Các ngành kinh tế - Trung Quốc>
Trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà máy được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Chính sách phát triển:
+ Chuyển đổi cơ chế quản lí từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
+ Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư, công nghệ.
+ Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng khoa học kĩ thuật.
- Thành tựu:
+ Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm.
+ Cơ cấu:
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: chế tạo máy, điện tử,…
Duy trì phát triển các ngành công nghiệp truyền thống: hóa dầu, luyện kim,…
- Phân bố:
Tập trung chủ yếu ở miền Đông, các thành phố lớn:
+ Công nghiệp hiện đại phân bố ở các trung tâm công nghiệp.
+ Công nghiệp truyền thống phân bố khắp cả nước, nhất là các vùng nông thôn.
2. Nông nghiệp
- Chính sách phát triển:
+ Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
+ Cải tạo, xây mới hệ thống giao thông, thủy lợi.
+ Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Miễn thuế nông nghiệp.
- Thành tựu
+ Sản lượng nông sản tăng, nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới về sản lượng: lương thực, bông, thịt lợn.
+ Cơ cấu:
Trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi
Trồng trọt: Cây lương thực chiếm chủ yếu. Một số sản phẩm có thể kể đến như lúa gạo, lúa mì, ngô, mía, chè,…
Chăn nuôi: lợn, cừu, bò
- Phân bố:
+ Các đồng bằng là các vùng nông nghiệp trù phú.
+ Trồng trọt :
Phân bố chủ yếu ở các đồng bằng phía đông:
Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc: trồng lúa mì, ngô, củ cải đường
Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.
+ Chăn nuôi:
Miền Đông: bò, lợn
Miền Tây: cừu, dê
Loigiaihay.com
- Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam
- Khái quát nền kinh tế Trung Quốc
- Bài 3 trang 95 SGK Địa lí 11
- Bài 2 trang 95 SGK Địa lí 11
- Bài 1 trang 95 SGK Địa lí 11
>> Xem thêm