Trắc nghiệm bài Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí Văn 12
Đề bài
Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
-
A.
Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động
-
B.
Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.
-
C.
Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động.
-
D.
Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn.
“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao
tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường bàn về những vấn đề gì trong đời sống?
-
A.
Vấn đề về cách ứng xử.
-
B.
Các vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách.
-
C.
Vấn đề về nhận thức.
-
D.
Cả 3 đáp án trên.
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nhất
Vấn đề nhận thức
Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.
Vấn đề về các quan hệ gia đình.
Vấn đề về các quan hệ xã hội.
Vấn đề về cách ứng xử
Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…
Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…
Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…
Trong các đề bài sau đây, đề bài nào thuộc nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
-
A.
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Viêt của giới trẻ hiện nay.
-
B.
“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.” (Đ.Đi-đơ-rơ). Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
-
C.
Bàn về nhân vật con sói trong tryện ngụ ngôn “Con sói và chùm nho” của La-
Phông-ten. -
D.
Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là một phi hành gia được bay vào vũ trụ và kể lại chuyến đi đó cho bạn của mình.
Một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có những yêu cầu gì về mặt nội dung?
-
A.
Nội dung làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí thông qua các thao tác lập luận như chứng minh, phân tích,… để làm sáng rõ vấn đề.
-
B.
Nghị luận làm sáng tỏ các vần đề về tư tưởng đạo lí bằng cách đưa ra những mặt hại.
-
C.
Cả A và B đều sai.
-
D.
Cả A và B đều đúng.
Mở bài của một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần đạt những yêu cầu nào?
-
A.
Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.
-
B.
Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận.
-
C.
Nêu vấn đề cần nghị luận.
-
D.
Cả ba đều đúng
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Giải thích vấn đề. Phân tích chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. Bình luận, bàn về vấn đề. Rút ra bài học.
Lời nhắn đến mọi người
Dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề
Sự khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
-
A.
Khác nhau về nội dung nghị luận.
-
B.
Khác nhau về hình thức.
-
C.
Khác nhau về các thao tác.
-
D.
Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
Ý nào dưới đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
-
A.
Nội dung đem ra bài luận về một vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức,… của con người.
-
B.
Bài biết có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ đúng đắn, sáng tỏ, chính xác.
-
C.
Lời văn trau chuốt, bóng bẩy, sử dụng biện pháp tu từ.
-
D.
Sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, chứng minh để làm sáng
tỏ vấn đề.
Trong các đề sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
-
A.
Suy nghĩ của em về câu ca dao “Học thầy không tày học bạn”.
-
B.
Suy nghĩ của em về “Bệnh ngôi sao” của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.
-
C.
Suy nghĩ của em về câu nói “Đọc sách hay cũng như được trò chuyện với một người bạn thông minh” (L.Tonstoi).
-
D.
Suy nghĩ của em về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.
Lời giải và đáp án
Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
-
A.
Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động
-
B.
Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.
-
C.
Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động.
-
D.
Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn.
Đáp án : C
- Có 4 bước để trình bày bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được sắp xếp như sau:
B1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
B2. Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
B3. Bình luận và đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến,… )
B4. Rút ra bài học nhận thức và hành động.
“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao
tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường bàn về những vấn đề gì trong đời sống?
-
A.
Vấn đề về cách ứng xử.
-
B.
Các vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách.
-
C.
Vấn đề về nhận thức.
-
D.
Cả 3 đáp án trên.
Đáp án : D
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống bao gồm:
+ Vấn đề nhận thức
+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách
+ Vấn đề về các quan hệ gia đình
+ Vấn đề về các quan hệ xã hội
+ Vấn đề về cách ứng xử
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nhất
Vấn đề nhận thức
Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.
Vấn đề về các quan hệ gia đình.
Vấn đề về các quan hệ xã hội.
Vấn đề về cách ứng xử
Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…
Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…
Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…
Vấn đề nhận thức
Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…
Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.
Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…
Vấn đề về các quan hệ gia đình.
Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…
Vấn đề về các quan hệ xã hội.
Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
Vấn đề về cách ứng xử
Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống bao gồm:
+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, ước mơ
+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha bao dung, độ lượng, tính trung thực,…
+ Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử,…
+ Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò,…
+ Vấn đề về cách ứng xử: đối nhân xử thế với con người trong cuộc sống.
Trong các đề bài sau đây, đề bài nào thuộc nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
-
A.
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Viêt của giới trẻ hiện nay.
-
B.
“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.” (Đ.Đi-đơ-rơ). Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
-
C.
Bàn về nhân vật con sói trong tryện ngụ ngôn “Con sói và chùm nho” của La-
Phông-ten. -
D.
Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là một phi hành gia được bay vào vũ trụ và kể lại chuyến đi đó cho bạn của mình.
Đáp án : B
- Khái niệm: “Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”
- Cách nhận biết:
+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, ước mơ
+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha
bao dung, độ lượng, tính trung thực,…
+ Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử,…
+ Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò,…
+ Vấn đề về cách ứng xử: đối nhân xử thế với con người trong cuộc sống.
- Hình thức: Một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, bài thơ, truyên ngắn,…
Một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có những yêu cầu gì về mặt nội dung?
-
A.
Nội dung làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí thông qua các thao tác lập luận như chứng minh, phân tích,… để làm sáng rõ vấn đề.
-
B.
Nghị luận làm sáng tỏ các vần đề về tư tưởng đạo lí bằng cách đưa ra những mặt hại.
-
C.
Cả A và B đều sai.
-
D.
Cả A và B đều đúng.
Đáp án : A
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là đưa ra những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn, chứ không đưa ra những mặt hại.
Mở bài của một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần đạt những yêu cầu nào?
-
A.
Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.
-
B.
Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận.
-
C.
Nêu vấn đề cần nghị luận.
-
D.
Cả ba đều đúng
Đáp án : D
- Mở bài cho bài văn nghị luân về một tư tưởng, đạo lí cần đạt những yêu cầu sau:
+ Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.
+ Nêu vấn đề cần nghị luân (Trích dẫn)
+ Phải làm gì về vấn đề được đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý)
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Giải thích vấn đề. Phân tích chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. Bình luận, bàn về vấn đề. Rút ra bài học.
Lời nhắn đến mọi người
Dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề
Mở bài
Dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề
Thân bài
Giải thích vấn đề. Phân tích chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. Bình luận, bàn về vấn đề. Rút ra bài học.
Kết bài
Lời nhắn đến mọi người
+ Mở bài:Dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề.
+ Thân bài:
- Giải thích vấn đề.
- Phân tích, chứng minh về tính đúng đắn của vấn đề.
- Bình luận, bàn về vấn đề.
- Rút ra bài học.
+ Kết bài: Lời nhắn gửi đến mọi người
Sự khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
-
A.
Khác nhau về nội dung nghị luận.
-
B.
Khác nhau về hình thức.
-
C.
Khác nhau về các thao tác.
-
D.
Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
Đáp án : A
- Khác nhau cơ bản về nội dung nghị luận
+ Nghị luận về tư tưởng đạo lí: kết hợp những thao tác lập luận làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
+ Nghị luận về hiện tượng đời sống: sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng có ý nghĩa xã hội.
Ý nào dưới đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
-
A.
Nội dung đem ra bài luận về một vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức,… của con người.
-
B.
Bài biết có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ đúng đắn, sáng tỏ, chính xác.
-
C.
Lời văn trau chuốt, bóng bẩy, sử dụng biện pháp tu từ.
-
D.
Sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, chứng minh để làm sáng
tỏ vấn đề.
Đáp án : C
Xem lại kiến thức cách làm bài
- Bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí có nội dung bàn luận về một tư tưởng đạo lí, văn hóa,.. của con người.
- Các bài văn nghị luận nói chung hay bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng đều có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ, luận chứng phải đúng đắn,
chính xác, sáng tỏ,…
- Sử dụng 6 thao tác lập luận cơ bản.
- Lời văn, câu văn cần phải cô đúc, ngắn gọn.
Trong các đề sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
-
A.
Suy nghĩ của em về câu ca dao “Học thầy không tày học bạn”.
-
B.
Suy nghĩ của em về “Bệnh ngôi sao” của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.
-
C.
Suy nghĩ của em về câu nói “Đọc sách hay cũng như được trò chuyện với một người bạn thông minh” (L.Tonstoi).
-
D.
Suy nghĩ của em về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.
Đáp án : B
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hình thức sẽ thuộc 2 dạng:
+ Dạng ngắn như các câu nói, câu tục ngữ, ca dao,…
+ Dạng dài là các truyện ngắn mang tính triết lí. Và làm rõ các vấn đề liên quan đến tư tửơng, đạo lí.
Đề : "Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của các nhân vật nổi tiếng hiện nay" thuộc nghị luận về một hiện tượng đời sống.