Câu 1 (mục 1 - bài học 23 - trang 75) sgk địa lí 7>
Quan sát hình 23.2, trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn của vùng núi An-pơ. Giải thích ?
Đề bài
Quan sát hình 23.2, nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân?
Lời giải chi tiết
- Trên dãy núi An-pơ thực vật thay đổi theo độ cao, tính từ chân núi đến đỉnh núi có : rừng lá rộng, rừng cây lá kim, đồng cỏ.
- Thực vật cũng thay đổi theo hướng sườn : ở sườn đông, các đai thực vật phân bố ở cao hơn sườn tây.
=> Nguyên nhân : do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao và theo hướng sườn. Càng lên cao, không khí càng loãng, nhiệt độ không khí giảm, cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6°c. Sườn đón ánh nắng mặt trời bao giờ cũng nhận được lượng nhiệt và ẩm cao hơn sườn khuất nắng.
loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Quan sát hình 27.2, nhận xét về sự phân bố của các môi trường tự nhiên ở châu Phi. Giải thích vì sao lại có sự phân bố như vậy?
- Quan sát hình 27.1, cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào.
- - Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp quan sát các hình 26.1 và 27.1, giải thích vì sao: + Châu Phi là châu lục nóng. + Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn.
- Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 56 SGK Địa lí 7
- Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 84 SGK Địa lí 7