Bài 110 trang 49 SGK Toán 6 tập 2>
Áp dụng tính chất các phép tính và quy tắc dấu ngoặc để tính giá trị các biểu thức sau:
Đề bài
Áp dụng tính chất các phép tính và quy tắc dấu ngoặc để tính giá trị các biểu thức sau:
\(\displaystyle A = 11{3 \over {13}} - \left( {2{4 \over 7} + 5{3 \over {13}}} \right)\)
\(\displaystyle B = \left( {6{4 \over 9} + 3{7 \over {11}}} \right) - 4{4 \over 9}\)
\(\displaystyle C = {{ - 5} \over 7}.{2 \over {11}} + {{ - 5} \over 7}.{9 \over {11}} + 1{5 \over 7}\)
\(\displaystyle D = 0,7.2{2 \over 3}.20.0,375.{5 \over {28}}\)
\(\displaystyle E = \left( { - 6,17 + 3{5 \over 9} - 2{{36} \over {97}}} \right).\left( {{1 \over 3} - 0,25 - {1 \over {12}}} \right)\)
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để tính toán hợp lý các phép tính.
Lời giải chi tiết
\( \displaystyle A = 11{3 \over {13}} - \left( {2{4 \over 7} + 5{3 \over {13}}} \right) \)
\( \displaystyle = 11{3 \over {13}} - {2{4 \over 7} -5{3 \over {13}}} \)
\( \displaystyle = \left( {11{3 \over {13}} - 5{3 \over {13}}} \right) - 2{4 \over 7}\)
\( \displaystyle = 6 - 2{4 \over 7} = 6 - {{18} \over 7}\)\( \displaystyle = {{42} \over 7} - {{18} \over 7}= {{24} \over 7} = 3{3 \over 7}\)
\( \displaystyle B = \left( {6{4 \over 9} + 3{7 \over {11}}} \right) - 4{4 \over 9} \)
\( \displaystyle = {6{4 \over 9} + 3{7 \over {11}}} - 4{4 \over 9} \)
\( \displaystyle = \left( {6{4 \over 9} - 4{4 \over 9}} \right) + 3{7 \over {11}}\)
\( \displaystyle = 2 + {{40} \over {11}} = {{22} \over {11}} + {{40} \over {11}}= {{62} \over {11}} \)\( \displaystyle = 5{7 \over {11}}\)
\( \displaystyle C = {{ - 5} \over 7}.{2 \over {11}} + {{ - 5} \over 7}.{9 \over {11}} + 1{5 \over 7} \)\( \displaystyle = {{ - 5} \over 7}\left( {{2 \over {11}} + {9 \over {11}}} \right) + 1{5 \over 7}\)
\( \displaystyle = {{ - 5} \over 7} .1+ 1{5 \over 7} = {{ - 5} \over 7} + {{12} \over 7} \)\( \displaystyle = {7 \over 7} = 1\)
\( \displaystyle D = 0,7.2{2 \over 3}.20.0,375.{5 \over {28}} \)\( \displaystyle = {7 \over {10}}.{8 \over 3}.20.{{375} \over {1000}}.{5 \over {28}} \) \( = \dfrac{7}{{10}}.\dfrac{8}{3}.20.\dfrac{3}{8}.\dfrac{5}{{28}}\)
\( = \left(\dfrac{7}{{10}}.\dfrac{5}{{28}}\right).\left(\dfrac{8}{3}.\dfrac{3}{8}\right).20\)\( = \dfrac{1}{8}.1.20\)
\( \displaystyle = {{20} \over {8}} = {5 \over 2}\)
\( \displaystyle E = \left( { - 6,17 + 3{5 \over 9} - 2{{36} \over {97}}} \right).\left( {{1 \over 3} - 0,25 - {1 \over {12}}} \right)\)
Vì: \( \displaystyle {1 \over 3} - 0,25 - {1 \over {12}} = {1 \over 3} - {1 \over 4} - {1 \over {12}} \)\( \displaystyle = {{4 - 3 - 1} \over {12}} = 0\)
Trong tích E có một thừa số bằng 0 nên \(E = 0.\)
Loigiaihay.com
- Bài 111 trang 49 SGK Toán 6 tập 2
- Bài 112 trang 49 SGK Toán 6 tập 2
- Bài 113 trang 50 SGK Toán 6 tập 2
- Bài 114 trang 50 SGK Toán 6 tập 2
- Bài 109 trang 49 SGK Toán 6 tập 2
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục