A. Hoạt động cơ bản - Bài 66 : Rút gọn phân số>
Giải Bài 66 : Rút gọn phân số phần hoạt động cơ bản trang 23, 24, 25 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Chơi trò chơi “đố bạn” :
- Em viết một phân số bất kì, chẳng hạn : \(\dfrac{2}{3}\).
- Em đố bạn viết một phân số bằng phân số em vừa viết, chẳng hạn : \(\dfrac{4}{6}\).
- Em và bạn đổi vai cùng chơi.
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số :
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.
Lời giải chi tiết:
• \(\dfrac{3}{4}\) bằng với các phân số : \(\dfrac{6}{8}\,\,;\,\,\dfrac{{15}}{{20}}\,\,;\,\,...\)
• \(\dfrac{4}{7}\) bằng với các phân số : \(\dfrac{{12}}{{21}}\,\,;\,\,\,\dfrac{{20}}{{35}}\,\,;\,\,...\)
• \(\dfrac{5}{8}\) bằng với các phân số : \(\dfrac{{20}}{{32}}\,\,;\,\,\,\dfrac{{35}}{{56}}\,\,;\,\,...\)
Câu 2
Thực hiện lần lượt các hoạt động :
a) Tìm phân số bằng phân số \(\dfrac{9}{{12}}\) nhưng có tử số và mẫu số bé hơn :
b) Đọc kĩ nội dung sau và nói với bạn :
Nhận xét :
\(\dfrac{9}{{12}} = \dfrac{3}{4}.\)
Tử số và mẫu số của phân số \(\dfrac{3}{4}\) đều bé hơn tử số và mẫu số của phân số \(\dfrac{9}{{12}}\).
Ta nói rằng : Phân số \(\dfrac{9}{{12}}\) đã được rút gọn thành phân số \(\dfrac{3}{4}\).
Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé hơn nhưng phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. |
c) Đọc và thực hiện từng bước cách rút gọn phân số trong các ví dụ sau :
Ví dụ 1: Rút gọn phân số \(\dfrac{4}{6}\).
Ta thấy 4 và 6 đều chia hết cho 2, nên \(\dfrac{4}{6}=\dfrac{4:2}{6:2}=\dfrac{2}{3}\).
2 và 3 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1, nên phân số \(\dfrac{2}{3}\) không thể rút gọn được nữa.
Ta nói rằng : Phân số \(\dfrac{2}{3}\) là phân số tối giản. Phân số \(\dfrac{4}{6}\) đã được rút gọn thành phân số tối giản \(\dfrac{2}{3}\).
Ví dụ 2: Rút gọn phân số \(\dfrac{18}{24}\).
Ta thấy : 18 và 24 đều chia hết cho 2, nên \(\dfrac{18}{24}=\dfrac{18:2}{24:2}=\dfrac{9}{12}\).
9 và 12 đều chia hết cho 3, nên \(\dfrac{9}{12}=\dfrac{9:3}{12:3}=\dfrac{3}{4}\).
3 và 4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1, nên \(\dfrac{3}{4}\) là phân số tối giản.
Vậy : \(\dfrac{{18}}{{24}} = \dfrac{3}{4}.\)
Lời giải chi tiết:
a) Em sử dụng tính chất cơ bản của phân số: Lấy cả tử số và mẫu số của phân số đã cho chia cho 3.
Tử số: Lấy 9 chia cho 3 được 3.
Mẫu số: Lấy 12 chia cho 3 được 4.
Phân số \(\dfrac{9}{12}=\dfrac{3}{4}\)
b) Em đọc kĩ nội dung trong sách và nói với bạn của mình.
c) Em đọc và thực hiện từng bước cách rút gọn phân số trong các ví dụ.
Câu 3
a) Đọc kĩ nhận xét sau và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn :
Khi rút gọn phân số ta có thể làm như sau : • Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1. • Chia cả tử số và mẫu số cho số đó. Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản. |
b) Rút gọn các phân số sau : \(\dfrac{2}{6}\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{12}}{{36}}.\)
Phương pháp giải:
Khi rút gọn phân số ta có thể làm như sau :
• Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
• Chia cả tử số và mẫu số cho số đó.
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
Lời giải chi tiết:
\(\dfrac{2}{6} = \dfrac{{2:2}}{{6:2}} = \dfrac{1}{3}\,\,;\,\,\,\,\,\,\) \(\dfrac{{12}}{{36}} = \dfrac{{12:12}}{{36:12}} = \dfrac{1}{3}.\)
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 112 : Em đã học được những gì ?
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- A. Hoạt động thực hành - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- A. Hoạt động thực hành - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- Bài 112 : Em đã học được những gì ?
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- A. Hoạt động thực hành - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- A. Hoạt động thực hành - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó