình dung rõ ràng hơn về loại hình văn nghệ dân gian này. Kết bài, em cũng rất đồng ý với quan điểm của người viết, rằng ca Huế chính là một thể loại âm nhạc đỉnh cao cần được bảo tồn và lưu truyền cho con cháu đời sau.

Chú thích:

Phần in đậm: trạng ngữ là cụm chủ vị.


Bình chọn:
4.4 trên 14 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí