Bài 8 trang 80 SGK Hóa học 10 Nâng cao>
Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử
Đề bài
Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử \(HCl,{C_2}{H_4},C{O_2},{N_2}.\)
Lời giải chi tiết
- Phân tử HCl: Obitan 1s chứa electron độc thân của nguyên tử hiđro xen phủ với obitan 3p chứa electron độc thân của nguyên tử clo, tạo thành một liên kết \(\sigma \).
- Phân tử \({C_2}{H_4}\): Trong phân tử etilen \(\left( {{C_2}{H_4}} \right)\) mỗi nguyên tử cacbon có sự lai hóa \(s{p^2}\). Các obitan lai hóa tạo thành 1 liên kết \(\sigma \) giữa 2 nguyên tử cacbon và hai liên kết \(\sigma \) giữa hai nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử cacbon còn một obitan p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với nhau tạo liên kết \(\pi \). Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon là liên kết đôi.
- Phân tử \(C{O_2}\): Phân tử \(C{O_2}\) có dạng đường thẳng, nguyên tử cacbon lai hóa sp. Hai obitan lai hóa chứa electron độc thân của nguyên tử cacbon xen phủ trục với 2 obitan 2p chứa electron độc thân của 2 nguyên tử oxi, tạo thành 2 liên kết \(\sigma \). Hai obitan 2p không lai hóa của nguyên tử cacbon có chứa electron độc thân xen phủ bên với 2 obitan 2p chứa electron độc thân còn lại của 2 nguyên tử oxi, tạo nên 2 liên kết \(\pi \).
- Phân tử \({N_2}:\) Mỗi nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân nằm trên 3 obitan 2p; 2 obitan 2p của hai nguyên tử nitơ xen phủ trục, tạo nên 1 liên kết \(\sigma \). Các obitan p còn lại xen phủ bên với nhau từng đôi một tạo nên 2 liên kết \(\pi \). Như vậy, 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng 1 liên kết \(\sigma \) và 2 liên kết \(\pi \).
loigiaihay.com
- Bài 7 trang 80 SGK Hóa học 10 Nâng cao
- Bài 6 trang 80 SGK Hóa học 10 Nâng cao
- Bài 5 trang 80 SGK Hóa học 10 Nâng cao
- Bài 4 trang 80 SGK Hóa học 10 Nâng cao
- Bài 3 trang 80 SGK Hóa học 10 Nâng cao
>> Xem thêm