Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 10 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1: Loài vi khuẩn A có g = 45 phút. Cho 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.
A. 4,5 giờ B. 1,5 giờ
C. 2 giờ D. 3 giờ
Câu 2: Loại bào tử nào dưới đây không tham gia vào hoạt động sinh sản của vi sinh vật ?
A. Bào tử túi B. Bào tử đốt
C. Nội bào tử D. Ngoại bào tử
Câu 3: Quá trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp, tế bào thu được số ATP lần lượt là :
A. 4, 2, 32 B. 1, 1, 36
C. 2, 2, 34 D. 2, 4, 32
Câu 4: Quá trình đường phân xảy ra ở
A. nhân tế bào
B. lớp màng kép của ti thể.
C. bào tương.
D. chất nền của ti thể.
Câu 5: Hình vẽ sau minh hoạ cho kì nào của quá trình giảm phân?
A. Kì sau I B. Kì đầu II.
C. Kì sau II D. Kì cuối II.
Câu 6: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật được chia thành 4 nhóm: ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt và ưa siêu nhiệt. Nhóm ưa nhiệt bao gồm các vi sinh vật thường sống trong khoảng nhiệt độ từ
A. 55oC - 65oC. B. 0oC -15oC.
C. 75oC - 100oC. D. 20oC - 40oC
Câu 7: Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men là
A. xảy ra trong môi trường có ít ôxi
B. sự phân giải chất hữu cơ
C. xảy ra trong môi trường không có ôxi.
D. xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi.
Câu 8: Mục đích của việc cho thêm nấm men khi làm bánh bao là gì ?
A. Để bánh bao bảo quản được lâu hơn
B. Để bánh bao có màu trắng
C. Để bánh bao bông xốp hơn
D. Để bánh bao có vị ngọt đậm
Câu 9: Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế
A. sinh sản.
B. sinh trưởng và phát triển.
C. tái sinh mô.
D. tạo giao tử.
Câu 10: Ở giai đoạn nào của quá trình giảm phân các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép và xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào?
A. Kì sau II. B. Kì giữa II.
C. Kì sau I. D. Kì giữa I.
Câu 11: Sinh vật sử dụng CO2 làm nguồn cacbon chủ yếu và chất vô cơ làm nguồn năng lượng thì có kiểu dinh dưỡng là gì?
A. Quang tự dưỡng
B. Hóa dị dưỡng
C. Quang dị dưỡng
D. Hóa tự dưỡng.
Câu 12: Quá trình nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào diễn ra 5 lần. Tổng số các tế bào con xuất hiện trong quá trình đó là :
A. 62 B. 32
C. 64 D. 31
Câu 13: Thực phẩm có thể giữ được khá lâu trong tủ lạnh vì:
A. Nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
B. Nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.
C. Trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
D. Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh ức chế hoạt động của các vi sinh vật.
Câu 14: Ở người (2n = 46), vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có:
A. 92 NST kép B. 46 cromatit
C. 92 tâm động D. 46 NST đơn.
Câu 15: Vì sao khi rửa rau sống, chúng ta nên ngâm trong nước muối pha 5 – 10 phút?
A. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra
B. Vì nước muối vi sinh vật không phát triển.
C. Vì nước muối gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được
D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức
Câu 16: Một tế bào của loài người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện giảm phân. Số crômatit có trong một tế bào ở kì đầu II là:
A. 23 B. 46
C. 69 D. 92
Câu 17: Trong quá trình quang hợp, oxi phân tử được tạo ra tại
A. pha sáng, ở chất nền lục lạp
B. Pha sáng, màng tilacôit
C. pha tối, ở chất nền lục lạp
D. Pha tối, màng tilacôit
Câu 18: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là
A. 104.24. B. 104.25
C. 104.23 D. 104.26
Câu 19: Cho các quá trình sau:
(1) Sản xuất sinh khối thu nhận prôtêin đơn bào.
(2) Muối dưa cải chua.
(3) Lên men sữa chua.
(4) Sản xuất kháng sinh.
(5) Sản xuất tương.
Các hình thức thuộc kiểu nuôi cấy không liên tục là:
A. (2), (3), (5). B. (1), (2), (4).
C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (4).
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?
A. Chỉ có pha sáng, không có pha tối
B. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau
C. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau
D. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.D |
2.C |
3.C |
4.C |
5.B |
6.A |
7.B |
8.C |
9.A |
10.D |
11.D |
12.A |
13.D |
14.C |
15.C |
16.B |
17.B |
18.D |
19.A |
20.C |
Câu 1 (VD):
Áp dụng công thức N = No x 2n
Trong đó: N là số lượng tế bào sau thời gian nuôi
No là số lượng tế bào ban đầu
n là số lần nhân đôi
Ta có: 2n = N : No = 3200 : 200 = 16 = 24. Suy ra, số lần nhân đôi là n = 4
Vậy thời gian nuôi cấy nhóm cá thể ban đầu là: n x g = 4 x 45 = 180 (phút) = 3 (giờ)
Chọn D.
Câu 2 (NB):
Nội bào tử không phải hình thức sinh sản mà là dạng tiềm sinh của tế bào.
Chọn C
Câu 3 (TH):
Quá trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp, tế bào thu được số ATP lần lượt là: 2, 2, 34
Chọn C
Câu 4 (NB):
Qúa trình đường phân xảy ra ở tế bào chất (bào tương)
Chọn C
Câu 5 (VD):
Nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép nhưng không có cặp tương đồng nên ở kì đầu II
Chọn B
Câu 6 (NB):
Nhóm ưa nhiệt bao gồm các vi sinh vật thường sống trong khoảng nhiệt độ từ 55oC - 65oC
Chọn A
Câu 7 (TH):
Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men là sự phân giải chất hữu cơ.
Chọn B
Câu 8 (TH):
Mục đích của việc cho thêm nấm men khi làm bánh bao bông xốp hơn vì nấm men sẽ lên men tạo khí CO2, khi hấp bánh sẽ nở to, xốp.
Chọn C
Câu 9 (NB):
Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản vô tính.
Chọn A
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
- Kì đầu : Các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện. Đây có thể xem như giai đoạn “bao gói” vật liệu di truyền và chuẩn bị phương tiện chuyên chở (thoi phân bào).
- Kì giữa : Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
- Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.
Cách giải:
Ở kì giữa I, các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép và xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào.
Chọn D
Câu 11 (NB):
Sinh vật sử dụng CO2 làm nguồn cacbon chủ yếu và chất vô cơ làm nguồn năng lượng thì có kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng (SGK Sinh học 10 trang 89)
Chọn D
Câu 12 (TH):
Lần nguyên phân thứ nhất, từ 1 tế bào sinh ra 2 tế bào con
Lân nguyên phân thứ hai, từ 2 tế bào sinh ra 22 = 4 tế bào con
Lần nguyên phân thứ ba, từ 4 tế bào con sinh ra 23=8 tế bào con
.....
Như vậy sau 5 lần nguyên phân, tổng số tế bào con xuất hiện là
2+22+23+24+25= 26 - 2 = 62.
Chọn A.
Câu 13 (TH):
Thực phẩm có thể giữ được khá lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh ức chế hoạt động của các vi sinh vật.
Chọn D
Câu 14 (TH):
Ở người (2n = 46), vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có 92 NST đơn. Vì các cromatit đã tách nhau ra thành các NST đơn. Mỗi NST đơn có 1 tâm động.
Chọn C
Câu 15 (VD):
Khi ta rửa rau, chúng ta nên ngâm trong nước muối từ 5 – 10 phút để vi sinh vật sống trên rau sẽ bị thay đổi nồng độ các ion khoáng dẫn đến thay đổi áp suất thẩm thấu và độ ẩm môi trường. Dẫn dến hiện tượng co nguyên sinh và vi sinh vật không thể phân chia được
Chọn C.
Câu 16 (NB):
Ở kỳ đầu II mỗi tế bào có n NST kép → có 2n cromatit = 46
Chọn B
Câu 17 (TH):
+ Quá trình quang hợp gồm 2 pha: Pha sáng (diễn ra ở mang tilacôit) và pha tối (diễn ra ở chất nền ti thể).
+ Trong pha sáng, năng lượng áng mặt trời được dùng để tiến hành các phản ứng, trong đó có phản ứng quang phân li nước.
+ Sản phẩm quang phân li nước tạo ra O2
Oxi phân tử được tạo ra tại pha sáng, ở chất nền ti thể.
Chọn B
Câu 18 (TH):
Sau 2h thì số lần phân chia là 2×60 : 20 = 6 lần
Vậy sau 2h số tế bào của quần thể là: 26×104
Chọn D
Câu 19 (NB):
Nuôi cấy không liên tục: Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
Các hình thức thuộc kiểu nuôi cấy không liên tục là: (2), (3), (5).
(1),(4) là nuôi cấy liên tục.
Chọn A
Câu 20 (TH):
Phát biểu đúng là C. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau.
Chọn C
Loigiaihay.com