Giải mục 2 trang 95 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức>
Thuế suất biểu lũy tiến từng phần được phân loại chi tiết trong bảng sau: Hãy sử dụng bảng thuế suất biểu luỹ tiến từng phần được cho trong HĐ3 để xây dựng công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo từng trường hợp (căn cứ vào phần thu nhập tính thuế).
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
HĐ3
Thuế suất biểu lũy tiến từng phần được phân loại chi tiết trong bảng sau:
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 05 |
5 |
2 |
Trên 05 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 80 |
35 |
a) Hãy lập công thức hàm số bậc nhất mô tả sự phụ thuộc của thuế thu nhập cá nhân vào phần thu nhập tính thuế/tháng với mức thu nhập tính thuế/tháng không quá 5 triệu đồng và vẽ đổ thị hàm số này.
b) Hāy lập công thức hàm số bậc nhất mô tả sự phụ thuộc của thuế thu nhập cá nhân vào phần thu nhập tinh thuế/tháng với mức thu nhập tính thuế/tháng trên 5 triệu đồng và không quá 10 triệu đồng. Vẽ đổ thị hàm số này.
c) Anh Nam làm việc ở một ngân hàng với mức thu nhập chịu thuế đều đặn là 28 triệu đồng/tháng và có một người phụ thuộc (một con nhỏ dưới 18 tuổi). Hãy giúp anh Nam tính số thuế thu nhập cá nhân mà anh phải nộp trong một năm, biết rằng các khoản giảm trừ được tính bao gồm giảm trừ bản thân cho anh Nam (11 triệu đồng/tháng) và giảm trừ người phụ thuộc (4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc).
Phương pháp giải:
a)
Bước 1: Gọi x là mức thu nhập tính thuế/tháng không quá 5 triệu đồng của một người (x>0)
Bước 2: Xác định thuế suất của x
Bước 3: Lập công thức biểu diễn thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân=Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Bước 4: Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất.
b)
Bước 1: Gọi x là mức thu nhập tính thuế/tháng trên 5 triệu đồng và không quá 10 triệu đồng của một người (x>0)
Bước 2: Xác định thuế suất của x
Bước 3: Lập công thức biểu diễn thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân=Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Bước 4: Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất.
c)
Bước 1: Xác định thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế-Các khoản giảm trừ
Bước 2: Tính thuế thu nhập cá nhân trong một tháng
- Xác định bậc thuế và thuế suất.
- Thuế thu nhập cá nhân=Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Bước 3: Tính thuế thu nhập cá nhân trong một năm.
Lời giải chi tiết:
a)
Với mức thu nhập x (triệu đồng) không quá 5 triệu đồng thì thuế suất tương ứng là 5%.
Công thức hàm số bậc nhất mô tả sự phụ thuộc của thuế thu nhập cá nhân vào phần thu nhập tính thuế/tháng là: \(y = x.5\% = 0,05x\) với \(0 < x \le 5\).
Vẽ đổ thị hàm số:
Hàm số đi qua gốc tọa độ O (0;0) và điểm A (2;0,1)
b) Hāy lập công thức hàm số bậc nhất mô tả sự phụ thuộc của thuế thu nhập cá nhân vào phần thu nhập tinh thuế/tháng với mức thu nhập tính thuế/tháng trên 5 triệu đồng và không quá 10 triệu đồng. Vẽ đổ thị hàm số này.
Với mức thu nhập x (triệu đồng) trên 5 triệu đồng và không quá 10 triệu đồng thì thuế suất tương ứng là 10%.
Công thức hàm số bậc nhất mô tả sự phụ thuộc của thuế thu nhập cá nhân vào phần thu nhập tính thuế/tháng là: \(y = x.10\% = 0,1x\) với \(5 < x \le 10\)
Vẽ đổ thị hàm số:
Hàm số đi điểm B (6;0,6) và điểm C (10;1)
c)
Thu nhập tính thuế (số tiền sau khi đã tính các khoản giảm trừ) là:
\(28 - 11 - 4,4 = 12,6\) (triệu đồng)
Vì \(10 < 12,6 < 18\) nên thuế suất tương ứng là 15%.
Do đó số thuế thu nhập cá nhân mà anh Nam phải nộp trong 1 tháng là:
\(12,6.15\% = 1,89\) (triệu đồng)
Vậy số thuế thu nhập cá nhân mà anh Nam phải nộp trong 1 năm là:
\(1,89.12 = 22,68\) (triệu đồng)
Vận dụng 2
Hãy sử dụng bảng thuế suất biểu luỹ tiến từng phần được cho trong HĐ3 để xây dựng công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo từng trường hợp (căn cứ vào phần thu nhập tính thuế).
Phương pháp giải:
Gọi x là thu nhập tính thuế hàng tháng (x>0) đơn vị triệu đồng
Lập công thức tìm thuế thu nhập cá nhân theo x trong từng bậc thuế.
Lời giải chi tiết:
Nếu \(x \in (0;5]\) thì thuế thu nhập cá nhân là: \(x.5\% = 0,05x\)
Nếu \(x \in (5;10]\) thì thuế thu nhập cá nhân là: \(x.10\% = 0,1x\)
Nếu \(x \in (10;18]\) thì thuế thu nhập cá nhân là: \(x.15\% = 0,15x\)
Nếu \(x \in (18;32]\) thì thuế thu nhập cá nhân là: \(x.20\% = 0,2x\)
Nếu \(x \in (32;52]\) thì thuế thu nhập cá nhân là: \(x.25\% = 0,25x\)
Nếu \(x \in (52;80]\) thì thuế thu nhập cá nhân là: \(x.30\% = 0,3x\)
Nếu \(x \in (80; + \infty )\) thì thuế thu nhập cá nhân là: \(x.35\% = 0,35x\)
Vậy công thức tính thuế thu nhập cá nhân là:
\(y = \left\{ \begin{array}{l}0,05x\quad \quad 0 < x \le 5\\0,1x\quad \;\;\quad 5 < x \le 10\\0,15x\quad \quad 10 < x \le 18\\0,2x\quad \;\;\;\;\;18 < x \le 32\\0,25x\quad \quad 32 < x \le 52\\0,3x\quad \quad \;\,52 < x \le 80\\0,35x\quad \quad 80 < x\end{array} \right.\)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Nhị thức Newton - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Quy tắc đếm - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Nhị thức Newton - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Quy tắc đếm - SGK Toán 10 Kết nối tri thức