Trắc nghiệm Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

Nguyễn Tuân quê ở: 

  • A.

    Hà Nội

  • B.

    Nam Định

  • C.

    Hưng Yên

  • D.

    Hà Nam

Câu 2 :

Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình công chức

  • B.

    Gia đình có truyền thống yêu nước

  • C.

    Gia đình nông dân

  • D.

    Gia đình nha nho khi Hán học đã suy tàn

Câu 3 :

Vì sao Nguyễn Tuân bị đuổi học ở bậc thành chung?

  • A.

    Do tham gia một cuộc bãi khóa phản đối một số giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam

  • B.

    Do nói xấu giáo viên Pháp

  • C.

    Do bỏ học nhiều lần

  • D.

    Do sáng tác thơ ca cổ vũ cách mạng

Câu 4 :

Vì sao Nguyễn Tuân bị bắt đi tù?

  • A.

    Sang biên giới Thái Lan nhưng không có giấy phép

  • B.

    Có tư tưởng chống lại triều đình

  • C.

    Tham gia phong trào cách mạng

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 5 :

Nguyễn Tuân bị bắt giam một lần nữa năm bao nhiêu?

  • A.

    1940

  • B.

    1941

  • C.

    1942

  • D.

    1943

Câu 6 :

Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm bao nhiêu?

  • A.

    1995

  • B.

    1996

  • C.

    1997

  • D.

    1998

Câu 7 :

Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?

  • A.

    Khi đang học thành chung

  • B.

    Trong tù ở Thái Lan

  • C.

    Sau khi ra tù

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 8 :

Tích vào các sáng tác của tác giả Nguyễn Tuân:

Vang bóng một thời

Dưới bóng hoàng lan

Nắng trong vườn

Tùy bút Sông Đà

Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi

Câu 9 :

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là:

  • A.

    Phong cách sáng tác của ông được gói gọn trong một chữ “ngông”. “Ngông” dựa trên sự tài hoa uyên bác và phong cách hơn người.

  • B.

    Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 10 :

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám là:

  • A.

    Nguyễn Tuân đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày

  • B.

    Nguyễn Tuân tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ - hiện tại – tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nguyễn Tuân quê ở: 

  • A.

    Hà Nội

  • B.

    Nam Định

  • C.

    Hưng Yên

  • D.

    Hà Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Câu 2 :

Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?

  • A.

    Gia đình công chức

  • B.

    Gia đình có truyền thống yêu nước

  • C.

    Gia đình nông dân

  • D.

    Gia đình nha nho khi Hán học đã suy tàn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình nhà nho khi Hán học đã suy tàn.

Câu 3 :

Vì sao Nguyễn Tuân bị đuổi học ở bậc thành chung?

  • A.

    Do tham gia một cuộc bãi khóa phản đối một số giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam

  • B.

    Do nói xấu giáo viên Pháp

  • C.

    Do bỏ học nhiều lần

  • D.

    Do sáng tác thơ ca cổ vũ cách mạng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân học hết bậc thành chung thì bị đuổi do tham gia một cuộc bãi khóa phản đối một số giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam.

Câu 4 :

Vì sao Nguyễn Tuân bị bắt đi tù?

  • A.

    Sang biên giới Thái Lan nhưng không có giấy phép

  • B.

    Có tư tưởng chống lại triều đình

  • C.

    Tham gia phong trào cách mạng

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân bị bắt đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép.

Câu 5 :

Nguyễn Tuân bị bắt giam một lần nữa năm bao nhiêu?

  • A.

    1940

  • B.

    1941

  • C.

    1942

  • D.

    1943

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị.

Câu 6 :

Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm bao nhiêu?

  • A.

    1995

  • B.

    1996

  • C.

    1997

  • D.

    1998

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

Câu 7 :

Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?

  • A.

    Khi đang học thành chung

  • B.

    Trong tù ở Thái Lan

  • C.

    Sau khi ra tù

  • D.

    Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sau khi ra tù, Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương.

Câu 8 :

Tích vào các sáng tác của tác giả Nguyễn Tuân:

Vang bóng một thời

Dưới bóng hoàng lan

Nắng trong vườn

Tùy bút Sông Đà

Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi

Đáp án

Vang bóng một thời

Tùy bút Sông Đà

Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi

Lời giải chi tiết :

Những tác phẩm chính của Nguyễn Tuân:

- Vang bóng một thời (1940)

- Tùy bút Sông Đà (1960)

- Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)

Câu 9 :

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là:

  • A.

    Phong cách sáng tác của ông được gói gọn trong một chữ “ngông”. “Ngông” dựa trên sự tài hoa uyên bác và phong cách hơn người.

  • B.

    Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng.

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”: mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương xót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”.

Câu 10 :

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám là:

  • A.

    Nguyễn Tuân đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày

  • B.

    Nguyễn Tuân tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ - hiện tại – tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng, không còn cái ngông nghênh, khinh bạc. Nguyễn Tuân tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ - hiện tại – tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường, giọng văn khinh bạc chủ yếu để ném vào kẻ thù dân tộc hay những mặt trái của xã hội.