Trắc nghiệm bài Tây Tiến - Tìm hiểu chung Văn 12
Đề bài
Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.
-
B.
Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.
-
C.
Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.
-
D.
Cả 3 đáp án đều không chính xác.
Đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm nào?
-
A.
1946
-
B.
1947
-
C.
1948
-
D.
1949
Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?
-
A.
Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.
-
B.
Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ Quốc.
-
C.
Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào.
-
D.
Đánh tiêu hao lực lượng đội quân Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ nước ta.
Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?
-
A.
Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.
-
B.
Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
-
C.
Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.
-
D.
Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng còn có tên khác nào trong các tên sau đây?
-
A.
Lên Tây Tiến
-
B.
Nhớ Tây Tiến
-
C.
Tây Tiến ơi!
-
D.
Tây Tiến kỉ niệm
Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
-
A.
Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
-
B.
Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.
-
C.
Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
-
D.
Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.
Đáp án nào không phải biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Tây Tiến?
Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn
Hình ảnh thơ phong phú, gần gũi, chân thực.
Ngôn ngữ thơ linh hoạt, đa dạng
Bút pháp trữ tình kết hợp với trào phúng
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ
Vận dụng hình ảnh dân gian
Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
…
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
...
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến
Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh trữ tình thơ mộng
Những chặng đường hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Tiến giữa khung cảnh miền Tây hùng vĩ, dữ dội
Chân dung người lính Tây Tiến
Lời giải và đáp án
Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.
-
B.
Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.
-
C.
Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.
-
D.
Cả 3 đáp án đều không chính xác.
Đáp án : B
Hoàn cảnh sáng tác: Khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến, ông đã viết bài thơ này.
Đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm nào?
-
A.
1946
-
B.
1947
-
C.
1948
-
D.
1949
Đáp án : B
Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào.
Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?
-
A.
Giúp bộ đội Lào bảo vệ nước Lào.
-
B.
Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ Quốc.
-
C.
Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào.
-
D.
Đánh tiêu hao lực lượng đội quân Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ nước ta.
Đáp án : C
Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào.
Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?
-
A.
Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.
-
B.
Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
-
C.
Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.
-
D.
Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.
Đáp án : C
Dựa vào lời giới thiệu của Quang Dũng về người lính Tây Tiến thì những người lính này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên trí thức.
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng còn có tên khác nào trong các tên sau đây?
-
A.
Lên Tây Tiến
-
B.
Nhớ Tây Tiến
-
C.
Tây Tiến ơi!
-
D.
Tây Tiến kỉ niệm
Đáp án : B
Ban đầu, bài thơ được Quang Dũng đặt tên là Nhớ Tây Tiến. Ông sáng tác rất nhiều, nhưng không hiểu sao lại trăn trở nhất với riêng bài thơ này. Có lẽ Tây Tiến là một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Quang Dũng nên bài thơ thấm đẫm linh hồn đoàn quân hào hoa ngày nào, ông luôn muốn có một sự chỉn chu đến từng câu chữ. Cuối cùng, Quang Dũng lấy bút bỏ đi chữ “Nhớ”. Quang Dũng dã từng cho rằng: “Tây tiến, nhắc đến là đã thấy nỗi nhớ rồi. Thế nên để chữ nhớ là thừa”.
Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
-
A.
Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
-
B.
Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.
-
C.
Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
-
D.
Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.
Đáp án : D
Nội dung: Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.
Đáp án nào không phải biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Tây Tiến?
Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn
Hình ảnh thơ phong phú, gần gũi, chân thực.
Ngôn ngữ thơ linh hoạt, đa dạng
Bút pháp trữ tình kết hợp với trào phúng
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ
Vận dụng hình ảnh dân gian
Bút pháp trữ tình kết hợp với trào phúng
Vận dụng hình ảnh dân gian
Giá trị nghệ thuật:
- Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn
- Hình ảnh thơ phong phú, gần gũi, chân thực
- Ngôn ngữ thơ linh hoạt, đa dạng
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
…
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
...
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến
Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh trữ tình thơ mộng
Những chặng đường hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Tiến giữa khung cảnh miền Tây hùng vĩ, dữ dội
Chân dung người lính Tây Tiến
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Những chặng đường hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Tiến giữa khung cảnh miền Tây hùng vĩ, dữ dội
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Chân dung người lính Tây Tiến
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
…
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
...
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh trữ tình thơ mộng
Bố cục:
Khổ 1: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội
Khổ 2: Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng
Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến
Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài Phân tích bài thơ "Tây Tiến" Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài Cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài Vài nét về Quang Dũng Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết