Cá nhân và xã hội>
Xã hội là khái niệm để phân biệt với tự nhiên, bao gồm con người sinh sống và quan hệ với nhau trên tất cả các lĩnh vực. Xã hội tồn tại rộng lớn, dưới các hình thức dân tộc, giai cấp, quốc gia... rộng hơn là xã hội loài người.
a) Vai trò và trách nhiệm của cá nhân đổi với xã hội
Xã hội là khái niệm để phân biệt với tự nhiên, bao gồm con người sinh sống và quan hệ với nhau trên tất cả các lĩnh vực. Xã hội tồn tại rộng lớn, dưới các hình thức dân tộc, giai cấp, quốc gia... rộng hơn là xã hội loài người.
Mọi sự vật, hiện tượng trong xã hội đều có mối liên hệ với nhau, nhưng không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã hội. Chỉ những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động của con người trên mọi lĩnh vực mới gọi là quan hệ xã hội.
Quan hệ xã hội là khách quan hình thành từ tác động của cá nhân và tập thể trong xã hội. Những tác động này không phải ngẫu nhiên mà có mục đích, có xu hướng ổn định. Cá nhân thực hiện các vai trò do xã hội quy định với tư cách là thành viên của xã hội.
Quan hệ xã hội làm thay đổi bản chất con người. Quan hệ xã hội chung là quan hệ về quốc gia, dân tộc, giai cấp, địa phương, lãnh đạo, chính quyền, pháp luật, phong tục tập quán,...
Quan hệ xã hội riêng là quan hệ cá nhân trong gia đình, bạn bè, họ hàng, người thân, cơ quan, tập thể...Quan hệ xã hội chính thức là quan hệ hành chính do xã hội quy định như quan hệ cấp dưới, cấp trên, người dân, chính quyên. Quan hệ xã hội không chính thức là quan hệ tâm lý của cá nhân như tình cảm, nhóm bạn bè, xã giao...
Biết xây dựng và kết hợp các quan hệ xã hội đúng đắn sẽ có hành vi ứng xử tốt đẹp. Cá nhân tham gia vào các mối quan hệ xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, do đó cá nhân cần chú ý các ứng xử lịch sự, văn hoá, lành mạnh, đúng mực.
Các chủ thể trong quan hệ xã hội có ý thức, thói quen. Từ quan hệ giữa các cá nhân có thể tạo ra các loại quan hệ xã hội khác nhau. Cá nhân tham gia xã hội để có quyền lợi của mình, phục vụ cho lợi ích của mình, Trong quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế đóng vai trò quyết định các quan hệ khác.
Mỗi cá nhân là thành viên của xã hội và là con người, cá nhân có nhu cầu về vật chất, tình cảm, ngoài ra còn có nhu cầu xã hội như học tập, lao động, dân chủ, văn hoá... Bởi vậy cá nhân phải tự rèn luyện cả thể lực và trí lực để trở thành một con người toàn diện.
Cá nhân dù có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng khó tránh khỏi những điều chưa tốt, nếu không thường xuyên sống hướng thiện thì có thể phần bản năng sinh vật sẽ lấn át phần xã hội, sẽ không còn tính người, sẽ xảy ra sự tranh giành lẫn nhau, cái ác sẽ lấn át cái thiện.
Một trong những quyền thiêng liêng nhất của con người là quyền tự do. Xã hội càng phát triển, con người càng được có điều kiện hưởng tự do. Tuy nhiên, tự do cá nhân không được phép xâm phạm đến tự do cá nhân của người khác, không được gây ảnh hường đến xã hội. Tự do cá nhân không thể tách rời các chuẩn mực đạo đức xã hội. Cá nhân không thể sống cô lập, cách ly khỏi đời sống xã hội.
Xã hội tiến bộ, phát triển bền vững dựa trên nền tảng giá trị đạo đức vững chác của mọi cá nhân. Mọi người sống có đạo đức, có tài năng, là thành viên xứng đáng, góp phần xây dựng xã hội hạnh phúc, tiến bộ. Lòng hướng thiện của mỗi cá nhân có tác động tích cực giúp cá nhân xích lại gần nhau, dễ dàng cởi mở và sống chân thành với nhau hơn. Chủ động tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác, với xã hội càng hài hoà, tốt đẹp, phát triển bền vững.
b) Xây dựng quan hệ đúng đắn giữa cá nhân và xã hội
Quan hệ xã hội của cá nhân là bộ phận của toàn bộ quan hệ xã hội gồm có quan hệ giữa các tập đoàn lớn, giữa các nhóm xã hội, các quan hệ cá nhân. Mỗi cá nhân có điều thiện, điều tốt nhưng không tránh khỏi có cái xấu trong lòng. Muốn xây dựng xã hội tốt đẹp cần làm cho cái tốt nhiều hơn, cái xấu bớt dần đi.
Muốn xây dựng xã hội mới thì phải xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đó là con người có trí tuệ, có tài năng, có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có tình thương yêu nhân dân, yêu con người. Nếu cá nhân biết đem lợi ích riêng của mình phục tùng lợi ích chung thì cả xã hội và cá nhân đều được bảo đảm.
Sự phát triển của xã hội phải bắt nguồn từ sự phát triển của mỗi cá nhân. Hiện nay, Đảng ta cụ thể hoá quan hệ cá nhân, tập thể và xã hội với quan điểm:
- Gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo, kết hợp hài hoà các lợi ích, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa...
- Coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi chính sách đều coi trọng cá nhân nhưng phải xuất phát từ nhu cầu của tập thể, của xã hội. "Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài"[
- Thông qua các chính sách kinh tế để khuyến khích lợi ích. Kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và xã hội. Luật pháp hoá, thể chế hoá các quyền của cá nhân, các mối quan hệ theo các chuẩn mực tiến bộ, giữ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Gắn lợi ích với trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ công dân, tăng cường sự đồng thuận xã hội, xây dựng quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực to lớn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.