A. Hoạt động cơ bản - Bài 65 : Phân số bằng nhau


Giải Bài 65 : Phân số bằng nhau phần hoạt động cơ bản trang 20, 21, 22 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Chơi trò chơi "đố bạn"

- Em vẽ hình biểu diễn một phân số bất kì, chẳng hạn :            

- Em đố bạn viết và đọc phân số chỉ phần đã tô màu của hình em vừa vẽ, chẳng hạn : \(\dfrac{2}{4}\) ; hai phần tư.

- Em và bạn đổi vai cùng chơi.

Phương pháp giải:

- Trong mỗi phân số, tử số chỉ số phần bằng nhau đã được tô màu và mẫu số chỉ tổng số phần bằng nhau.

- Khi đọc phân số ta đọc tử số trước, dấu gạch ngang đọc là “phần”, sau đó đọc mẫu số.

Lời giải chi tiết:

Hình 1: Phân số là \(\dfrac{4}{8}\); đọc là bốn phần tám.

Hình 2: Phân số là \(\dfrac{1}{4}\); đọc là một phần bốn.

Hình 3: Phân số là \(\dfrac{2}{4}\); đọc là hai phần bốn. 

Câu 2

Thực hiện lần lượt các hoạt động sau :

a) Lấy hai băng giấy như nhau :

- Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau. Tô màu vào \(\dfrac{2}{3}\) bằng giấy.

- Chia băng giấy thứ hai thành 6 phần bằng nhau. Tô màu vào \(\dfrac{4}{6}\) bằng giấy.

b) Dán hai băng giấy vào vở rồi so sánh phần đã tô màu của hai băng giấy.

c) Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn :

Nhận xét :

\(\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 2}}{{3 \times 2}} = \dfrac{4}{6}\) và \(\dfrac{4}{6} = \dfrac{{4:2}}{{6:2}} = \dfrac{2}{3}\)

Tính chất cơ bản của phân số :

- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

- Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.

Ví dụ :    \(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 5}}{{4 \times 5}} = \dfrac{{15}}{{20}}\) ;  \(\dfrac{{15}}{{20}} = \dfrac{{15:5}}{{20:5}} = \dfrac{3}{5}\).

Lời giải chi tiết:

a) Em lấy hai băng giấy và chia phần, tô màu theo hướng dẫn của thầy/cô giáo.

b) Đặt hai băng giấy cạnh nhau và so sánh phần tô màu với nhau.

Phần tô màu của hai băng giấy có độ dài bằng nhau.

c) Em đọc kĩ nội dung trong sách và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn.

Câu 3

a) Tìm ví dụ minh họa tính chất cơ bản của phân số.

b) Chơi trò chơi “ghép thẻ” : Ghép các phân số bằng nhau :

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất cơ bản của phân số :

- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

- Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.

Lời giải chi tiết:

a) Ví dụ :

\(\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 4}}{{5 \times 4}} = \dfrac{{12}}{{20}}\) ;                  \(\dfrac{{12}}{{20}} = \dfrac{{12:4}}{{20:4}} = \dfrac{3}{5}\).

b) Ta có :

\(\dfrac{1}{2} = \dfrac{{1 \times 6}}{{2 \times 6}} = \dfrac{6}{{12}}\) ;                        \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{{2 \times 2}}{{5 \times 2}} = \dfrac{4}{{10}}\) ;

\(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 4}}{{4 \times 4}} = \dfrac{{12}}{{16}}\) ;                  \(\dfrac{1}{3} = \dfrac{{1 \times 5}}{{3 \times 5}} = \dfrac{5}{{15}}\).

Vậy các thẻ được nối với nhau như sau :

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.4 trên 16 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt từ cơ bản đến nâng cao, bứt phá điểm 9,10. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.