Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương I - Phần 3 - Sinh học 10>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương I - Phần 3 - Sinh học 10
Lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
A |
B |
C |
D |
B |
II. Tự luận
Câu 1.
- Xảy ra bên ngoài cơ thể vi sinh vật nhờ quá trình tiết các enzim phân giải pôlisaccarit của chúng.
- Tạo ra sản phẩm là đường đơn (điển hình là glucôzơ). Đường đơn được vi sinh vật hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men. Dưới đây là một số hình thức phân giải pôlisaccarit được nhiều người biết đến:
+ Lên men êtilic
Lên men êtilic sử dụng nguyên liệu là tinh bột, có sự tham gia của nấm men rượu và sản phẩm tạo thành là rượu êtilic và khí cacbônic:
Tinh bột -> Glucôzơ -> Êtanol + Khí cacbônic
(Chú thích: N – Nấm ; NMR – Nấm men rượu)
+ Lên men lactic
Lên men lactic là quá trình chuyển hóa kị khí đường thành sản phẩm chủ yếu là axit lactic. Có 2 loại lên men lactic là lên men đồng hình (sản phẩm tạo ra chỉ là axit lactic) và lên men dị hình (sản phẩm tạo ra ngoài axit lactic còn có thêm các chất khác như axit axêtic, rượu êtilic, khí cacbônic,...).
+ Phân giải xenlulôzơ
Dưới tác dụng của enzim xenlulaza do vi sinh vật tiết ra, xenlulôzơ bị phân giải thành các phân tử đường đơn, đường đôi.
- Phân giải pôlisaccarit được ứng dụng để sản xuất siro, kẹo mạch nha, rượu, dưa muối, cà muối, nem chua, làm sạch môi trường... Tuy vây, quá trình phân giải pôlisaccarit cũng mang lại nhiều phiền toái cho đời sống con người, ví dụ: gây mục hỏng quần áo, làm ôi thiu thực phẩm, làm hư hỏng các thiết bị đồ gỗ...
Câu 2.
(1) Đồng hóa
(2) Dị hóa
(3) Ngược chiều nhau
(4) Thống nhất
(5) Đồng hóa
(6) Nguyên liệu
(7) Dị hóa
(8) Dị hóa
(9) Năng lượng
(10) Đồng hóa
Câu 3.
Khi dưa muối đã chua, nếu để lâu và không đậy kín thì rất có thể xuất hiện lớp váng trắng trên bề mặt nước dưa. Đây là một loại nấm có sẵn trong không khí. Khi xâm nhập vào nước dưa, chúng sẽ phát triển trên bề mặt và phân giải axit lactic thành khí cacbônic, nước làm cho pH của dưa muối dần trở về trung tính (pH tăng cao). Chính nồng độ pH tăng cao đã tạo ra cơ hội để các loại vi khuẩn hoại sinh xâm nhập vào và gây hư hỏng dưa.
Loigiaihay.com