Trắc nghiệm bài Tự do - Phân tích Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

Câu thơ “Tôi viết tên em” được lặp lại ở mỗi khổ thơ có tác dụng gì?

  • A.

    Thể hiện cảm xúc dạt dào, thiết tha và tình yêu mãnh liệt dành cho tự do

  • B.

    Tạo tính nhạc, điệp khúc ấn tượng cho bài thơ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 2 :

Trên những trang vở học sinh

Trên bàn học trên cây xanh

Trên đất cát và trên tuyết

Tôi viết tên em”

Những câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    So sánh

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Ẩn dụ

Câu 3 :

Dùng “em” để gọi cho “TỰ DO” là biện pháp nghệ thuật:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Ẩn dụ

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Nhân hóa

Câu 4 :

Tác giả viết tên “em” lên những trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan. Đây là những sự vật:

  • A.

    Những sự vật cụ thể

  • B.

    Những sự vật trừu tượng

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Tác giả viết tên “em” lên trên những sự vật trừu tượng:  những thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh”.

Đúng
Sai
Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Tình yêu tự do luôn thường trực, hiện diện trong  mọi không gian cụ thể, trong giấc mơ, trí tưởng tượng, hồi ức và cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường”

Đúng
Sai
Câu 7 :

Theo anh(chị) “tôi” ở đây chỉ ai?

  • A.

    Tác giả

  • B.

    Những độc giả của bài thơ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 8 :

Ở khổ thơ cuối, tại sao tác giả lại viết hoa chữ tự do?

  • A.

     Thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về tự do

  • B.

    Bất tử hóa tình yêu tự do

  • C.

    Tình yêu tự do lên đến đỉnh điểm, mãnh liệt, cao trào nhất

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 9 :

“Gọi tên em” thể hiện:

  • A.

    Dòng cảm xúc dạt dào, thiết tha, tình yêu dành cho tự do, tình yêu tự do hiện diện trong mọi không gian cụ thể.

  • B.

    Cảm xúc đã bật lên thành tiếng, đã thốt nên lời, tình yêu tự do đã đẩy lên đỉnh điểm

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 10 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

bài tình ca
bài anh hùng ca
bài thánh ca
Tự do là điều không có điểm dừng, bất diệt. Đặt vào hoàn cảnh nước Pháp bấy giờ đang mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng, bài thơ trở thành ..... nêu cao tinh thần đấu tranh tự do.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Câu thơ “Tôi viết tên em” được lặp lại ở mỗi khổ thơ có tác dụng gì?

  • A.

    Thể hiện cảm xúc dạt dào, thiết tha và tình yêu mãnh liệt dành cho tự do

  • B.

    Tạo tính nhạc, điệp khúc ấn tượng cho bài thơ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu “Tôi viết tên em” lặp lại ở cuối các khổ thơ cho thấy dòng cảm xúc dào dạt, thiết tha và tình yêu mãnh liệt dành cho tự do. Cách lặp ấy cũng tạo tính nhạc, điệp khúc ấn tượng cho bài thơ.

Câu 2 :

Trên những trang vở học sinh

Trên bàn học trên cây xanh

Trên đất cát và trên tuyết

Tôi viết tên em”

Những câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Điệp từ

  • B.

    So sánh

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Ẩn dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cách điệp từ “trên … trên” theo kiểu xoáy tròn tại sự lan tỏa triền miên và rộng khắp cho tự do và tạo tính nhạc bay bổng cho bài thơ.

Câu 3 :

Dùng “em” để gọi cho “TỰ DO” là biện pháp nghệ thuật:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Ẩn dụ

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cách sử dụng đại từ “em” để gọi TỰ DO là cách nhà thơ nhân hóa khái niệm trừu tượng này. Cách gọi này giúp nhà thơ diễn tả mối quan hệ thân mật, gắn bó và tình yêu thiết tha dành cho tự do.

Câu 4 :

Tác giả viết tên “em” lên những trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan. Đây là những sự vật:

  • A.

    Những sự vật cụ thể

  • B.

    Những sự vật trừu tượng

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Tôi viết tên em lên” : những trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan => những sự vật cụ thể.

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Tác giả viết tên “em” lên trên những sự vật trừu tượng:  những thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- “Tôi viết tên em lên”: viết trên những thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh…=> những sự vật trừu tượng

Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Tình yêu tự do luôn thường trực, hiện diện trong  mọi không gian cụ thể, trong giấc mơ, trí tưởng tượng, hồi ức và cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Tự do hiện diện trong mọi không gian, thời gian cụ thể, trong giấc mơ, trí tưởng tưởng, hồi ức và cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường. Trường phái siêu thực không phân biệt rõ rệt ranh giới giữa không gian, thời gian. Dù ở đâu, theo nghĩa nào thì “tôi” đều biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt… “EM” – TỰ DO đã chiếm trọn không gian của “tôi”, chiếm hết thời gian của “tôi” và suy nghĩ hành động của “tôi” luôn hướng về em.

Câu 7 :

Theo anh(chị) “tôi” ở đây chỉ ai?

  • A.

    Tác giả

  • B.

    Những độc giả của bài thơ

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt trong hoàn cảnh nước Pháp đang bị phát xít xâm lược.

Lời giải chi tiết :

Tôi có thể là tác giả, hoặc những độc giả của bài thơ, những con người có chung tình yêu tự do.

Câu 8 :

Ở khổ thơ cuối, tại sao tác giả lại viết hoa chữ tự do?

  • A.

     Thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về tự do

  • B.

    Bất tử hóa tình yêu tự do

  • C.

    Tình yêu tự do lên đến đỉnh điểm, mãnh liệt, cao trào nhất

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết hoa khi sự vật, hiện tượng là danh từ riêng.

Lời giải chi tiết :

Tự do là danh từ chung nhưng lại được tác giả viết hoa. Qua đó thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về tự do.

Câu 9 :

“Gọi tên em” thể hiện:

  • A.

    Dòng cảm xúc dạt dào, thiết tha, tình yêu dành cho tự do, tình yêu tự do hiện diện trong mọi không gian cụ thể.

  • B.

    Cảm xúc đã bật lên thành tiếng, đã thốt nên lời, tình yêu tự do đã đẩy lên đỉnh điểm

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Gọi tên em”: cảm xúc dạt dào đã bật thành tiếng, đã thốt nên lời, tình yêu tự do đã đẩy lên đến đỉnh điểm. Tự do là sức mạnh nhiệm màu tái sinh những cuộc đời. Tình yêu tự do cũng là kêu gọi hi sinh vì tự do.

Câu 10 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

bài tình ca
bài anh hùng ca
bài thánh ca
Tự do là điều không có điểm dừng, bất diệt. Đặt vào hoàn cảnh nước Pháp bấy giờ đang mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng, bài thơ trở thành ..... nêu cao tinh thần đấu tranh tự do.
Đáp án
bài tình ca
bài anh hùng ca
bài thánh ca
Tự do là điều không có điểm dừng, bất diệt. Đặt vào hoàn cảnh nước Pháp bấy giờ đang mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng, bài thơ trở thành
bài thánh ca
nêu cao tinh thần đấu tranh tự do.
Lời giải chi tiết :

Tự do là điểu không có điểm dừng, bất diệt. Đặt vào hoàn cảnh nước Pháp bấy giờ đang mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng, bài thơ trở thành bài thánh ca, nêu cao tinh thần đấu tranh tự do.

Trắc nghiệm bài Tự do - Tìm hiểu chung Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài Tìm hiểu chung về bài thơ Tự do Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Bác ơi - Phân tích Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài Phân tích bài thơ Bác ơi Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Bác ơi - Tìm hiểu chung Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài Tìm hiểu chung về bài thơ Bác ơi Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Đàn ghi-ta của Lorca - Phân tích Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Đàn ghi-ta của Lorca - Tìm hiểu chung Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài Tìm hiểu chung về bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Vài nét về nhà thơ Thanh Thảo Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài Vài nét về nhà thơ Thanh Thảo Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết