Chính sách dân số>
Dân số là số lượng người sinh sống trong một lãnh thổ, một khu vực, một quốc gia hay toàn thế giới. Nói đến dân số là nói đến nhiều mặt như quy mô, chất lượng dân số, mật độ phân bố, cơ cấu dân số, sự gia tăng dân số, mối quan hệ giữa dân số và các lĩnh vực khác.
a) Thực trạng dân số Việt Nam và ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số
Dân số là số lượng người sinh sống trong một lãnh thổ, một khu vực, một quốc gia hay toàn thế giới. Nói đến dân số là nói đến nhiều mặt như quy mô, chất lượng dân số, mật độ phân bố, cơ cấu dân số, sự gia tăng dân số, mối quan hệ giữa dân số và các lĩnh vực khác.
Quy mô dân số Việt Nam đến tháng 7/2013 khoảng 90,5 triệu người, là nước đông dân thứ 3 ở ASEAN (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 14 trên thế giới. Đó là tiềm năng to lớn về nguồn lực con người để phát triển kinh tế xã hội.
Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm (1999 - 2009) là 1,2%/năm, giảm
0,5%/năm so với 10 năm trước và là tỷ lệ tăng thấp nhất trong 50 năm qua. Sau 10 năm gần đây dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Với quy mô dân số lớn, đã tăng dân số cao, dân số nước ta sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ XXI với hơn 100 triệu người và sẽ vào nhóm 10 nước có dân số lớn nhất thế giới. Sau 10 năm, tỷ suất sinh đã giảm mạnh từ 2,3 con xuống dưới mức sinh thay thế (2 con/phụ nữ).
Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất với 3,2%/năm. Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ nhập cư rất cao, dân số tăng nhanh với tỷ lệ bình quân 2,3%/năm. Dân số ở thành thị chiếm khoảng 29,6% tổng dân sô cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm. Tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn là 0,4%/năm.
Tỷ số giới tính khi sinh ở mức 98,1 nam/100 nữ, tăng 1,4 nam/100 nữ so với năm 1999 nhưng có xu hướng tăng cao hom. Hiện nay tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 24,5 tuổi.
Tuổi thọ bình quân chung, theo Tổng điều tra dân số năm 2009 là 72,8 tuổi, tỷ lệ người cao tuổi hơn 9%. Tuổi thọ bình quân của nam tăng 3,7 tuổi từ 66,5 tuổi lên 70,2 tuổi; nữ tăng 5,5 tuổi, từ 70,1 tuổi lên 75,6 tuổi. Cơ cấu dân số Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu dân so vàng tức là có nhiều người trong tuồi lao động.
Phân bố dân số nước ta không đều và có sự khác biệt lớn. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có 43% số dân của cả nước. Vùng trung du, miền núi phía bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm dưới 19% số dân cả nước. Mật độ dân số khác biệt là những thách thức rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện an sinh xã hội.
Tỷ trọng dân số thành thị, nông thôn là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Việc phát triển đô thị ngoài việc xây dựng hạ tầng cơ sở, phải kèm theo việc xây dựng mạng lưới an sinh xã hội, lối sống văn hoá đô thị, chăm sóc đến con người...
Chất lượng dân sổ Việt Nam.
Chỉ số phát triển con người (HDI) để so sánh quốc tế là chỉ tiêu tổng hợp mà con người được hưởng thụ thông qua các tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, trình độ văn hoá, tuổi thọ bình quân của người dân Năm 2008, chỉ số HDI của Việt Nam đạt 0,733 điểm, xếp thứ 105/177 quốc gia. Tỷ lệ này thấp so với nhiều nước khu vực và thế giới.
Chất lượng dân số về thể chất của người Việt Nam còn thấp. Có 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ. Trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền khoảng 1,5 - 3%. số lượng người bị tàn tật, khuyết tật trong cả nước khoảng 5,3 triệu người (chiếm 6,3% dân số).. Trong khi đó, hàng năm vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng gia tăng số người mới bị tàn tật, khuyết tật do tai nạn giao thông, lao động... Tầm vóc, thể lực cân nặng, sức bền của người Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực còn hạn chế. Thanh niên Việt Nam đa số thấp, bé, nhẹ cân và yếu về sức mạnh, sức dẻo dai và sức bền.
b) Ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số
Giữa dân số và tăng trưởng kinh tế có tương quan tỷ lệ nghịch với nhau. Để ổn định kinh tế xã hội, tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải là 4%. Tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm phát triển dân số thì đời- sống nhân dân mới tăng.
Dân số và giáo dục. Hàng năm tăng thêm khoảng 1,1 triệu dân, tức là mỗi năm phải mở mới khoảng 22 ngàn lớp học, tương đương tối thiểu phải có thêm khoảng 50 ngàn giáo viên mới, chưa xét đến những hệ quả kéo theo như tỷ lệ trẻ em thất học, bỏ học, chất lượng giáo dục suy giảm, trường lớp quá tải...
Dân số và bảo vệ môi trường. Dân số tăng nhanh, quy mô dân số đông sẽ tác động huỷ hoại môi trường. Mất rừng và suy thoái rừng sẽ tạo ra hàng loạt các tác động như gây lũ lụt, hạn hán, làm giảm diện tích đất trồng khiến cho tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở khu vực nông thôn càng nặng hơn.
Dân số và nghèo đói. Sự gia tăng dân số dẫn tới suy thoái môi trường, không có nước sạch, không khí trong lành và phương tiện vệ sinh, dẫn đến bệnh tật và giảm tuổi thọ, trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được đi học. Nghèo đói dẫn đến bệnh tật, chết vì HIV/AIDS. Sự gia tăng dân số dẫn đến tăng số người không có việc làm, gây nhiều sức ép về kinh tế, xã hội, môi trường. Dân số tăng, song quy hoạch và đầu tư xây dựng đô thị lại chưa đáp ứng kịp. Di dân càng nhiều, tuy có giúp tăng trưởng kinh tế nhưng gây nhiều tiêu cực về xã hội và môi trường.
Năm 2010, nước ta có khoảng 37% người nghèo là đồng bào dân tộc ít người trong tổng số 13% dân tộc ít người trên dân số toàn quốc. Hiện nay ở
Việt Nam khoảng 20% dân số sống ở thị thành, 80% dân số sống ở nông thôn. Đời sống, mức thu nhập và cơ hội có việc làm khác nhau, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo càng rõ hơn.
c)Nội dung chính sách dân sổ
Chính sách dân số của Đảng và Nhà nước là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn thể xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng giống nòi. Để đạt được các mục tiêu tốt đẹp đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách dân số phù hợp với điều kiện của nước ta.
Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam. Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm cân bằng giới tính hợp lý, nâng cao chất lượng dân số. Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình và thể dục thê thao.
Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục với nội dung thích hợp, hình thức đa dạng về chính sách dân số.
Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khoẻ sinh sản, nhằm nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong, ngoài nước, thực hiện xã hội hoá công tác dân số.
Khuyến khích và thực hiện mỗi gia đình có một đến hai con. Chuẩn mực chung là phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ 22 đến 34, khoảng cách giữa hai lần sinh là từ 3-5 năm. Mỗi cặp vợ chồng được lựa chọn, sử dụng biện pháp trách thai theo nguyện vọng. Hạn chế tốc độ gia tăng dân số, tiến tới ổn định quy mô dân số nước ta hợp lý vào giữa thế kỷ XXI.
Nghiêm cấm hành vi cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện kế hoạch hoá gia đình.