Trắc nghiệm Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Phân tích chi tiết Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập là:

  • A.

    Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)

  • B.

    Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1791)

  • C.

    Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ ( 1776)

  • D.

    Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1791)

Câu 2 :

Đáp án nào không thể hiện ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp?

  • A.

    Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và người Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại

  • B.

    Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng

  • C.

    Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 dân tộc, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau.

  • D.

    Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc khác.

Câu 3 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã tố cáo tội ác của:

  • A.

    Pháp

  • B.

    Mỹ

  • C.

    Nhật

  • D.

    Đáp án A và C

Câu 4 :

Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

  • A.

    Kinh tế

  • B.

    Chính trị

  • C.

    Văn hóa

  • D.

    Xã hội

Câu 5 :

Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ đế quốc nào?

  • A.

    Nhật

  • B.

    Pháp

  • C.

  • D.

    Các nước Đồng Minh

Câu 6 :

Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:

  • A.

    Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta

  • B.

    Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm

  • C.

    Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Câu 7 :

Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện điều gì

  • A.

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít

  • B.

    Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay Pháp, Nhật

  • C.

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm

  • D.

    Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ.

Câu 8 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?

  • A.

    Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

  • B.

    Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

  • C.

    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 9 :

Đối tượng mà Tuyên ngôn độc lập  hướng tới là:

  • A.

    Đồng bào cả nước

  • B.

    Nhân dân thế giới

  • C.

    Các nước đế quốc thực dân đang âm mưa xâm lược nước ta

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 10 :

Đánh giá sau đây về Tuyên ngôn độc lập đúng hay sai?

“Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình".

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập là:

  • A.

    Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)

  • B.

    Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1791)

  • C.

    Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ ( 1776)

  • D.

    Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1791)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)

Câu 2 :

Đáp án nào không thể hiện ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp?

  • A.

    Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và người Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại

  • B.

    Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng

  • C.

    Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 dân tộc, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau.

  • D.

    Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc khác.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa:

- Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và người Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại

-  Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng

- Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 dân tộc, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau.

Câu 3 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã tố cáo tội ác của:

  • A.

    Pháp

  • B.

    Mỹ

  • C.

    Nhật

  • D.

    Đáp án A và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tuyên ngôn độc lập tố cáo tội ác của Pháp và Nhật

Câu 4 :

Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

  • A.

    Kinh tế

  • B.

    Chính trị

  • C.

    Văn hóa

  • D.

    Xã hội

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK – 39

Lời giải chi tiết :

Về chính trị:“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”.

Câu 5 :

Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ đế quốc nào?

  • A.

    Nhật

  • B.

    Pháp

  • C.

  • D.

    Các nước Đồng Minh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.

Câu 6 :

Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:

  • A.

    Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta

  • B.

    Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm

  • C.

    Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam

  • D.

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:

- Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta

- Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm

- Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam

Câu 7 :

Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện điều gì

  • A.

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít

  • B.

    Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay Pháp, Nhật

  • C.

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm

  • D.

    Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chi tiết trên thể hiện dân tộc ta đã đánh đổ các xiềng xích của những đế quốc nào, giai cấp nào?

Lời giải chi tiết :

Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện dân tộc ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít.

Câu 8 :

Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?

  • A.

    Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

  • B.

    Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

  • C.

    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK – 40

Lời giải chi tiết :

Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật:

- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Câu 9 :

Đối tượng mà Tuyên ngôn độc lập  hướng tới là:

  • A.

    Đồng bào cả nước

  • B.

    Nhân dân thế giới

  • C.

    Các nước đế quốc thực dân đang âm mưa xâm lược nước ta

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào mục đích của bản tuyên ngôn độc lập, từ đó suy ra đối tượng mà tác giả muốn hướng đến.

Lời giải chi tiết :

Đối tượng mà Tuyên ngôn độc lập hướng tới là: đồng bào cả nước và nhân dân thế giới. Đồng thời, Hồ Chí Minh muốn ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế.

Câu 10 :

Đánh giá sau đây về Tuyên ngôn độc lập đúng hay sai?

“Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình".

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Nội dung đúng

- Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình