Suy nghĩ về nhân vật thầy thơ lại trong Chữ người tử tù>
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh nhân vật chính Huấn Cao, Viên quản ngục thì nhân vật thầy thơ lại dù xuất hiện ít ỏi nhưng đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.
Chữ người tử tù là truyện ngắn trích trong tập Vang bóng một thời (1940) là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước Cách mạng, tác phẩm được đánh giá là “gần đạt đến sự hoàn mĩ”. Góp phần vào thành công nghệ thuật của tác phẩm, không thể không nói đến nghệ thuật tạo tình huống độc đáo. Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục cùng người giúp việc là thầy thơ lại. Nói là cuộc gặp gỡ éo le và trớ trêu là bởi xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và thầy thơ lại cũng như quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau. Một người đấu tranh để lật đổ cái trật tự xã hội hiện hành, một kẻ là đại diện cho cái trật tự mà người kia đang muốn đánh đổ. Nhưng trên phương diện tài hoa, nhân cách, họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Một người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp, một người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Một người khí phách hiên ngang, cứng cỏi, một người ngưỡng mộ khí phách.
Viên thơ lại là kẻ giúp việc giấy tờ cho ngục quan. Một con người sắc sảo và có tâm điền tốt. Mới đọc công văn và nghe ngục quan nói về Huấn Cao, y đã biểu lộ lòng khâm phục: “thế ra y văn võ đều có tài cả, chà chà!”. Sau đó lại bày tỏ lòng thương tiếc: “… phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy thương tiếc”. Sau nhiều lần thăm dò, thử thách, ngục quan đánh giá viên thơ lại: “có lẽ lão bát này cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết yêu mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình”. Suốt nửa tháng tử tù ở trong buồng tối vẫn được viên thơ lại gầy gò ”dâng rượu và đồ nhắm”. Y đã trở thành kẻ tâm phúc của ngục quan. Sau khi nghe tâm sự của ngục quan “muốn xin chữ tử tù”, viên thơ lại sốt sắng nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi”, rồi y chạy ngay đến trại giam đấm cửa thùm thùm gặp Huấn Cao. Nhờ y mà ngục quan xin được chữ tử tù. Trong cảnh cho chữ viên thơ lại “run run bưng chậu mực”. Đúng, y là một người “biết yêu mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài”. Nhân vật thơ lại chỉ là một nét phụ nhưng rất thần tình, góp phần làm rõ chủ đề tác phẩm.
Cùng với hình tượng nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục, Thầy thơ lại đã góp phần tạo nên sự thành công của truyện ngắn Chữ người tử tù với cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Đan xen vào đó tác giả cũng kín đao bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: dù cuộc đời có đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng.
- Phân tích văn bản Tấm lòng người mẹ
- Sau khi ở tù về, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến mấy lần? Cần làm rõ: Hoàn cảnh cụ thể - Động cơ thúc đẩy Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Từ đó nêu một vài suy nghĩ về giá trị của tác phẩm Chí Phèo
- Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến.
- Phân tích tình yêu trong Chí Phèo của Nam Cao
- Phân tích cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phân tích văn bản Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
- Phân tích "tinh thần thơ mới" được Hoài Thanh nhắc đến trong "Một thời đại trong thi ca"
- Phân tích văn bản Tôi có một giấc mơ
- Trình bày suy nghĩ về đoạn trích trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt: "Đế Thích: Ông Trương Ba ... vĩnh biệt vợ con"
- Phân tích bi kịch và cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm chất cao quý, khát vọng hoàn thiện nhân cách của hồn Trương ba trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
- Phân tích văn bản Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
- Phân tích "tinh thần thơ mới" được Hoài Thanh nhắc đến trong "Một thời đại trong thi ca"
- Phân tích văn bản Tôi có một giấc mơ
- Trình bày suy nghĩ về đoạn trích trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt: "Đế Thích: Ông Trương Ba ... vĩnh biệt vợ con"
- Phân tích bi kịch và cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm chất cao quý, khát vọng hoàn thiện nhân cách của hồn Trương ba trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn