Trắc nghiệm bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Phân tích Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

Theo tác giả, hạn chế của văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 2 :

Theo tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu), văn hóa Việt Nam hạn chế ở những phương diện nào?

  • A.

    Thần thoại không phong phú. Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lí

  • B.

    Khoa học kĩ thuật không phát triển thành truyền thống

  • C.

    Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ. Thơ ca chưa có tác giả nào tầm vóc lớn lao

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Đáp án nào không đúng khi nói về thế mạnh của văn hóa Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu?

  • A.

    Thiết thực

  • B.

    Linh hoạt

  • C.

    Dung hòa

  • D.

    Dễ hòa hợp với điều mới

Câu 4 :

Đặc điểm của văn hóa Việt Nam về tôn giáo trong tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu):

  • A.

    Không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa

  • B.

    Không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo

  • C.

    Coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,…)

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Nội dung sau về tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) đúng hay sai?

“Về nghệ thuật, Người Việt Nam sáng tạo những tác phẩm có quy mô lớn, mang vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, phi thường”

Đúng
Sai
Câu 6 :

Đáp án nào không đúng khi nói về văn hóa ứng xử của người Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn vế vốn văn hóa dân tộc?

  • A.

    Trọng tình nghĩa

  • B.

    Chú trọng đến trí, dũng

  • C.

    Chuộng sự khéo léo

  • D.

    Không kì thị, cực đoan, thích sự yên ổn

Câu 7 :

Trong tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu), đặc điểm về sinh hoạt của người Việt Nam:

  • A.

    Thích chừng mực, vừa phải

  • B.

    Mong ước thái bình, an cư, lạc nghiệp để làm ăn no đủ

  • C.

    Sống thanh nhàn, thong thả, thích đông con nhiều cháu. Không mong những gì cao xa, khác thường

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc?

  • A.

    Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo

  • B.

    Hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải

  • C.

    Cái đẹp kì vĩ, phi thường

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 9 :

Nội dung sau về tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu đúng hay sai?

“Về kiến trúc, ta chuộng cái có quy mô lớn, kì vĩ”

Đúng
Sai
Câu 10 :

Theo tác giả, con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa trông cậy vào điều gì?

  • A.

    Khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài

  • B.

    Sự sáng tạo của chính dân tộc đó

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Theo tác giả, hạn chế của văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Hạn chế: Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.

Câu 2 :

Theo tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu), văn hóa Việt Nam hạn chế ở những phương diện nào?

  • A.

    Thần thoại không phong phú. Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lí

  • B.

    Khoa học kĩ thuật không phát triển thành truyền thống

  • C.

    Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ. Thơ ca chưa có tác giả nào tầm vóc lớn lao

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Hạn chế trên các phương diện:

- Thần thoại không phong phú

- Tôn giáo, triết học không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí.

- Khoa học kĩ thuật không phát triển thành truyền thống.

- Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ.

- Thơ ca chưa có tác giả nào mang tầm vóc lớn lao.

Câu 3 :

Đáp án nào không đúng khi nói về thế mạnh của văn hóa Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu?

  • A.

    Thiết thực

  • B.

    Linh hoạt

  • C.

    Dung hòa

  • D.

    Dễ hòa hợp với điều mới

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thế mạnh của văn hóa Việt Nam: thiết thực, linh hoạt, dung hòa, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người hiền lành, tình nghĩa.

Câu 4 :

Đặc điểm của văn hóa Việt Nam về tôn giáo trong tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu):

  • A.

    Không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa

  • B.

    Không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo

  • C.

    Coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,…)

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Về tôn giáo: không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,…)

Câu 5 :

Nội dung sau về tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) đúng hay sai?

“Về nghệ thuật, Người Việt Nam sáng tạo những tác phẩm có quy mô lớn, mang vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, phi thường”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Về nghệ thuật, sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp huyền ảo, kì vĩ, phi thường.

Câu 6 :

Đáp án nào không đúng khi nói về văn hóa ứng xử của người Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn vế vốn văn hóa dân tộc?

  • A.

    Trọng tình nghĩa

  • B.

    Chú trọng đến trí, dũng

  • C.

    Chuộng sự khéo léo

  • D.

    Không kì thị, cực đoan, thích sự yên ổn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

* Về ứng xử:

- Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa.

- Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng

- Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo

- Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.

Câu 7 :

Trong tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu), đặc điểm về sinh hoạt của người Việt Nam:

  • A.

    Thích chừng mực, vừa phải

  • B.

    Mong ước thái bình, an cư, lạc nghiệp để làm ăn no đủ

  • C.

    Sống thanh nhàn, thong thả, thích đông con nhiều cháu. Không mong những gì cao xa, khác thường

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Về sinh hoạt: Người Việt thích chừng mực, vừa phải, mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong gì cao xa, khác thường,…

Câu 8 :

Quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam được tác giả nhắc đến trong bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc?

  • A.

    Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo

  • B.

    Hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải

  • C.

    Cái đẹp kì vĩ, phi thường

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quan niệm về cái đẹp: cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải.

Câu 9 :

Nội dung sau về tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu đúng hay sai?

“Về kiến trúc, ta chuộng cái có quy mô lớn, kì vĩ”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Về kiến trúc: “Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng”

Câu 10 :

Theo tác giả, con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa trông cậy vào điều gì?

  • A.

    Khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài

  • B.

    Sự sáng tạo của chính dân tộc đó

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Theo Trần Đình Hượu, con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài.