Bài 1 trang 41 SBT sử 10>
Giải bài tập 1 trang 41 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Đề bài
1. Cuối thế kỉ V, đế quốc Rôma bị sụp đổ vì
A. cuộc đấu tranh của nô lệ diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc.
B. hình thức bóc lột chiếm hữu nô lệ không còn phù hợp, dẫn đến một cuộc cải cách lớn làm xuất hiện hàng loạt quốc gia mới.
C. một đế quốc Rôma rộng lớn, khủng hoảng trầm trọng, không thể đương đầu được trước cuộc tấn công của người Giécman từ phương Bắc xuống.
D. đế quốc Ba Tư hùng mạnh tấn công xâm chiếm Rôma.
2. Đế quốc Rôma bị diệt vong vào thời gian nào?
A. Năm 467.
B. Năm 476.
C. Những năm cuối cùng của thế kỉ V.
D. Đầu thế kỉ VI.
3. Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của
A. chế độ nô lệ.
B. chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải.
C. thời kì phát triển của đế quốc Rôma.
D. cuộc đấu tranh của các nô lệ.
4. Vương quốc nào sau đây không phải do người Giécman lập nên?
A. Vương quốc Phrăng.
B. Vương quốc Ăngglô Xăcxông.
C. Vương quốc Tây Gốt.
D. Vương quốc của người Xlavơ.
5. Vương quốc Phơrăng là tiền thân của các quốc gia nào ngày nay?
A. Anh, Pháp, Đức.
B. Pháp, Đức, Italia.
C. Pháp, Hi Lạp, Italia.
D. Pháp, Đức, Ba Lan.
6. Nguồn gốc hình thành các lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu là
A. những chủ nô Rôma theo người Giécman chiếm thêm nhiều ruộng đất.
B. tầng lớp tăng lữ nhân lúc xã hội rối ren, chiếm thêm nhiều ruộng đất.
C. những người bình dân giàu có bỏ tiền ra mua ruộng đất.
D. các thủ lĩnh bộ lạc, quý tộc thị tộc Giécman cũ cùng với những tăng lữ nhà thờ Kitô được phong ruộng đất.
7. Nguồn gốc cơ bản hình thành giai cấp nông nô là
A. nô lệ và nông dân không có ruộng đất.
B. các chủ nô Rôma bị mất ruộng đất.
C. các tù binh chiến tranh.
D. những người Giécman không có chức vị gì trong xã hội.
8. Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là
A. trang trại của các quý tộc.
B. xưởng thủ công của lãnh chúa.
C. thành thị.
D. lãnh địa.
9. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình
A. tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn.
B. chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ.
C. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô thông qua ruộng đất.
D. xác lập quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.
10. Ý nào không phải là đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
A. Là khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
B. Trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa, nhà thờ,... và làng xóm của nông nô.
C. Đất khẩu phần lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.
D. Mỗi lãnh địa là một vương quốc nhỏ.
11. Trong lãnh địa, lực lượng sản xuất chính là
A. nông dân.
B. nông nô.
C. thợ thủ công.
D. nô lệ.
12. So với nô lệ, thân phận của nông nô được tự do hơn, họ có được một số quyền, ngoại trừ
A. được tự do trong quá trình sản xuất.
B. có gia đình riêng.
C. có chút tài sản riêng như túp lều để ở, nông cụ, gia súc
D. được rời khỏi lãnh địa ra sống ở một nơi khác.
13. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là
A. việc sản xuất trong lảnh địa đã có những tiến bộ đáng kể như: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ.
B. nông dân sản xuất ra được mọi thứ cần dùng trong lãnh địa.
C. lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
D. người ta chỉ mua sắt và muối ở bên ngoài lãnh địa.
14. Ý nào không phải là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?
A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.
B. Vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn.
C. Thực chất, vua chỉ là một lãnh chúa lớn.
D. Vua chỉ là vị tổng tư lệnh tối cao về quân sự.
15. Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện
A. những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.
B. những công trường thủ công.
C. những đô thị chuyên làm nghề buôn bán.
D. những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh địa nhỏ.
16. Quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong
A. nông nghiệp.
B. thủ công nghiệp.
C. lãnh địa.
D. thương nghiệp.
17. Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã
A. bỏ trốn khỏi lãnh địa.
B. tập hợp lực lượng chống lại lãnh chúa.
C. dùng tiền chuộc lại thân phận của mình.
D. bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận.
18. Thành thị Tây Âu chủ yếu được hình thành tại
A. những nơi đông dân cư.
B. những nơi có đông người qua lại.
C. những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ.
D. những nơi trước kia đã từng là thành thị cổ đại.
19. Cư dân chủ yếu của thành thị Tây Âu là
A. thợ thủ công, thương nhân.
B. thợ thủ công, nông dân.
C. lãnh chúa, quý tộc.
D. lãnh chúa, thợ thủ công.
20. Phường hội là tổ chức của
A. thợ thủ công.
B. thương nhân.
C. nông dân tự do.
D. lãnh chúa.
21. Các phường hội đặt ra phường quy nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ
A. giữ độc quyền trong sản xuất.
B. bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề
C. đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa
D. đấu tranh vì quyền lợi chính trị của phường hội
22. Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời trung đại là
A. góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.
B. thúc đẩy nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển
C. mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người.
D. góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
Lời giải chi tiết
Câu 1
Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
Lời giải:
Cuối thế kỉ V, đế quốc Rôma bị sụp đổ vì một đế quốc Rôma rộng lớn, khủng hoảng trầm trọng, không thể đương đầu được trước cuộc tấn công của người Giécman từ phương Bắc xuống.
Chọn: C
Câu 2
Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
Lời giải:
Đế quốc Rôma bị diệt vong vào năm 476.
Chọn: B
Câu 3
Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
Lời giải:
Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải.
Chọn: B
Câu 4
Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
Lời giải:
Vương quốc của người Xlavơ không phải do người Giécman lập nên.
Chọn: D
Câu 5
Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
Lời giải:
Vương quốc Phơrăng là tiền thân của các quốc gia Pháp, Đức, Italia ngày nay.
Chọn: B
Câu 6
Phương pháp: Xem lại mục 2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Lời giải:
Nguồn gốc hình thành các lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu là các thủ lĩnh bộ lạc, quý tộc thị tộc Giécman cũ cùng với những tăng lữ nhà thờ Kitô được phong ruộng đất.
Chọn: D
Câu 7
Phương pháp: Xem lại mục 2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Lời giải:
Nguồn gốc cơ bản hình thành giai cấp nông nô là nô lệ và nông dân không có ruộng đất.
Chọn: A
Câu 8
Phương pháp: Xem lại mục 2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Lời giải:
Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là lãnh địa.
Chọn: D
Câu 9
Phương pháp: Xem lại mục 2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Lời giải:
Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô thông qua ruộng đất.
Chọn: D
Câu 10
Phương pháp: Xem lại mục 2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Lời giải:
Lãnh địa phong kiến có đặc điểm là khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần, trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa, nhà thờ và làng xóm của nông nô, đất khẩu phần lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.
Chọn: D
Câu 11
Phương pháp: Xem lại mục 2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Lời giải:
Trong lãnh địa, lực lượng sản xuất chính là nông nô.
Chọn: B
Câu 12
Phương pháp: Xem lại mục 2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Lời giải:
So với nô lệ, thân phận của nông nô được tự do hơn, họ có được một số quyền, ngoại trừ được rời khỏi lãnh địa ra sống ở một nơi khác.
Chọn: D
Câu 13
Phương pháp: Xem lại mục 2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Lời giải:
Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là: lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
Chọn: C
Câu 14
Phương pháp: Xem lại mục 2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Lời giải:
Biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại là mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập, vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn, thực chất, vua chỉ là một lãnh chúa lớn.
Chọn: D
Câu 15
Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Lời giải:
Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.
Chọn: A
Câu 16
Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Lời giải:
Quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong thủ công nghiệp.
Chọn: B
Câu 17
Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Lời giải:
Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận.
Chọn: D
Câu 18
Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Lời giải:
Thành thị Tây Âu chủ yếu được hình thành tại những nơi có đông người qua lại.
Chọn: B
Câu 19
Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Lời giải:
Cư dân chủ yếu của thành thị Tây Âu là thợ thủ công, thương nhân.
Chọn: A
Câu 20
Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Lời giải:
Phường hội là tổ chức của thương nhân.
Chọn: B
Câu 21
Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Lời giải:
Các phường hội đặt ra phường quy nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ đấu tranh vì quyền lợi chính trị của phường hội.
Chọn: D
Câu 22
Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Lời giải:
Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời trung đại là góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.
Chọn: A
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục