Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 8 Văn 12
Đề bài
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt
Có người như nhà địa chất
Đọc ngầm cái gì ở sâu trong đất
Cái mạch ngầm văn bản phía sau văn.
Kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm.
Cái nhạc trưởng chỉ huy trong tiềm thức
(Đọc thơ mạch ngầm văn bản - Chế Lan Viên).
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Miêu tả
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
-
A.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
B.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
C.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
D.
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ dưới đây:
Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt
-
A.
Phép điệp
-
B.
Phép so sánh
-
C.
Pháp nhân hóa
-
D.
Đáp án A và B
Anh /chị hiểu thế nào là đọc thơ theo kiểu nhà địa chất mà Chế Lan Viên đã nói đến trong đoạn thơ trên?
-
A.
Đọc bề nổi trên mặt ngôn từ
-
B.
Đọc thầm bằng mắt
-
C.
Đọc mạch ngầm của văn bản
-
D.
Đọc nơi tĩnh lặng
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Nhu cầu về khẩu trang y tế tăng vọt, mặt hàng này trở nên khan hiếm. Rất nhiều cửa hàng dược phẩm đã tăng giá loại hàng này lên gấp nhiều lần để kiếm lời bất chính. Tình hình “căng” đến mức trong cuộc họp trực tuyến sáng ngày 1/2/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phải yêu cầu: “Từ giờ phút này trở đi, nếu người dân có bằng chứng, hình ảnh bất kỳ nhà thuốc nào tăng giá bán (khẩu trang y tế), thì không cần thanh tra xuống làm việc, Bộ Y tế rút giấy phép ngay lập tức cửa hiệu đó. Đây là vấn đề kỷ cương và đạo đức”. Kết quả là hơn 1.200 hiệu thuốc trên toàn quốc đã bị xử phạt với số tiền hàng tỷ đồng.
Thế nhưng ngay trong những ngày bị dịch viêm phổi cấp hoành hành, đã có những việc làm mang đầy ý nghĩa của nhiều tổ chức, cá nhân trên dải đất hình chữ S: Phát khẩu trang y tế miễn phí cho người dân để phòng bệnh.
Đó là chuỗi cửa hàng dược phẩm số 66 phố Chùa Láng (quận Đống Đa, TP Hà Nội), … Anh Dương Đại Dũng, đã phát miễn phí hàng ngàn khẩu trang y tế cho người dân.
Đó là đơn vị chuyển phát nhanh Viettel Post, bỏ tiền ra mua hàng ngàn khẩu trang để cấp phát cho dân. Đó là ban quản lý chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) cấp miễn phí hơn 1 vạn khẩu trang y tế cho du khách đến chùa dịp đầu xuân. Rồi thành phố Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và rất nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước… cũng có hàng chục địa chỉ phát khẩu trang miễn phí.
Cổ nhân có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, chiếc khẩu trang y tế có giá trị chỉ vài ngàn bạc, không bằng một chén nước chè ở quán nước vỉa hè. Nhưng trong trận dịch này, những kẻ bất lương đã đội giá lên vài ba chục lần.
Việc đội giá này không chỉ là hành vi móc túi người dân một cách trái pháp luật, vô nhân đạo, thậm chí là một tội ác, mà còn gieo rắc tâm lý hoang mang cho xã hội. Đối nghịch với cảnh đó, việc phát khẩu trang miễn phí cho người dân của những tổ chức, cá nhân nói trên là một hành động vô cùng đẹp đẽ và nhân văn, thể hiện tấm lòng “bầu ơi thương lấy bí cùng”, tấm lòng “lá lành đùm lá rách”, tấm lòng nhường cơm sẻ áo những lúc hoạn nạn, đã được cha ông ta xây dựng và dầy công vun đắp từ hàng ngàn năm qua.
Những tấm khẩu trang tuy giá trị nhỏ nhoi, nhưng đã làm ấm lòng những người được nhận, làm giảm nguy cơ lây bệnh, nhiễm bệnh của hàng ngàn người trên cả nước.
Những việc làm đó rất đáng được tôn vinh.
(Theo Vũ Hữu Sự, https://nongnghiep.vn/tinh-nguoi-giua-dich-viem-phoi-cap-post257680.html)
Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên.
-
A.
Nghệ thuật
-
B.
Báo chí
-
C.
Sinh hoạt
-
D.
Khoa học
Trong đoạn trích, tác giả phê phán đối tượng nào?
-
A.
Nhiều cửa hàng dược phẩm tăng giá bán khẩu trang kiếm lời bất chính
-
B.
Nhiều cửa hàng thực phẩm tăng giá kiếm lời bất chính
-
C.
Nhiều siêu thị đầu cơ tích trữ lương thực
-
D.
Nhiều người dân ồ ạt tích trữ lương thực
Câu ca dao, tục ngữ nào không được nhắc đến trong văn bản trên?
-
A.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no
-
B.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
-
C.
Lá lành đùm lá rách
-
D.
Thương người như thể thương thân
Bản thân cần làm gì để chung tay đẩy lùi dịch bệnh?
-
A.
Tuyên truyền cho mọi người hiểu được mức độ nguy hiểm của virut Corona, mức độ lây lan, khả năng lây lan.
-
B.
Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định phòng chống dịch bệnh của Đảng và nhà nước.
-
C.
Chia sẻ, giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Của bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu trải qua cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…
(Trích “Trường ca mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Miêu tả
-
C.
Tự sự
-
D.
Nghị luận
Câu truyện cổ tích nào được nhắc đến trong văn bản trên?
-
A.
Cây khế, Sọ Dừa
-
B.
Tấm Cám, Cây khế
-
C.
Tấm Cám, Sọ Dừa
-
D.
Tấm Cám, Trầu Cau
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ:
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
-
A.
Hoán dụ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
So sánh
Văn bản trên ca ngợi điều gì?
-
A.
Tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam
-
B.
Niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lai tốt đẹp hơn
-
C.
Ca ngợi sức sống mãnh liệt của con người trước bão tố cuộc đời
-
D.
Ca ngợi niềm tin và sức sống của con người Việt Nam
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất.
Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh.
Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.
Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải sai lầm, gặp thất bại, hay ở một trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ – nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị ám ảnh, day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm một điều gì cả. Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết định: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quí báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn?
(Thay Thái Độ – Đổi Cuộc Đời 2 – Keith D. Harrell)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Nghị luận
Theo tác giả, tác dụng của thái độ sống tích cực là gì?
-
A.
Giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống.
-
B.
Giúp bạn luôn vui vẻ khi phải đối diện với mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống.
-
C.
Giúp bạn mở rộng nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
-
D.
Giúp bạn có được nhiều cơ hội mới.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu dưới đây: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quí báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Liệt kê
-
B.
So sánh
-
C.
Câu hỏi tu từ
-
D.
Điệp từ
Thông điệp rút ra từ văn bản trên?
-
A.
Hãy cố gắng làm những điều vĩ đại để cống hiến cho cuộc đời
-
B.
Hãy thay đổi thái độ sống, hãy sống với những cảm xúc tích cực.
-
C.
Cuộc sống sẽ chẳng có ý nghĩa nếu bạn không được làm chính mình
-
D.
Nếu bạn không thể làm những điều vĩ đại thì hãy làm những việc có ý nghĩa
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ đi ra phố tí mẹ về
Dối con như vậy để mẹ đi
Con ơi mười tháng còn bé bỏng
Ngủ lại với bà, mẹ lén đi.
[...]
Con ơi con tạm ở với bà
Gian nan bố mẹ phải băng qua
Sữa bò, sữa hộp thay sữa mẹ
Cố gắng uống vào giúp mẹ nha!
Đêm nay phòng trực quanh giường mẹ
Bao người thở máy, bao người rên
Sự sống mong manh - tia hy vọng
Đứng ngồi gan ruột mẹ sao yên.
Con quý yêu ơi nhớ con nhiều
Nhưng về sao được hỡi con yêu
Quặn lòng căng sữa nhưng mẹ phải
Để mặc con thơ... Chẳng được chiều.
(Trích Con thơ chẳng được chiều, Bùi Văn Quấn, đăng trên soyte.hatinh.gov.vn)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
-
A.
Nghệ thuật
-
B.
Báo chí
-
C.
Sinh hoạt
-
D.
Chính luận
Trong khổ thơ thứ hai, người mẹ dặn con điều gì?
-
A.
Ở lại với bà
-
B.
Uống sữa bò, sữa hộp thay sữa mẹ
-
C.
Nghe lời bà
-
D.
Không được khóc
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Đêm nay phòng trực quanh giường mẹ
Bao người thở máy, bao người rên
-
A.
So sánh
-
B.
Ẩn dụ
-
C.
Điệp từ
-
D.
Nhân hóa
Người mẹ trong văn bản trên là một người mẹ như thế nào?
-
A.
Giàu lòng vị tha, tha thứ cho mọi lỗi lầm của con
-
B.
Yêu thương con hết mực, cố gắng dành cho con những điều tốt đẹp nhất
-
C.
Giàu tình yêu thương con, giàu đức hi sinh
-
D.
Luôn nghiêm khắc với con để con trưởng thành hơn trong cuộc sống
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
MẸ
Con về thăm mẹ chiều mưa,
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên.
Giọt mưa sợi thẳng, sợi xiên.
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.
Con đi đánh giặc một đời,
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.
(Tô Hoàn)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Nghị luận
Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả điều gì?
-
A.
Cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ.
-
B.
Những mất mát, đau thương mà người mẹ phải ghánh chịu trong chiến tranh
-
C.
Sự hi sinh của người lính
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Hai câu thơ cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con?
-
A.
Tình yêu vô bờ bến của người con dành cho mẹ
-
B.
Nỗi xót xa, day dứt khi thấy cuộc đời mẹ quá vất vả, khó nhọc
-
C.
Niềm ân hận khi không nghe lời mẹ
-
D.
Đáp án A và B
Thông điệp rút ra từ văn bản trên?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Sự mất mát, nỗi đau của người mẹ thời hậu chiến.
-
B.
Thái độ, lòng biết ơn đối với sự hi sinh cao cả của người mẹ
-
C.
Sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc.
-
D.
Cần đem lại hạnh phúc, ấm no, sự quan tâm dành cho những người mẹ Việt Nam anh hùng
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một người bạn Phi-líp-pin gửi cho tôi cuốn sách mỏng. Tôi mở ra và nhìn thấy tựa đề “12 điều nhỏ bé mỗi người Phi-líp-pin có thể thực hiện để giúp ích Tổ quốc”. Tác giả - luật sư A-lếch-xan-đrơ L. Lác-xơn – chỉ là một thường dân, nhưng cuốn sách đã được khá nhiều nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX quan tâm và giới thiệu.
Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả đã trình bày và biện giải.
Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp.
Bạn có thể thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ bé này, việc tuân thủ Luật Giao thông lại được đặt lên hàng đầu?
Câu trả lời thật đơn giản. Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày.
Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.
Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” (trích châm ngôn của Lão Tử).
(Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22-10-2007, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.92, 93)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên:
-
A.
Nghị luận
-
B.
Tự sự
-
C.
Miêu tả
-
D.
Thuyết minh
Theo đoạn trích, nội dung nào được đặt lên hàng đầu cuốn sách?
-
A.
Tuân thủ biện pháp phòng chống dịch bệnh
-
B.
Tuân thủ Hiến pháp
-
C.
Tuân thủ Luật Giao thông
-
D.
Tôn trọng con người
Xác định phép tu từ cú pháp được sử dụng trong những câu văn sau: “Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước”.
-
A.
Ẩn dụ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
So sánh
-
D.
Điệp cú pháp
Giải pháp để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp?
-
A.
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân.
-
B.
Tăng cường công tác điều hành, giám sát các hoạt động giao thông.
-
C.
Xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm luật giao thông.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐIỀU CÔ CHƯA NÓI
Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay
Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng
Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng
Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa
Sau sân trường này sẽ là những ngã ba
Các em phải đi và tự mình chọn lựa
Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa
Cám dỗ em, em phải biết giữ mình
Đời người tránh sao được những phút “chùng chình”
Ai cũng có một “bến quê” để lãng quên rồi mơ ước
Mong em bình tâm trước những điều mất được
Và bền gan đi đến cuối hành trình
Trái tim em thao thức một mối tình
Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ
Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên
Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên
Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
(“Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh, Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64 )
Bài thơ là lời của ai nói với ai?
-
A.
Lời của cô giáo nói với các em học sinh sắp ra trường
-
B.
Lời của thầy giáo nói với các em học sinh sắp ra trường
-
C.
Lời của tâm sự của học sinh với người thầy
-
D.
Lời tâm sự của học sinh với người cô của mình
Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh nào?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Cầm sen tạo dáng
-
B.
Đẹp bất ngờ
-
C.
Thướt tha áo dài điệu múa
-
D.
Tóc dài buông ngang vai
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ
Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Câu hỏi tu từ
-
C.
Điệp cú pháp
-
D.
So sánh
Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
-
A.
Lời khuyên các em học sinh phải biết tự yêu chính bản thân mình.
-
B.
Lời nhắn nhủ, động viên với các em học sinh: quên đi những vấp ngã, hãy lạc quan, tin tưởng vào con đường tương lai rộng mở phía trước.
-
C.
Lời khuyên các em học sinh phải chọn con đường đi phù hợp với bản thân.
-
D.
Lời khuyên nhủ học sinh hãy luôn ghi nhớ thầy cô đã dạy dỗ, dìu dắt mình nên người.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao…
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!
(Mẹ - Bằng Việt)
Xác định hai phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:
-
A.
Tự sự, miêu tả
-
B.
Miêu tả, biểu cảm
-
C.
Tự sự, biểu cảm
-
D.
Biểu cảm, nghị luận
Nỗi nhớ được nhắc đến trong đoạn trích?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Dáng mẹ đi lại chăm sóc khi bị thương
-
B.
Những món ăn giản dị, đời thường
-
C.
Cô bé hàng xóm mắt tinh nghịch
-
D.
Vườn cây che bóng kín sau nhà
Vẻ đẹp của người mẹ thể hiện qua đoạn trích?
-
A.
Cam chịu, nhẫn nhục
-
B.
Giàu lòng vị tha
-
C.
Vẻ đẹp âm thầm, lặng lẽ, giàu đức hi sinh
-
D.
Tần tảo, chịu khó chăm chồng, nuôi con
Tình cảm tác giả dành cho mẹ được thể hiện qua văn bản trên:
-
A.
Thương quý mẹ
-
B.
Biết ơn những hi sinh của mẹ đã dành cho đất nước, cho nhân dân
-
C.
Luôn nhớ về mẹ và những kỉ niệm bên mẹ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa tựu trường chúng con bên nhau
thầy vẫn đọc lời văn năm cũ:
Hằng năm cứ vào cuối thu ...
Mười mấy năm xa trường chạm kiếp bể dâu
đôi lần trường xưa hiện lên như chớp lửa
đôi đứa trong chúng con đã thành ông này bà nọ
chỉ kỉ niệm là cứ trẻ hoài như màu mắt trẻ thơ
Kỉ niệm cứ hóa thành chiếc lá sau mưa
cứ ẩm mát mặt sân trường cũ
riêng thầy hóa thành cây phượng già năm cũ
buổi con về tí tách trận mưa hoa ”
(Trương Vũ Thiên An - Chiếc lá, in trong tập thơ “Tạ”, NXB Hội Nhà Văn, 2018, trang 36)
Chỉ ra “lời văn năm cũ” mà thầy vẫn đọc trong ngày tựu trường ở đoạn thơ trên.
-
A.
Hằng năm cứ vào cuối thu ...
-
B.
Kỉ niệm cứ hóa thành chiếc lá sau mưa
-
C.
Mười mấy năm xa trường chạm kiếp bể dâu
-
D.
riêng thầy hóa thành cây phượng già năm cũ
Trong văn bản trên, người thầy “hóa” thành hình ảnh nào?
-
A.
Cây phượng già
-
B.
Cây bàng
-
C.
Chiếc lá
-
D.
Sân trường
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ hai.
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Hoán dụ
Tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản trên?
-
A.
Nỗi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường, nỗi nhớ thầy, nhớ bạn bè.
-
B.
Biết ơn công ơn dạy dỗ của người thầy đã dìu dắt mình nên người.
-
C.
Tiếc nuối cho quãng thời gian học tập dưới mái trường đã không cố gắng, nỗ lực học tập nhiều hơn.
-
D.
Đáp án A và B
Lời giải và đáp án
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt
Có người như nhà địa chất
Đọc ngầm cái gì ở sâu trong đất
Cái mạch ngầm văn bản phía sau văn.
Kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm.
Cái nhạc trưởng chỉ huy trong tiềm thức
(Đọc thơ mạch ngầm văn bản - Chế Lan Viên).
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Nghị luận
-
C.
Tự sự
-
D.
Miêu tả
Đáp án: A
Dựa vào các phương thức biểu đạt chính đã học
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
-
A.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
-
B.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-
C.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
-
D.
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Đáp án: B
Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ dưới đây:
Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt
-
A.
Phép điệp
-
B.
Phép so sánh
-
C.
Pháp nhân hóa
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án: D
Dựa vào các biện pháp tu từ đã học
Biện pháp nghệ thuật:
So sánh: Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Phép điệp: Đọc…
Anh /chị hiểu thế nào là đọc thơ theo kiểu nhà địa chất mà Chế Lan Viên đã nói đến trong đoạn thơ trên?
-
A.
Đọc bề nổi trên mặt ngôn từ
-
B.
Đọc thầm bằng mắt
-
C.
Đọc mạch ngầm của văn bản
-
D.
Đọc nơi tĩnh lặng
Đáp án: C
Xem lại nội dung văn bản
Đọc thơ theo kiểu nhà địa chất tức là đọc mạch ngầm của văn bản, phía sau lớp ngôn từ bề nổi.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Nhu cầu về khẩu trang y tế tăng vọt, mặt hàng này trở nên khan hiếm. Rất nhiều cửa hàng dược phẩm đã tăng giá loại hàng này lên gấp nhiều lần để kiếm lời bất chính. Tình hình “căng” đến mức trong cuộc họp trực tuyến sáng ngày 1/2/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phải yêu cầu: “Từ giờ phút này trở đi, nếu người dân có bằng chứng, hình ảnh bất kỳ nhà thuốc nào tăng giá bán (khẩu trang y tế), thì không cần thanh tra xuống làm việc, Bộ Y tế rút giấy phép ngay lập tức cửa hiệu đó. Đây là vấn đề kỷ cương và đạo đức”. Kết quả là hơn 1.200 hiệu thuốc trên toàn quốc đã bị xử phạt với số tiền hàng tỷ đồng.
Thế nhưng ngay trong những ngày bị dịch viêm phổi cấp hoành hành, đã có những việc làm mang đầy ý nghĩa của nhiều tổ chức, cá nhân trên dải đất hình chữ S: Phát khẩu trang y tế miễn phí cho người dân để phòng bệnh.
Đó là chuỗi cửa hàng dược phẩm số 66 phố Chùa Láng (quận Đống Đa, TP Hà Nội), … Anh Dương Đại Dũng, đã phát miễn phí hàng ngàn khẩu trang y tế cho người dân.
Đó là đơn vị chuyển phát nhanh Viettel Post, bỏ tiền ra mua hàng ngàn khẩu trang để cấp phát cho dân. Đó là ban quản lý chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) cấp miễn phí hơn 1 vạn khẩu trang y tế cho du khách đến chùa dịp đầu xuân. Rồi thành phố Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và rất nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước… cũng có hàng chục địa chỉ phát khẩu trang miễn phí.
Cổ nhân có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, chiếc khẩu trang y tế có giá trị chỉ vài ngàn bạc, không bằng một chén nước chè ở quán nước vỉa hè. Nhưng trong trận dịch này, những kẻ bất lương đã đội giá lên vài ba chục lần.
Việc đội giá này không chỉ là hành vi móc túi người dân một cách trái pháp luật, vô nhân đạo, thậm chí là một tội ác, mà còn gieo rắc tâm lý hoang mang cho xã hội. Đối nghịch với cảnh đó, việc phát khẩu trang miễn phí cho người dân của những tổ chức, cá nhân nói trên là một hành động vô cùng đẹp đẽ và nhân văn, thể hiện tấm lòng “bầu ơi thương lấy bí cùng”, tấm lòng “lá lành đùm lá rách”, tấm lòng nhường cơm sẻ áo những lúc hoạn nạn, đã được cha ông ta xây dựng và dầy công vun đắp từ hàng ngàn năm qua.
Những tấm khẩu trang tuy giá trị nhỏ nhoi, nhưng đã làm ấm lòng những người được nhận, làm giảm nguy cơ lây bệnh, nhiễm bệnh của hàng ngàn người trên cả nước.
Những việc làm đó rất đáng được tôn vinh.
(Theo Vũ Hữu Sự, https://nongnghiep.vn/tinh-nguoi-giua-dich-viem-phoi-cap-post257680.html)
Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên.
-
A.
Nghệ thuật
-
B.
Báo chí
-
C.
Sinh hoạt
-
D.
Khoa học
Đáp án: B
Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học
Phong cách ngôn ngữ chính: phong cách ngôn ngữ báo chí.
Trong đoạn trích, tác giả phê phán đối tượng nào?
-
A.
Nhiều cửa hàng dược phẩm tăng giá bán khẩu trang kiếm lời bất chính
-
B.
Nhiều cửa hàng thực phẩm tăng giá kiếm lời bất chính
-
C.
Nhiều siêu thị đầu cơ tích trữ lương thực
-
D.
Nhiều người dân ồ ạt tích trữ lương thực
Đáp án: A
Xem lại nội dung văn bản
Tác giả phê phán nhiều cửa hàng dược phẩm đã tăng giá loại hàng này lên gấp nhiều lần để kiếm lời bất chính.
Câu ca dao, tục ngữ nào không được nhắc đến trong văn bản trên?
-
A.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no
-
B.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
-
C.
Lá lành đùm lá rách
-
D.
Thương người như thể thương thân
Đáp án: D
Xem lại nội dung văn bản
– Các câu tục ngữ được nhắc đến trong văn bản: “một miếng khi đói bằng một gói khi no”; “bầu ơi thương lấy bí cùng”; “lá lành đùm lá rách”
– Tác dụng: Làm văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, tăng sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ, có chiều sâu. Qua đó tác giả đã đề cao truyền thống cao đẹp của dân tộc, đề cao tình người và sự cao thượng trong lúc khó khăn hoạn nạn.
Bản thân cần làm gì để chung tay đẩy lùi dịch bệnh?
-
A.
Tuyên truyền cho mọi người hiểu được mức độ nguy hiểm của virut Corona, mức độ lây lan, khả năng lây lan.
-
B.
Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định phòng chống dịch bệnh của Đảng và nhà nước.
-
C.
Chia sẻ, giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Ý thức, trách nhiệm của bản thân
Ý thức, trách nhiệm của bản thân:
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu được mức độ nguy hiểm của virut Corona, mức độ lây lan, khả năng lây lan.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định phòng chống dịch bệnh của Đảng và nhà nước.
- Chia sẻ, giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Của bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu trải qua cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…
(Trích “Trường ca mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
-
A.
Biểu cảm
-
B.
Miêu tả
-
C.
Tự sự
-
D.
Nghị luận
Đáp án: A
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu truyện cổ tích nào được nhắc đến trong văn bản trên?
-
A.
Cây khế, Sọ Dừa
-
B.
Tấm Cám, Cây khế
-
C.
Tấm Cám, Sọ Dừa
-
D.
Tấm Cám, Trầu Cau
Đáp án: B
Xem lại văn bản
Truyện cổ tích được nhắc đến trong văn bản: Tấm Cám, Cây khế thể hiện qua hai câu thơ:
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ:
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
-
A.
Hoán dụ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
So sánh
Đáp án: C
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ
- Tác dụng: Hình ảnh ẩn dụ “người sẽ nở hoa” chính là hình ảnh sức mạnh của con người Việt Nam đã vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn thử thách để tỏa sáng, để khẳng định mình. Tác giả cũng khẳng định – con người chính là loài hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất, đáng trân trọng nhất thế gian.
Văn bản trên ca ngợi điều gì?
-
A.
Tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam
-
B.
Niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lai tốt đẹp hơn
-
C.
Ca ngợi sức sống mãnh liệt của con người trước bão tố cuộc đời
-
D.
Ca ngợi niềm tin và sức sống của con người Việt Nam
Đáp án: D
Xem lại nội dung văn bản
Văn bản trên ca ngợi niềm tin và sức sống của con người Việt Nam.
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất.
Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh.
Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.
Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải sai lầm, gặp thất bại, hay ở một trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ – nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị ám ảnh, day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm một điều gì cả. Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết định: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quí báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn?
(Thay Thái Độ – Đổi Cuộc Đời 2 – Keith D. Harrell)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Nghị luận
Đáp án: D
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Theo tác giả, tác dụng của thái độ sống tích cực là gì?
-
A.
Giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống.
-
B.
Giúp bạn luôn vui vẻ khi phải đối diện với mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống.
-
C.
Giúp bạn mở rộng nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
-
D.
Giúp bạn có được nhiều cơ hội mới.
Đáp án: A
Xem lại văn bản
Theo tác giả: Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu dưới đây: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quí báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Liệt kê
-
B.
So sánh
-
C.
Câu hỏi tu từ
-
D.
Điệp từ
Đáp án: B
Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học
Biệp pháp nghệ thuật:
- Điệp từ “một”
- Câu hỏi tu từ
- Liệt kê
Thông điệp rút ra từ văn bản trên?
-
A.
Hãy cố gắng làm những điều vĩ đại để cống hiến cho cuộc đời
-
B.
Hãy thay đổi thái độ sống, hãy sống với những cảm xúc tích cực.
-
C.
Cuộc sống sẽ chẳng có ý nghĩa nếu bạn không được làm chính mình
-
D.
Nếu bạn không thể làm những điều vĩ đại thì hãy làm những việc có ý nghĩa
Đáp án: B
Xem lại nội dung đoạn thơ
Thông điệp rút ra từ văn bản trên: Hãy thay đổi thái độ sống. Vì thay thái độ, đổi cuộc đời. Hãy luôn sống với những cảm xúc tích cực.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ đi ra phố tí mẹ về
Dối con như vậy để mẹ đi
Con ơi mười tháng còn bé bỏng
Ngủ lại với bà, mẹ lén đi.
[...]
Con ơi con tạm ở với bà
Gian nan bố mẹ phải băng qua
Sữa bò, sữa hộp thay sữa mẹ
Cố gắng uống vào giúp mẹ nha!
Đêm nay phòng trực quanh giường mẹ
Bao người thở máy, bao người rên
Sự sống mong manh - tia hy vọng
Đứng ngồi gan ruột mẹ sao yên.
Con quý yêu ơi nhớ con nhiều
Nhưng về sao được hỡi con yêu
Quặn lòng căng sữa nhưng mẹ phải
Để mặc con thơ... Chẳng được chiều.
(Trích Con thơ chẳng được chiều, Bùi Văn Quấn, đăng trên soyte.hatinh.gov.vn)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
-
A.
Nghệ thuật
-
B.
Báo chí
-
C.
Sinh hoạt
-
D.
Chính luận
Đáp án: A
Xem lại phong cách ngôn ngữ đã học
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Trong khổ thơ thứ hai, người mẹ dặn con điều gì?
-
A.
Ở lại với bà
-
B.
Uống sữa bò, sữa hộp thay sữa mẹ
-
C.
Nghe lời bà
-
D.
Không được khóc
Đáp án: B
Xem lại văn bản
Trong khổ thơ thứ hai, người mẹ dặn con:
Sữa bò, sữa hộp thay sữa mẹ
Cố gắng uống vào giúp mẹ nha!
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Đêm nay phòng trực quanh giường mẹ
Bao người thở máy, bao người rên
-
A.
So sánh
-
B.
Ẩn dụ
-
C.
Điệp từ
-
D.
Nhân hóa
Đáp án: C
Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học
- Biện pháp nghệ thuật điệp từ: Bao người…
- Tác dụng: Nhấn mạnh số lượng bệnh nhân đang gặp khó khăn, nguy hiểm đang chờ mẹ.
Người mẹ trong văn bản trên là một người mẹ như thế nào?
-
A.
Giàu lòng vị tha, tha thứ cho mọi lỗi lầm của con
-
B.
Yêu thương con hết mực, cố gắng dành cho con những điều tốt đẹp nhất
-
C.
Giàu tình yêu thương con, giàu đức hi sinh
-
D.
Luôn nghiêm khắc với con để con trưởng thành hơn trong cuộc sống
Đáp án: C
Dựa vào nội dung văn bản
Người mẹ trong văn bản trên vô cùng yêu thương con, đồng thời cũng là người mẹ giàu đức hi sinh. Dù mẹ hiểu con con nhỏ, con rất cần hơi ấm của mẹ, nhưng mẹ hiểu rằng ngoài kia biết bao bệnh nhân đang nguy kịch, đang trong ranh giới mong manh của cuộc đời. Người mẹ chấp nhận hi sinh quãng thời gian được gần bên con, chăm sóc con để lên tuyến đầu chống dịch.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
MẸ
Con về thăm mẹ chiều mưa,
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên.
Giọt mưa sợi thẳng, sợi xiên.
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.
Con đi đánh giặc một đời,
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.
(Tô Hoàn)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Nghị luận
Đáp án: C
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả điều gì?
-
A.
Cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ.
-
B.
Những mất mát, đau thương mà người mẹ phải ghánh chịu trong chiến tranh
-
C.
Sự hi sinh của người lính
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án: A
Xem lại văn bản
Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ.
Hai câu thơ cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con?
-
A.
Tình yêu vô bờ bến của người con dành cho mẹ
-
B.
Nỗi xót xa, day dứt khi thấy cuộc đời mẹ quá vất vả, khó nhọc
-
C.
Niềm ân hận khi không nghe lời mẹ
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án: D
Xem lại hai câu thơ cuối
Nỗi niềm của người con được thể hiện ở hai câu cuối đó là:
- Tình yêu vô bờ bến của người con dành cho mẹ.
- Nỗi xót xa, day dứt, ân hận của người lính khi chưa chăm sóc tốt cho mẹ. Mẹ đã hi sinh quá nhiều cho con, cho đất nước.
Thông điệp rút ra từ văn bản trên?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Sự mất mát, nỗi đau của người mẹ thời hậu chiến.
-
B.
Thái độ, lòng biết ơn đối với sự hi sinh cao cả của người mẹ
-
C.
Sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc.
-
D.
Cần đem lại hạnh phúc, ấm no, sự quan tâm dành cho những người mẹ Việt Nam anh hùng
Đáp án: C
Xem lại nội dung văn bản
Thông điệp rút ra từ văn bản trên:
- Sự mất mát, nỗi đau của người mẹ thời hậu chiến.
- Thái độ, lòng biết ơn đối với sự hi sinh cao cả của người mẹ.
- Cần đem lại hạnh phúc, ấm no cho người mẹ Việt Nam anh hùng khi đất nước độc lập.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một người bạn Phi-líp-pin gửi cho tôi cuốn sách mỏng. Tôi mở ra và nhìn thấy tựa đề “12 điều nhỏ bé mỗi người Phi-líp-pin có thể thực hiện để giúp ích Tổ quốc”. Tác giả - luật sư A-lếch-xan-đrơ L. Lác-xơn – chỉ là một thường dân, nhưng cuốn sách đã được khá nhiều nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX quan tâm và giới thiệu.
Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả đã trình bày và biện giải.
Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp.
Bạn có thể thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ bé này, việc tuân thủ Luật Giao thông lại được đặt lên hàng đầu?
Câu trả lời thật đơn giản. Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày.
Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.
Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” (trích châm ngôn của Lão Tử).
(Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22-10-2007, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.92, 93)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên:
-
A.
Nghị luận
-
B.
Tự sự
-
C.
Miêu tả
-
D.
Thuyết minh
Đáp án: A
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Theo đoạn trích, nội dung nào được đặt lên hàng đầu cuốn sách?
-
A.
Tuân thủ biện pháp phòng chống dịch bệnh
-
B.
Tuân thủ Hiến pháp
-
C.
Tuân thủ Luật Giao thông
-
D.
Tôn trọng con người
Đáp án: C
Xem lại văn bản
Theo đoạn trích, việc tuân thủ Luật Giao thông được đặt lên hàng đầu.
Xác định phép tu từ cú pháp được sử dụng trong những câu văn sau: “Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước”.
-
A.
Ẩn dụ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
So sánh
-
D.
Điệp cú pháp
Đáp án: D
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
- Phép tu từ: Phép lặp cú pháp (lặp kết cấu ngữ pháp).
- Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tuân thủ Luật Giao thông và bày tỏ niềm mong mỏi tha thiết vào ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân.
Giải pháp để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp?
-
A.
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân.
-
B.
Tăng cường công tác điều hành, giám sát các hoạt động giao thông.
-
C.
Xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm luật giao thông.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Dựa vào kiến thức đời sống của bản thân
Giải pháp để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp:
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân.
- Tăng cường công tác điều hành, giám sát các hoạt động giao thông.
- Xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm luật giao thông.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐIỀU CÔ CHƯA NÓI
Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay
Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng
Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng
Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa
Sau sân trường này sẽ là những ngã ba
Các em phải đi và tự mình chọn lựa
Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa
Cám dỗ em, em phải biết giữ mình
Đời người tránh sao được những phút “chùng chình”
Ai cũng có một “bến quê” để lãng quên rồi mơ ước
Mong em bình tâm trước những điều mất được
Và bền gan đi đến cuối hành trình
Trái tim em thao thức một mối tình
Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ
Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên
Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên
Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
(“Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh, Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64 )
Bài thơ là lời của ai nói với ai?
-
A.
Lời của cô giáo nói với các em học sinh sắp ra trường
-
B.
Lời của thầy giáo nói với các em học sinh sắp ra trường
-
C.
Lời của tâm sự của học sinh với người thầy
-
D.
Lời tâm sự của học sinh với người cô của mình
Đáp án: A
Xem lại văn bản
Bài thơ là lời của cô giáo nói với các em học sinh sắp ra trường.
Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh nào?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Cầm sen tạo dáng
-
B.
Đẹp bất ngờ
-
C.
Thướt tha áo dài điệu múa
-
D.
Tóc dài buông ngang vai
Đáp án: D
Xem lại văn bản
Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh: đẹp bất ngờ, cầm sen tạo dáng, thướt tha áo dài điệu múa.
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ
Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Câu hỏi tu từ
-
C.
Điệp cú pháp
-
D.
So sánh
Đáp án: C
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
- Biện pháp nghệ thuật: Điệp cú pháp “Những…”
- Tác dụng: Nhấn mạnh những cung bậc cảm xúc của “em” đã từng trải qua trong đời người học sinh.
Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
-
A.
Lời khuyên các em học sinh phải biết tự yêu chính bản thân mình.
-
B.
Lời nhắn nhủ, động viên với các em học sinh: quên đi những vấp ngã, hãy lạc quan, tin tưởng vào con đường tương lai rộng mở phía trước.
-
C.
Lời khuyên các em học sinh phải chọn con đường đi phù hợp với bản thân.
-
D.
Lời khuyên nhủ học sinh hãy luôn ghi nhớ thầy cô đã dạy dỗ, dìu dắt mình nên người.
Đáp án: B
Xem lại nội dung hai câu thơ
Hai câu thơ là lời nhắn nhủ, động viên với các em học sinh: quên đi những vấp ngã, hãy lạc quan, tin tưởng vào con đường tương lai rộng mở phía trước.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao…
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!
(Mẹ - Bằng Việt)
Xác định hai phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:
-
A.
Tự sự, miêu tả
-
B.
Miêu tả, biểu cảm
-
C.
Tự sự, biểu cảm
-
D.
Biểu cảm, nghị luận
Đáp án: B
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm.
Nỗi nhớ được nhắc đến trong đoạn trích?
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
Dáng mẹ đi lại chăm sóc khi bị thương
-
B.
Những món ăn giản dị, đời thường
-
C.
Cô bé hàng xóm mắt tinh nghịch
-
D.
Vườn cây che bóng kín sau nhà
Đáp án: C
Xem lại văn bản
Những nỗi nhớ được nhắc đến trong đoạn trích: dáng mẹ chăm sóc khi bị thương, những món ăn giản dị đời thường, vườn cây che bóng kín sau nhà,…
Vẻ đẹp của người mẹ thể hiện qua đoạn trích?
-
A.
Cam chịu, nhẫn nhục
-
B.
Giàu lòng vị tha
-
C.
Vẻ đẹp âm thầm, lặng lẽ, giàu đức hi sinh
-
D.
Tần tảo, chịu khó chăm chồng, nuôi con
Đáp án: C
Xem lại nội dung văn bản
Hình ảnh người mẹ mang vẻ đẹp lặng lẽ, âm thầm mà cao quý, giàu đức hi sinh. Đó cũng chính là vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam anh hùng trên đất nước nói chung.
Tình cảm tác giả dành cho mẹ được thể hiện qua văn bản trên:
-
A.
Thương quý mẹ
-
B.
Biết ơn những hi sinh của mẹ đã dành cho đất nước, cho nhân dân
-
C.
Luôn nhớ về mẹ và những kỉ niệm bên mẹ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Xem lại nội dung văn bản
Tình cảm của tác giả đối với mẹ: trân trọng ghi nhớ suốt đời mình tình cảm quân dân sâu đậm và thiêng liêng người mẹ đã dành cho mình. Tác giả rất thương quý mẹ, luôn nhớ về mẹ và những kỉ niệm bên mẹ; xót thương và biết ơn những hi sinh mẹ đã dành cho đất nước, cho nhân dân.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa tựu trường chúng con bên nhau
thầy vẫn đọc lời văn năm cũ:
Hằng năm cứ vào cuối thu ...
Mười mấy năm xa trường chạm kiếp bể dâu
đôi lần trường xưa hiện lên như chớp lửa
đôi đứa trong chúng con đã thành ông này bà nọ
chỉ kỉ niệm là cứ trẻ hoài như màu mắt trẻ thơ
Kỉ niệm cứ hóa thành chiếc lá sau mưa
cứ ẩm mát mặt sân trường cũ
riêng thầy hóa thành cây phượng già năm cũ
buổi con về tí tách trận mưa hoa ”
(Trương Vũ Thiên An - Chiếc lá, in trong tập thơ “Tạ”, NXB Hội Nhà Văn, 2018, trang 36)
Chỉ ra “lời văn năm cũ” mà thầy vẫn đọc trong ngày tựu trường ở đoạn thơ trên.
-
A.
Hằng năm cứ vào cuối thu ...
-
B.
Kỉ niệm cứ hóa thành chiếc lá sau mưa
-
C.
Mười mấy năm xa trường chạm kiếp bể dâu
-
D.
riêng thầy hóa thành cây phượng già năm cũ
Đáp án: A
Xem lại văn bản
Lời văn năm cũ” mà thầy vẫn đọc trong ngày tựu trường ở đoạn thơ trên: Hằng năm cứ vào cuối thu ...
Trong văn bản trên, người thầy “hóa” thành hình ảnh nào?
-
A.
Cây phượng già
-
B.
Cây bàng
-
C.
Chiếc lá
-
D.
Sân trường
Đáp án: A
Xem lại nội dung văn bản
riêng thầy hóa thành cây phượng già năm cũ
buổi con về tí tách trận mưa hoa
Trong suy nghĩ của nhà thơ, người thầy “hóa thân” thành cây phượng già, bung nở muôn hoa ngày học sinh cũ về thăm. Như cây phượng già, người thầy năm cũ vẫn hiện hữu, gắn mình với mái trường, vững chãi và lặng lẽ dõi theo sự trưởng thành của bao lớp học trò; nao nức khi đám học trò cũ trở về.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ hai.
Chọn đáp án không phù hợp:
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Hoán dụ
Đáp án: D
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Biện pháp: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
Tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản trên?
-
A.
Nỗi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường, nỗi nhớ thầy, nhớ bạn bè.
-
B.
Biết ơn công ơn dạy dỗ của người thầy đã dìu dắt mình nên người.
-
C.
Tiếc nuối cho quãng thời gian học tập dưới mái trường đã không cố gắng, nỗ lực học tập nhiều hơn.
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án: D
Xem lại nội dung văn bản
Tình cảm của tác giả đối trong đoạn trích:
- Nỗi nhớ về những kỉ niệm dưới mái trường, nỗi nhớ thầy, nhớ bạn bè.
- Biết ơn công ơn dạy dỗ của người thầy đã dìu dắt mình nên người.
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 7 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 6 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 5 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 4 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 3 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 2 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 1 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết