Giải bài 6 trang 103 SBT Sinh học 12


Giải bài 6 trang 103 Sách bài tập Sinh học 12. Trong môi trường nước, thuỷ sinh vật thường phân bố ở lớp nước bề mặt.

Đề bài

Trong môi trường nước, thuỷ sinh vật thường phân bố ở lớp nước bề mặt. Hãy dựa vào hiện tượng chênh lệch giữa nồng độ khí O2 và CO2 hoà tan trong nước và cường độ ánh sáng của lớp nước bề mặt so với các lớp nước phía dưới để giải thích hiện tượng trên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

O2 và ánh sáng càng khó khuếch tán hơn nếu xuống mực nước càng sâu.

Lời giải chi tiết

- Không khí khuếch tán vào lớp nước bề mặt. Càng xuống lớp nước sâu, nồng độ các khí hoà tan đó (O2 và CO2) càng giảm. Tuy nhiên, khí hình thành từ quá trình hô hấp kị khí ở đáy hồ thường cao hơn lớp nước bề mặt. Ví dụ : khí mêtan.

- Thực vật có khả năng quang hợp (sử dụng nhiều CO2 trong quang hợp) phân bố nhiều ở lớp nước bề mặt nơi có nhiều ánh sáng và nồng độ khí khuếch tán từ không khí vào cao.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải bài 7 trang 103 SBT Sinh học 12

    Giải bài 7 trang 103 Sách bài tập Sinh học 12. Nước có đặc điểm gì khác môi trường trên cạn mà nhờ đó sinh vật thuỷ sinh có đặc điểm:

  • Giải bài 8 trang 103 SBT Sinh học 12

    Giải bài 8 trang 103 Sách bài tập Sinh học 12. Càng xuống dưới lớp nước sâu, áp suất càng-tăng lên.

  • Giải bài 9 trang 104 SBT Sinh học 12

    Giải bài 9 trang 104 Sách bài tập Sinh học 12. Hãy nêu sự khác nhau của môi trường nước và môi trường trên cạn

  • Giải bài 10 trang 104 SBT Sinh học 12

    Giải bài 10 trang 104 Sách bài tập Sinh học 12. Lửa cháy có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường sống của sinh vật?

  • Giải bài 11 trang 104 SBT Sinh học 12

    Giải bài 11 trang 104 Sách bài tập Sinh học 12. Nhiều loài cây sống nơi khô hạn có khả năng phục hồi sau khi bị cháy như cây cỏ tranh

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí