Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 4 Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Năm tôi lên 10, mỗi lần đạp xe chở tôi chạy ngang một ngôi nhà ngói lụp xụp, ba thường hào hứng nhắc: “Trường cũ của ba đấy!”

Năm tôi 30 tuổi, có lần hai cha con đi qua ngôi trường cũ, nay đã trở

thành một khách sạn sang trọng, mắt Ba thoáng buồn.

Năm tôi 50 tuổi, ba mất. Bữa nọ, lúc sắp xếp lại đống đồ tế nhuyễn của

ông, tôi chợt thấy một chiếc hộp rất xinh, bên trong chi có một mảnh ngói vỡ

cùng hàng chữ nắn nót: “Chút kỷ niệm còn sót lại từ ngôi trường của tôi”.

Lê Nguyễn (nhavantphcm.com)

Câu 1.1

Phương pháp biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Miêu tả

Câu 1.2

Nhan đề nào dưới đây không phù hợp với băn bản trên?

  • A.

    Trường cũ

  • B.

    Mảnh ngói vỡ

  • C.

    Ba tôi

  • D.

    Năm tôi 10 tuổi

Câu 1.3

Các con số 10, 30, 50 có ý nghĩa như thế nào trong câu chuyện trên?

  • A.

    Sự thay đổi của thời gian, cảnh vật

  • B.

    Sự thay đổi của lòng người

  • C.

    Sự thay đổi của người con

  • D.

    Sự thay đổi của trường cũ

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Hãy sống thủy chung

  • B.

    Trân trọng quá khứ

  • C.

    Sống nhanh, sống vội, sống có ý nghĩa

  • D.

    Giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn

Câu 2 :

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên 
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
…ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

(Mẹ – Đỗ Trung Quân)

Câu 2.1
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
  • A.
    Nghệ thuật
  • B.
    Khoa học
  • C.
    Báo chí
  • D.
    Chính luận
Câu 2.2
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.
    Nhân hóa
  • B.
    So sánh
  • C.
    Điệp từ
  • D.
    Ân dụ
Câu 2.3

Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mẹ trong văn bản trên.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
  • B.
    Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
  • C.
    Trái tim âu lo lại giục giã đi tìm
  • D.
    Gai đời đâm úa máu
Câu 2.4

Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:

Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm

  • A.
    Mẹ ngày càng xa cách chúng ta
  • B.
    Mẹ luôn lo lắng, dõi theo ta dù bất cứ nơi nào
  • C.
    Con người ngày càng vô cảm
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Em thấy không, tất cả đã xa rồi

Trong hơi thở của thời gian rất khẽ

Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế

Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.


Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay

Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước

Con ve tiên tri vô tâm báo trước

Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.


Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu

Bài hát đầu, xin hát về trường cũ

Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ

Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm.

 

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em

Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ

Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế

Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?

 

"Có một nàng Bạch Tuyết, các bạn ơi

Với lại bảy chú lùn rất quấy"

"Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy"

(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).

 

Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào

Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy

Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy

Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm.

 

Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên

Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ

Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ

Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi!

 

Em đã yêu anh, anh đã xa vời

Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi

Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại

Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên.

(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)

Câu 3.1
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
  • A.
    Tự do
  • B.
    6 chữ
  • C.
    7 chữ
  • D.
    8 chữ
Câu 3.2
Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản trên
  • A.
    Em
  • B.
    Anh
  • C.
    Ngôi trường
  • D.
    Chiếc lá
Câu 3.3

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Điệp cú pháp
  • D.
    Liệt kê
Câu 3.4

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Hãy trân trọng quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường
  • B.
    Vai trò của thầy cô trong cuộc đời của mỗi con người
  • C.
    Tình đầu là mối tình đẹp nhất
  • D.
    Trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống
Câu 4 :

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(…) Những tình yêu thật thường không ồn ào
chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt
chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan
bằng chén cơm ăn mắm ruốc
bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc
bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân
có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời
hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước
 
có những thằng con trai mười tám tuổi
nhiều khi cực quá, khóc ào
nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ
phanh ngực áo và mở trần bản chất
mỉm cười trước những lời lẽ quá to
nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc (…)

(Trích “Thử nói về hạnh phúc” – Thanh Thảo)

Câu 4.1
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do
Câu 4.2

Hãy chỉ ra những khó khăn của đất nước “trong hồi khốc liệt” được nhắc đến trong đoạn trích trên?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.
    giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc
  • B.
    những nắm đất mọc theo đường hành quân
  • C.
    chén cơm mắm ruốc
  • D.
    chưa từng biết nụ hôn người con gái
Câu 4.3

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Điệp cú pháp
  • D.
    Liệt kê
Câu 4.4

Câu thơ “Những tình yêu thật thường không ồn ào” được hiểu như thế nào?

  • A.
    Tình yêu nhỏ bé thường không được chú ý đến
  • B.
    Tình yêu nên được bồi đắp từ những điều nhỏ bé
  • C.
    Những tình cảm chân thật không nhất thiết phải nói ra bằng lời hoa mĩ hay bằng những hành động khoa trương
  • D.
    Tình yêu giản dị mới bền lâu
Câu 5 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò…sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

(“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)

Câu 5.1

Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với mẹ?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Nỗi nhớ, niềm xót xa
  • B.
    Tình yêu thương
  • C.
    Lòng biết ơn
  • D.
    Sự tự hào
Câu 5.2
Câu thơ nào trong văn bản trên sử dụng chất liệu dân gian?
  • A.
    Mẹ ta không có yếm đào
    nón mê thay nón quai thao đội đầu
  • B.
    rối ren tay bí tay bầu
    váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
  • C.
    Cái cò…sung chát đào chua…
    câu ca mẹ hát gió đưa về trời
  • D.
    ta đi trọn kiếp con người
    cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
Câu 5.3

Tất cả các đáp án trên

  • A.
    Không có yếm đào
  • B.
    Nón mê thay nón quai thao đội đầu
  • C.
    Váy nhuộm bùn
  • D.
    Áo cài khuy bấm
Câu 5.4
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:
  • A.
    Miêu tả
  • B.
    Tự sự
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Biểu cảm
Câu 6 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 (1) Giấc mơ của anh hề
Thấy mình thành triệu phú
Ác-lơ-canh nghèo khổ
Nằm mỉm cười sau tấm màn nhung.
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Trên đá lạnh người tù
Gặp bầy chim cánh trắng
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt
Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.
 
(2) Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.
 
(3) Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa....

(Trích Giấc mơ của anh hề - Lưu Quang Vũ)

Câu 6.1
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do
Câu 6.2
Trong đoạn thơ, người hát xẩm đã mơ thấy điều gì?
  • A.
    Thành triệu phú
  • B.
    Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
  • C.
    Mơ thấy chiếc bánh khổng lồ
  • D.
    Mơ thấy bầy chim trắng
Câu 6.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.

  • A.
    So sánh, điệp
  • B.
    So sánh, nhân hóa
  • C.
    Điệp, nhân hóa
  • D.
    So sánh, hoán dụ
Câu 6.4

Thông điệp rút ra từ văn bản trên:

  • A.
    Trân trọng ước mơ của những kiếp người nhỏ bé
  • B.
    Ước mơ khó có thể thực hiện được nếu không có tiềm lực
  • C.
    Hãy mơ những điều nhỏ bé
  • D.
    Con người sống cần có ước mơ
Câu 7 :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
      Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật mới. Người Nhật tin rằng, khi một thứ gì đó từng bị tổn thương và mang trong mình một lịch sử, nó sẽ đẹp hơn. Vì thế, thay vì vứt một cái bát vỡ đi, họ sẽ gắn lại những mảnh vỡ bằng vàng. Thay vì tìm cách che dấu đi những vết nứt vỡ, họ dùng vàng để làm chúng nổi bật lên như một cách để ca tụng và biến chúng thành điểm nhấn của cả chiếc bát. Con người cũng vậy. Tất cả những khó khăn, thương tổn bạn đã hoặc đang phải trải qua không làm cho bạn xấu xí hơn. Bạn có quyền lựa chọn để sơn lên những thương tổn ấy của mình một lớp vàng. Bạn hoàn toàn có thể vực mình dậy và rút ra bài học từ những vấp váp ấy để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những tổn thương của mình và nói rằng: “Hãy nhìn những gì tôi đã trải qua. Nhờ chúng mà tôi trở thành tôi của ngày hôm nay. Giờ không có gì là tôi không thể vượt qua.” Không ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của cuộc đời mình.
(Nguồn https://kenhphunu.com/danh-cho-ai-da-tung-do-vo.html)
Câu 7.1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên:

  • A.
    Nghị luận
  • B.
    Tự sự
  • C.
    Miêu tả
  • D.
    Thuyết minh
Câu 7.2

Người Nhật Bản đã làm gì khi một cái bát bị nứt vỡ?

  • A.

    dùng keo gắn lại những mảnh vỡ

  • B.
    dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ
  • C.
    bỏ những mảnh vỡ để lát nền
  • D.

    cất những mảnh vở vào chậu cây

Câu 7.3

Câu văn “Ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của cuộc đời mình” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.
    Ẩn dụ
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    So sánh
Câu 7.4

Bài học rút ra từ văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Sống là chính mình, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
  • B.
    Biến những thiếu xót, khiếm khuyết của bản thân thành sức mạnh
  • C.
    Nếu không cố gắng vươn lên, chúng ta chỉ là những kẻ thất bại
  • D.
    Vượt qua những khó khăn, thiếu xót của bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
Câu 8 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Nếu anh không về trong buổi chiều nay
Em đừng buồn và âu lo quá nhé
Nhớ đón con và động viên cha mẹ
Bởi Tổ quốc cần , anh chẳng thể ngồi yên!

Bao nhiêu người cũng rất muốn đoàn viên
Nhưng covid đang tràn lan đất nước
Anh không thể, nghĩ tình riêng mình được
Khi các bạn anh , bạc tóc, hao gầy!

Ai cũng mong cho đất nước mỗi ngày
Không còn tin, người nhiễm thêm ca mới
Thương Tổ quốc, em ở nhà hãy đợi
Hết dịch rồi, anh sẽ lại về thôi!

Sáng nay tin từ nước Ý xa xôi
Mấy ngàn người đã không còn sự sống
Thương Iran, muôn trái tim lay động
Hơn nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi!

Tây Ban Nha, rồi Đại Lục - Trung Hoa
Cả thế giới chìm một mầu tang tóc
Lo quê nhà , trái tim anh chợt khóc
Sợ dịch đến mình, sợ mất một người thân!

Anh không về , vì dân tộc đang cần
Chào em yêu, đồng đội anh đang đợi
Nếu ngày mai, anh mãi xa vời vợi
Đừng khóc nghe em... Anh chẳng yên lòng!

(Nếu anh không về... - Tác giả: Vũ Tuấn)

Câu 8.1
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản:
  • A.
    Nghệ thuật
  • B.
    Khoa học
  • C.
    Báo chí
  • D.
    Chính luận
Câu 8.2

Câu thơ nào dưới đây nói lên sự khốc liệt của dịch bệnh?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Mấy ngàn người đã không còn sự sống
  • B.
    Hàng nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi!
  • C.
    Cả thế giới chìm một màu tang tóc
  • D.

    Chào em yêu, đồng đội anh đang đợi

Câu 8.3

Những câu thơ sau gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về vẻ đẹp phẩm chất của con người trong cuộc chiến chống dịch bệnh:

"Bởi Tổ quốc cần , anh chẳng thể ngồi yên!"
"Anh không thể, nghĩ tình riêng mình được",
"Anh không về , vì dân tộc đang cần"

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Tình yêu đất nước
  • B.
    Sự hi sinh
  • C.
    Sự vị tha
  • D.
    Tinh thần cống hiến
Câu 8.4

Trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay đẩy lùi dịch bệnh?

  • A.
    Chấp hành và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch
  • B.
    Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng có ý thức phòng chống dịch
  • C.
    Có tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ đồng bào trong những khu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 9 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho ở dưới:

Người làm xiếc đi dây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

                 (Lời mẹ dặn – Phùng Quán)

Câu 9.1
Xác định thể thơ của văn bản trên?
  • A.
    5 chữ
  • B.
    6 chữ
  • C.
    7 chữ
  • D.
    Tự do
Câu 9.2

Tích cách nhân vật tôi trong đoạn thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.
    Không nói yêu thành ghét
  • B.
    Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi
  • C.
    Sét nổ trên đầu không xô ngã
  • D.
    Chọn đi trên con đường trải nhiều hoa
Câu 9.3

Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong 4 dòng thơ:

“Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.”

  • A.
    So sánh
  • B.
    Điệp cú pháp
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Nhân hóa
Câu 9.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

  • A.
    Trân trọng những phút giây được sống trong cuộc đời
  • B.
    Biến những khiếm khuyết, thiếu xót của mình thành sức mạnh
  • C.
    Sống và rèn luyện để trở thành người chân thật
  • D.
    Tha thứ cho lỗi lầm của người khác

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Năm tôi lên 10, mỗi lần đạp xe chở tôi chạy ngang một ngôi nhà ngói lụp xụp, ba thường hào hứng nhắc: “Trường cũ của ba đấy!”

Năm tôi 30 tuổi, có lần hai cha con đi qua ngôi trường cũ, nay đã trở

thành một khách sạn sang trọng, mắt Ba thoáng buồn.

Năm tôi 50 tuổi, ba mất. Bữa nọ, lúc sắp xếp lại đống đồ tế nhuyễn của

ông, tôi chợt thấy một chiếc hộp rất xinh, bên trong chi có một mảnh ngói vỡ

cùng hàng chữ nắn nót: “Chút kỷ niệm còn sót lại từ ngôi trường của tôi”.

Lê Nguyễn (nhavantphcm.com)

Câu 1.1

Phương pháp biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Miêu tả

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 1.2

Nhan đề nào dưới đây không phù hợp với băn bản trên?

  • A.

    Trường cũ

  • B.

    Mảnh ngói vỡ

  • C.

    Ba tôi

  • D.

    Năm tôi 10 tuổi

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhan đề phù hợp:

- Trường cũ

- Mảnh ngói vỡ

- Ba tôi

Câu 1.3

Các con số 10, 30, 50 có ý nghĩa như thế nào trong câu chuyện trên?

  • A.

    Sự thay đổi của thời gian, cảnh vật

  • B.

    Sự thay đổi của lòng người

  • C.

    Sự thay đổi của người con

  • D.

    Sự thay đổi của trường cũ

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Các con số 10,30,50 biểu đạt sự thay đổi, trôi chảy của thời gian, của cảnh vật, duy chỉ có tấm lòng của người cha dành cho ngôi trường cũ, dù trẻ hay già vẫn vẹn nguyên.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Hãy sống thủy chung

  • B.

    Trân trọng quá khứ

  • C.

    Sống nhanh, sống vội, sống có ý nghĩa

  • D.

    Giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp văn bản trên:

- Hãy sống thủy chung

- Trân trọng quá khứ

- Giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn

Câu 2 :

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên 
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
…ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

(Mẹ – Đỗ Trung Quân)

Câu 2.1
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
  • A.
    Nghệ thuật
  • B.
    Khoa học
  • C.
    Báo chí
  • D.
    Chính luận

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại các phương cách ngôn ngữ đọc học
Lời giải chi tiết :

Phương các ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 2.2
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.
    Nhân hóa
  • B.
    So sánh
  • C.
    Điệp từ
  • D.
    Ân dụ

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật
Lời giải chi tiết :
- Nghệ thuật nhân hóa
- Tác dụng:
+ Thể hiện sự chảy trôi nhanh của thời gian
+ Làm nổi bật tâm trạng hốt hoảng của nhà thơ
Câu 2.3

Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mẹ trong văn bản trên.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
  • B.
    Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
  • C.
    Trái tim âu lo lại giục giã đi tìm
  • D.
    Gai đời đâm úa máu

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mẹ trong văn bản trên: Thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ; Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi; Trái tim âu lo lại giục giã đi tìm.

Câu 2.4

Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:

Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm

  • A.
    Mẹ ngày càng xa cách chúng ta
  • B.
    Mẹ luôn lo lắng, dõi theo ta dù bất cứ nơi nào
  • C.
    Con người ngày càng vô cảm
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Điều nhà thơ nhận ra trong những câu thơ là: Khi ta thất bại, vấp ngã trên đường đời, trong khi nhiều người xung quanh thờ ơ, dửng dưng thì mẹ dẫu ở cách xa vẫn dõi theo lo lắng cho ta.

Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Em thấy không, tất cả đã xa rồi

Trong hơi thở của thời gian rất khẽ

Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế

Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.


Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay

Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước

Con ve tiên tri vô tâm báo trước

Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.


Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu

Bài hát đầu, xin hát về trường cũ

Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ

Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm.

 

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em

Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ

Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế

Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?

 

"Có một nàng Bạch Tuyết, các bạn ơi

Với lại bảy chú lùn rất quấy"

"Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy"

(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).

 

Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào

Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy

Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy

Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm.

 

Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên

Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ

Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ

Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi!

 

Em đã yêu anh, anh đã xa vời

Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi

Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại

Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên.

(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)

Câu 3.1
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
  • A.
    Tự do
  • B.
    6 chữ
  • C.
    7 chữ
  • D.
    8 chữ

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại số chữ trong câu thơ/ Số câu trong đoạn thơ

Lời giải chi tiết :

Thể thơ: tự do

Câu 3.2
Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản trên
  • A.
    Em
  • B.
    Anh
  • C.
    Ngôi trường
  • D.
    Chiếc lá

Đáp án: B

Phương pháp giải :
Xem lại bài thơ
Lời giải chi tiết :

Nhân vật trữ tình: anh – tác giả

Câu 3.3

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Điệp cú pháp
  • D.
    Liệt kê

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :

- Biện pháp nghệ thuật: điệp cú pháp Nỗi nhớ….

Câu 3.4

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Hãy trân trọng quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường
  • B.
    Vai trò của thầy cô trong cuộc đời của mỗi con người
  • C.
    Tình đầu là mối tình đẹp nhất
  • D.
    Trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản:
- Hãy trân trọng quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Đó chính là quãng thời gian tươi đẹp nhất của mỗi con người.
Câu 4 :

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(…) Những tình yêu thật thường không ồn ào
chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt
chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan
bằng chén cơm ăn mắm ruốc
bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc
bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân
có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời
hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước
 
có những thằng con trai mười tám tuổi
nhiều khi cực quá, khóc ào
nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ
phanh ngực áo và mở trần bản chất
mỉm cười trước những lời lẽ quá to
nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc (…)

(Trích “Thử nói về hạnh phúc” – Thanh Thảo)

Câu 4.1
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ/ Số câu trong đoạn thơ
Lời giải chi tiết :

Thể thơ: tự do

Câu 4.2

Hãy chỉ ra những khó khăn của đất nước “trong hồi khốc liệt” được nhắc đến trong đoạn trích trên?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.
    giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc
  • B.
    những nắm đất mọc theo đường hành quân
  • C.
    chén cơm mắm ruốc
  • D.
    chưa từng biết nụ hôn người con gái

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

– Những khó khăn được nhắc tới: chén cơm mắm ruốc (sinh hoạt đạm bạc), giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc (bom đạn khốc liệt), nắm đất mọc theo đường hành quân (chết chóc, hy sinh)

Câu 4.3

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Điệp cú pháp
  • D.
    Liệt kê

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật: điệp cú pháp Hạnh phúc nào cho….
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự trăn trở, nghĩ suy của người lính trẻ về hạnh phúc của mỗi cá nhân, của mọi người và của đất nước.
+ Tạo nhịp điệu dồn dập, gấp gáp cho câu thơ, giọng điệu suy tư, trăn trở.
Câu 4.4

Câu thơ “Những tình yêu thật thường không ồn ào” được hiểu như thế nào?

  • A.
    Tình yêu nhỏ bé thường không được chú ý đến
  • B.
    Tình yêu nên được bồi đắp từ những điều nhỏ bé
  • C.
    Những tình cảm chân thật không nhất thiết phải nói ra bằng lời hoa mĩ hay bằng những hành động khoa trương
  • D.
    Tình yêu giản dị mới bền lâu

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung câu thơ
Lời giải chi tiết :

Những tình yêu thật thường không ồn ào: là cách thể hiện tình yêu chân thành, giản dị bằng hành động cụ thể, giản đơn mà ý nghĩa. Những tình cảm chân thật không nhất thiết phải nói ra bằng lời hoa mĩ hay thể hiện bằng hành động khoa trương…

Câu 5 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò…sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

(“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)

Câu 5.1

Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với mẹ?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Nỗi nhớ, niềm xót xa
  • B.
    Tình yêu thương
  • C.
    Lòng biết ơn
  • D.
    Sự tự hào

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với mẹ qua văn bản trên: Nỗi nhớ, niềm xót xa, tình yêu thương và lòng biết ơn vô bờ đối với người mẹ.

Câu 5.2
Câu thơ nào trong văn bản trên sử dụng chất liệu dân gian?
  • A.
    Mẹ ta không có yếm đào
    nón mê thay nón quai thao đội đầu
  • B.
    rối ren tay bí tay bầu
    váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
  • C.
    Cái cò…sung chát đào chua…
    câu ca mẹ hát gió đưa về trời
  • D.
    ta đi trọn kiếp con người
    cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Dựa vào văn bản và ca dao dân gian
Lời giải chi tiết :
Hai câu thơ sử dụng chất liệu văn học dân gian:
Cái cò…sung chát đào chua…
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
trong ca dao ta thường gặp: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng hát nỉ non” hay “Cái cò đậu cọc cầu ao /Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua” và “Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay” .
Câu 5.3

Tất cả các đáp án trên

  • A.
    Không có yếm đào
  • B.
    Nón mê thay nón quai thao đội đầu
  • C.
    Váy nhuộm bùn
  • D.
    Áo cài khuy bấm

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết là: “không có yếm đào”, “Nón mê thay nón quai thao đội đầu”, “Rối ren tay bí tay bầu” “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”. Đó là một người mẹ nghèo, lam lũ, vất vả.

Câu 5.4
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:
  • A.
    Miêu tả
  • B.
    Tự sự
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Biểu cảm

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 6 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 (1) Giấc mơ của anh hề
Thấy mình thành triệu phú
Ác-lơ-canh nghèo khổ
Nằm mỉm cười sau tấm màn nhung.
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Trên đá lạnh người tù
Gặp bầy chim cánh trắng
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt
Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.
 
(2) Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.
 
(3) Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa....

(Trích Giấc mơ của anh hề - Lưu Quang Vũ)

Câu 6.1
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ
Lời giải chi tiết :

Thể thơ: Tự do

Câu 6.2
Trong đoạn thơ, người hát xẩm đã mơ thấy điều gì?
  • A.
    Thành triệu phú
  • B.
    Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
  • C.
    Mơ thấy chiếc bánh khổng lồ
  • D.
    Mơ thấy bầy chim trắng

Đáp án: B

Phương pháp giải :
Xem lại khổ 1
Lời giải chi tiết :

Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ

Câu 6.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.

  • A.
    So sánh, điệp
  • B.
    So sánh, nhân hóa
  • C.
    Điệp, nhân hóa
  • D.
    So sánh, hoán dụ

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp so sánh: Những giấc mơ với những cánh chim vẫy gọi

- Điệp: Những giấc mơ

Câu 6.4

Thông điệp rút ra từ văn bản trên:

  • A.
    Trân trọng ước mơ của những kiếp người nhỏ bé
  • B.
    Ước mơ khó có thể thực hiện được nếu không có tiềm lực
  • C.
    Hãy mơ những điều nhỏ bé
  • D.
    Con người sống cần có ước mơ

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

- Con người chỉ thật sự sống có ý nghĩa khi có ước mơ, khát khao.

Câu 7 :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
      Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật mới. Người Nhật tin rằng, khi một thứ gì đó từng bị tổn thương và mang trong mình một lịch sử, nó sẽ đẹp hơn. Vì thế, thay vì vứt một cái bát vỡ đi, họ sẽ gắn lại những mảnh vỡ bằng vàng. Thay vì tìm cách che dấu đi những vết nứt vỡ, họ dùng vàng để làm chúng nổi bật lên như một cách để ca tụng và biến chúng thành điểm nhấn của cả chiếc bát. Con người cũng vậy. Tất cả những khó khăn, thương tổn bạn đã hoặc đang phải trải qua không làm cho bạn xấu xí hơn. Bạn có quyền lựa chọn để sơn lên những thương tổn ấy của mình một lớp vàng. Bạn hoàn toàn có thể vực mình dậy và rút ra bài học từ những vấp váp ấy để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những tổn thương của mình và nói rằng: “Hãy nhìn những gì tôi đã trải qua. Nhờ chúng mà tôi trở thành tôi của ngày hôm nay. Giờ không có gì là tôi không thể vượt qua.” Không ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của cuộc đời mình.
(Nguồn https://kenhphunu.com/danh-cho-ai-da-tung-do-vo.html)
Câu 7.1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên:

  • A.
    Nghị luận
  • B.
    Tự sự
  • C.
    Miêu tả
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 7.2

Người Nhật Bản đã làm gì khi một cái bát bị nứt vỡ?

  • A.

    dùng keo gắn lại những mảnh vỡ

  • B.
    dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ
  • C.
    bỏ những mảnh vỡ để lát nền
  • D.

    cất những mảnh vở vào chậu cây

Đáp án: B

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật mới.

Câu 7.3

Câu văn “Ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của cuộc đời mình” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.
    Ẩn dụ
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    So sánh

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: “sơn vàng”; “mảnh vỡ” ẩn dụ cho cách con người khắc phục những thiếu xót, khiếm khuyết của bản thân mình.

Câu 7.4

Bài học rút ra từ văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Sống là chính mình, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
  • B.
    Biến những thiếu xót, khiếm khuyết của bản thân thành sức mạnh
  • C.
    Nếu không cố gắng vươn lên, chúng ta chỉ là những kẻ thất bại
  • D.
    Vượt qua những khó khăn, thiếu xót của bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Bài học rút ra từ văn bản trên:

- Sống là chính mình, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu

- Biến những thiếu xót, khiếm khuyết của bản thân thành sức mạnh

- Vượt qua những khó khăn, thiếu xót của bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình

Câu 8 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Nếu anh không về trong buổi chiều nay
Em đừng buồn và âu lo quá nhé
Nhớ đón con và động viên cha mẹ
Bởi Tổ quốc cần , anh chẳng thể ngồi yên!

Bao nhiêu người cũng rất muốn đoàn viên
Nhưng covid đang tràn lan đất nước
Anh không thể, nghĩ tình riêng mình được
Khi các bạn anh , bạc tóc, hao gầy!

Ai cũng mong cho đất nước mỗi ngày
Không còn tin, người nhiễm thêm ca mới
Thương Tổ quốc, em ở nhà hãy đợi
Hết dịch rồi, anh sẽ lại về thôi!

Sáng nay tin từ nước Ý xa xôi
Mấy ngàn người đã không còn sự sống
Thương Iran, muôn trái tim lay động
Hơn nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi!

Tây Ban Nha, rồi Đại Lục - Trung Hoa
Cả thế giới chìm một mầu tang tóc
Lo quê nhà , trái tim anh chợt khóc
Sợ dịch đến mình, sợ mất một người thân!

Anh không về , vì dân tộc đang cần
Chào em yêu, đồng đội anh đang đợi
Nếu ngày mai, anh mãi xa vời vợi
Đừng khóc nghe em... Anh chẳng yên lòng!

(Nếu anh không về... - Tác giả: Vũ Tuấn)

Câu 8.1
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản:
  • A.
    Nghệ thuật
  • B.
    Khoa học
  • C.
    Báo chí
  • D.
    Chính luận

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại các phương cách ngôn ngữ đọc học
Lời giải chi tiết :

Phương các ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 8.2

Câu thơ nào dưới đây nói lên sự khốc liệt của dịch bệnh?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Mấy ngàn người đã không còn sự sống
  • B.
    Hàng nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi!
  • C.
    Cả thế giới chìm một màu tang tóc
  • D.

    Chào em yêu, đồng đội anh đang đợi

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu thơ nào dưới đây nói lên sự khốc liệt của dịch bệnh: Mấy ngàn người đã không còn sự sống; Hàng nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi!; Cả thế giới chìm một màu tang tóc.

Câu 8.3

Những câu thơ sau gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về vẻ đẹp phẩm chất của con người trong cuộc chiến chống dịch bệnh:

"Bởi Tổ quốc cần , anh chẳng thể ngồi yên!"
"Anh không thể, nghĩ tình riêng mình được",
"Anh không về , vì dân tộc đang cần"

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Tình yêu đất nước
  • B.
    Sự hi sinh
  • C.
    Sự vị tha
  • D.
    Tinh thần cống hiến

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung các câu thơ
Lời giải chi tiết :

Những câu thơ gợi suy nghĩ về lòng yêu nước, tinh thần tự nguyện hi sinh, cống hiến vì dân tộc, vì đất nước. Khi dịch bệnh chưa yên, khi Tổ quốc cần, con người sẵn sàng gạt tình riêng để đi làm nhiệm vụ chống dịch.

Câu 8.4

Trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay đẩy lùi dịch bệnh?

  • A.
    Chấp hành và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch
  • B.
    Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng có ý thức phòng chống dịch
  • C.
    Có tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ đồng bào trong những khu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Ý thức, trách nhiệm của bản thân
Lời giải chi tiết :

Trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid 19:

- Chấp hành và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch

- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng có ý thức phòng chống dịch

- Có tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ đồng bào trong những khu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh

Câu 9 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho ở dưới:

Người làm xiếc đi dây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

                 (Lời mẹ dặn – Phùng Quán)

Câu 9.1
Xác định thể thơ của văn bản trên?
  • A.
    5 chữ
  • B.
    6 chữ
  • C.
    7 chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ
Lời giải chi tiết :

Thể thơ: tự do

Câu 9.2

Tích cách nhân vật tôi trong đoạn thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.
    Không nói yêu thành ghét
  • B.
    Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi
  • C.
    Sét nổ trên đầu không xô ngã
  • D.
    Chọn đi trên con đường trải nhiều hoa

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
– Tính cách của nhân vật tôi trong đoạn thơ được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ: yêu – ghét; không nói yêu thành ghét – không nói ghét thành yêu; muốn làm nhà văn chân thật; Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi – Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
– Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp: yêu ghét rõ ràng, khao khát làm người chân thật; sống hiên ngang, kiên cường, bản lĩnh.
Câu 9.3

Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong 4 dòng thơ:

“Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.”

  • A.
    So sánh
  • B.
    Điệp cú pháp
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Nhân hóa

Đáp án: B

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :

– Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc câu : “Dù ai – cũng không”.

– Tác dụng: Làm đoạn thơ trở nên giàu nhịp điệu, giàu tính nhạc; làm hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên sinh động, hấp dẫn. Qua đó làm nổi bật sự kiên định, dứt khoát, sự bản lĩnh của tác giả trước những cám dỗ, cũng như sự cứng rắn, kiên cường trước quyền thế. Bốn câu thơ cũng thể hiện sự dũng cảm của con người chân thật, bộc lộ khao khát mãnh liệt được làm một nhà văn chân thật để dùng ngòi bút của mình đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái giả dối lọc lừa để bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý và lẽ phải.

Câu 9.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

  • A.
    Trân trọng những phút giây được sống trong cuộc đời
  • B.
    Biến những khiếm khuyết, thiếu xót của mình thành sức mạnh
  • C.
    Sống và rèn luyện để trở thành người chân thật
  • D.
    Tha thứ cho lỗi lầm của người khác

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản 
Lời giải chi tiết :

Bài học rút ra từ văn bản trên: Sống và rèn luyện để trở thành người chân thật.

Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 5 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 5 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 6 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 6 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 7 Văn 10

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 7 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 8 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 8 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 3 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 3 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 2 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 2 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 1 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 1 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết