Cá nhân và tập thể


Tập thể là chỉnh thể gồm các cá nhân có quan hệ với nhau trong từng nhóm xã hội trên cơ sở những quan điểm chung về nhu cầu, về lợi ích trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. Từ đó hình thành nên các gia đình, lớp học, cơ quan, xí nghiệp, câu lạc bộ...

a) Khái niệm

Cá nhân là thuật ngữ mô tả sự độc lập tự do, không lặp lại của mỗi con người, là sự thống nhất hai mặt sinh học và xã hội.

về mặt sinh học, cá nhân là một cơ thể sống đơn nhất có cấu trúc thân thể và đặc điểm sinh lý riêng, do đó mới có sự khác nhau về năng lực, trình độ, phẩm chất, lối sống của mỗi cá nhân.

về mặt xã hội, bàn chất của mỗi cá nhân là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, do đó mới có khả năng tư duy, lao động, ngôn ngữ, giao tiếp...

Tập thể là chỉnh thể gồm các cá nhân có quan hệ với nhau trong từng nhóm xã hội trên cơ sở những quan điểm chung về nhu cầu, về lợi ích trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. Từ đó hình thành nên các gia đình, lớp học, cơ quan, xí nghiệp, câu lạc bộ...

Ý nghĩa các khái niệm trên là để phân biệt các cá nhân với nhau, tôn trọng tính độc lập của mỗi cá nhân, không được coi mọi cá nhân đều như nhau. Khi đánh giá, hoặc giao công việc cho mỗi người cần dựa vào những đặc điểm cụ thể trên cả hai mặt cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân với sự nỗ lực phấn đấu cao và được rèn luyện trong tập thể và môi trường xã hội có thê vươn tới những giới hạn trên cả bản thân mình.

b) Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể

-  Xuất phát từ bản chất của xã hộị là các quan hệ giữa các con người với nhau nên giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó, thống nhất hữu cơ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Quan hệ đó vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau trong mối quan hệ mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.

Đây là quan hệ khách quan giữa đơn nhất, độc lập và chỉnh thể, thống nhất; giữa cái riêng và cái chung. Cá nhân là số ít, là cá thể với những suy nghĩ và cuộc sống riêng. Cá nhân nào cùng tồn tại trong tập thể và phát huy tính độc lập, đa dạng của mình trong tập thể đó. Mỗi cá nhân có nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau, họ cống hiến năng lực, tâm huyết, sức lực làm việc vì tập thể, trong đó cũng là vì mình.

Tập thể nào cũng hình thành bởi các cá nhân và chỉ phát triển bền vững khi mọi cá nhân cống hiến hết mình vì mục đích chung của tập thể. Cá nhân gắn với tập thể, trong tập thể có cá nhân. Tập thể mạnh khi có nhiều cá nhân xuất sắc. Tập thể ổn định thì cá nhân sẽ vững vàng. Lợi ích chung của tập bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân được thoả mãn. Mỗi tập thể lớn nhanh góp vào xây dựng tập thể lớn hơn và toàn xã hội phát triển.

- Sự đối lập giữa cá nhân và tập thể xuất phát từ bản chất độc lập, tự : :. đơn nhất của cá nhân nên khuynh hướng khách quan của cá nhân là đối lập với những ràng buộc, quy định của tập thể. Trong tập thể, cá nhân dù là đạo, nhân viên cũng đều mong muốn cống hiến sức lực, trí tuệ để đơn vị mình đoàn kết, phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trước nền kinh tế thị trường, cá nhân thường tìm cách vụ lợi, hưởng vụ... Từ đó dễ có sự thờ ơ, hoặc ý nể nang, ngại va chạm, ngại đấu tranh trước cái sai, cái xấu vì sợ ảnh hưởng, liên luỵ đến danh tiếng, khen thưởng,thu  nhập...

Mối quan hệ cá nhân, tập thể phát triển tất yếu do các quan hệ kinh tế, chính trị quy định. Quan hệ kinh tế tạo động cơ thúc đẩy con người hành động nhằm thoả mãn lợi ích, Lợi ích càng lớn thì càng hấp dẫn nhu cầu,cuốn hút cá nhân hành động, cần phải giải quyết thoả đáng giữa cống hiến và hưởng thụ, kết hợp hài hoà lợi ích và địa vị cá nhân và tập thể. Tập thể phải bảo vệ quyền lợi, quan tâm đến cá nhân về mọi mặt, động viên, khích lệ cá nhân vượt lên chính mình.

Nếu chỉ nhấn mạnh cá nhân sẽ sa vào chủ nghĩa cá nhân, làm gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng mình, ngại khổ, ngại khó, tham nhũng, lãng phí, xa hoa; tham danh vị, quyền hành, tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền; quan liêu, mệnh lệnh... Chủ nghĩa cá nhân là cội nguồn của những thói hư tật xấu, là “giặc nội xâm”, cần chống chủ nghĩa cá nhân,

Cá nhân phải tôn trọng tập thể, có trách nhiệm, nghĩa vụ vì tập thể, có quan hệ bình đẳng, thân ái, giúp đỡ giữa các cá nhân trong tập thể. Nói tóm lại là có ý thức và tinh thần tập thể.

Những câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Núi cao bởi có đất bồi. Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu.

Trăm dòng sông đổ biển sâu. Biển chê sông bé, biển đâu nước còn” là hình ảnh nhân cách hoá quan hệ giữa cá nhân và tập thể.                                                 Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình. Nếu lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu... Ai cũng muốn ấm no, hạnh phúc, dân chủ, tự do. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là xoá bỏ, hy sinh lợi ích cá nhân; nhưng lợi ích cá nhân phải phù hợp với lợi ích của tập thể, lợi ích của bộ phận phải phù hợp với lợi ích toàn thể, lợi ích trước mắt phải phù hợp với lợi ích lâu dài.

Nếu chỉ đề cao tập thể sẽ làm cho cá nhân mất động lực phấn đấu, nảy sinh tư tưởng bình quân chủ nghĩa, ỷ lại tập thể. Sự phát triển tự do, toàn diện của mỗi người là điều kiện phát triển của tất cả mọi người. Cá nhân cần tôn trọng các quyết định đúng đắn của tập thể; có ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước tập thể; có tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, đoàn kết, thân ái xây dựng tập thể.

Trong xã hội, các lợi ích riêng và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội có thể phù hợp, hoặc không phù hợp, thậm chí trái ngược nhau. Để những hành vi và hoạt động của cá nhân không triệt tiêu nhau và làm rối loạn xã hội cần giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.

Quan hệ giữa cá nhân và tập thể hiểu rộng ra trên phạm vi quốc tế là quan hệ giũa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế nhưng phải giữ bản sắc dân tộc, không hoà tan, đánh mất mình, trở thành “cái bóng ” của người khác...


Bình chọn:
4 trên 15 phiếu
  • Cá nhân và xã hội

    Xã hội là khái niệm để phân biệt với tự nhiên, bao gồm con người sinh sống và quan hệ với nhau trên tất cả các lĩnh vực. Xã hội tồn tại rộng lớn, dưới các hình thức dân tộc, giai cấp, quốc gia... rộng hơn là xã hội loài người.