Phân tích "tinh thần thơ mới" được Hoài Thanh nhắc đến trong "Một thời đại trong thi ca">
I. Mở bài - Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận. - "Một thời đại trong thi ca" là bài tiểu luận mở đầu cuốn sách "thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh xuất bản năm 1942. Qua công trình nghiên cứu phê bình công phu này với cách nhìn khoa học, tiến bộ; cách viết tinh tế, tài hoa;
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận.
- "Một thời đại trong thi ca" là bài tiểu luận mở đầu cuốn sách "thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh xuất bản năm 1942. Qua công trình nghiên cứu phê bình công phu này với cách nhìn khoa học, tiến bộ; cách viết tinh tế, tài hoa; cách lập luận sắc sảo; tác giả đã giúp người đọc hiểu được tinh thần của thơ mới.
II. Thân bài
- Theo Hoài Thanh, tinh thần Thơ mới nằm trong một chữ "tôi". "Cái tôi" của Thơ mới đối lập với "cái ta" của thơ cũ- cả mặt tích cực và mặt bi kịch của nó.
1. "Cái tôi" trong Thơ mới
- "Cái tôi" là bản ngã của mỗi con người mà ai cũng có. Nhưng trong những thời kì lịch sử nhất định, do hệ tư tưởng chính thống của thời đại khống chế, éo buộc nên cái bản ngã ấy không được bộc lộ, nhà thơ phải nói lên tiếng nói của "cái ta- đạo lí" chung của thời đại ấy. Đó là thơ phi ngã.
- Khi "cái tôi" ấy được giải phóng thì thi nhân mới có thể nói lên những điều thành thực tự đáy lòng mình. "Cái tôi"- đó chính là "khát vọng được thành thực" như Hoài Thanh đã nói, là sự tự khẳng định bản ngã của nhà thơ trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sống xã hội.
- Giờ đây, cái tôi có được "cái sức mạnh súc tích từ mấy ngàn năm nhất đán tung bờ vỡ đê" và khi được giải phóng thì nó sẽ "làm giàu cho thi ca" bằng những cảm xúc mới mẻ và những cách tân nghệ thuật.
2. Mặt tích cực của "cái tôi" trong Thơ mới
- Nếu xã hội Việt Nam từ xưa không có các nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình thì cái tôi Thơ mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó bỡ ngỡ, như lạc loài nơi đất khách.
- Nếu thơ cũ mang cái bản sắc cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả thì cái tôi Thơ mới mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: Quan niệm cá nhân (sự ý thức về bản thân).
- Nếu các nhà văn, nhà thơ cũ không một lần nào dám dùng chữ "tôi" để nói chuyện với mình hay với tất cả mọi người, không tự xưng, ẩn mình sau chữ ta, một chữ có thể chỉ chung nhiều người thì cái tôi, vố cái nghĩa tuyệt đối của nó, làm nhiều người khó chịu nhưng ngày càng mất dần cái vẻ bỡ ngỡ và được vô số người quen.
3. Mặt bi kịch của "cái tôi" trong Thơ mới
- "Cái tôi" của các nhà Thơ mới thật đáng thương và tội nghiệp vì nó đã đem đến cho tâm hồn hộ nỗi buồn lạnh và bơ vơ, muốn thoát đi đâu cũng không được. - - - Bởi họ là những thi nhân mất nước, đang sống trong cuộc đời mỏi mòn, tù túng lúc bấy giờ, lại mang trong mình "cái tôi" cô đơn, bé nhỏ của các thi sĩ lãng mạn.
- Bi kịch ấy được làm nổi bật bằng sự tương phản, đối lập giữa con đường muốn thoát thân với sự thực hiện hữu của cuộc đời các nhà Thơ mới lúc bấy giờ: thoát lên tiên >< động tiên khép lại; phiêu lưu trong trường tình >< tình yêu không bền; điên cuồng >< điên cuồng rồi tỉnh; đắm say >< say đắm vẫn bơ vơ.
→Từ đó dẫn đến nhận định của tác giả "Thật chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế". Đây là nỗi buồn thơ của một thế hệ thi nhân mất nước mang cái tôi cô đơn, nhỏ bé đã làm nên âm hưởng, giọng điệu đặc trưng của Thơ mới giai đoạn này.
-Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt, vào tình yêu quê hương, vào tinh thần nòi giống. Các nhà Thơ mới đã tìm thấy một chỗ dựa tin cậy của tinh thần nòi giống của các thể thơ xưa, của tiếng việt... để vin vào những điều bất diệt ấy mà hi vọng, mà tin tưởng...
III. Kết bài
-Khẳng định vấn đề nghị luận.
- Bài văn đã khẳng định sự thắng lợi của Thơ mới đã thay thế cho thơ cũ và mở ra "một thời đại trong thi ca" như là một tất yếu của tiến trình lịch sử văn học Việt Nam đồng thời ca ngợi và ủng hộ sự giải phóng của cái tôi và những mặt tích cực của nó. Với cách nhìn nhận khoa học, tiến bộ, cách viết tài hoa, tinh tế, tác giả đã nêu một cách đầy đủ và thuyết phục về tinh thần thơ mới.
Bài tham khảo Mẫu 1
Tinh thần thơ mới theo Hoài Thanh biểu hiện rõ nhất ở chữ tôi. Trong thơ cũ là chữ ta, còn trong thơ mới là chữ tôi. Tuy có chỗ giống nhau nhưng vẫn có chỗ khác nhau, đó là điều chúng ta hãy cần tìm hiểu.
Tinh thần thơ mới là một nội dung nổi bật được Hoài Thanh nói lên thật sâu sắc trong phần cuối bài tiểu luận "Một thời đại trong thi ca".
Sau khi chỉ ra hình dáng câu thơ, nhạc điệu câu thơ, sự mềm mại, chỗ ngắt hơi, phép dùng chữ, phép đặt câu,... của thơ mới, ông nói rõ tinh thần thơ mới là điều quan trọng hơn ta hãy đi tìm. Ông đưa ra một tiêu chí là "phải sánh bài hay với bài hay"; ông chỉ ra sự kế thừa của sự vật là "Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ". Vì các thời đại vẫn nối tiếp theo dòng chảy thời gian nên “muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể".
Tinh thần thơ mới theo Hoài Thanh biểu hiện rõ nhất ở chữ tôi. Trong thơ cũ là chữ ta, còn trong thơ mới là chữ tôi. Tuy có chỗ giống nhau nhưng vẫn có chỗ khác nhau, đó là điều chúng ta hãy cần tìm hiểu.
Cái tôi là bản ngã của mỗi con người mà ai cũng có, là sự tự ý thức về mình. Nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy: Quan niệm cá nhân. Lúc đầu chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam "thực bỡ ngỡ", như một kẻ "lạc loài nơi đất khách". "Chữ tôi vài cái nghĩa tuyệt đối của nó" lúc đầu xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó đến một mình, "bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu". Ngày một ngày hai, “mất dần vẻ bỡ ngỡ rồi được "vô số người quen", cảm thấy "nó đáng thương", "nó tội nghiệp quá!".
Bài "Tình già" của Phan Khôi, bài "Trên đường đời", "Vắng khách thơ" (sau đổi thành "Xuân về") của Lưu Trọng Lư là ba bài thơ mới được giới thiệu trên báo Phụ nữ tân văn vào năm 1932. Sáu năm sau, 1938, tập "Thơ thơ" của Xuân Diệu ra đời. Ta có thế giới thiệu hai đoạn thơ làm ví dụ để thấy được "hình dáng câu thơ", thấy được cái tôi từ chỗ "bỡ ngỡ" lúc đầu rồi về sau được "vô số người quen" như thế nào?
“Năm vừa rồi
Chàng cùng tôi
Nơi vùng giáp Mộ
Trong gian nhà cổ
Tôi quay tơ,
Chàng ngâm thơ.
Vườn sau oanh giục giã,
Nhìn ra hoa đua nở,
Dừng tay tôi kêu chàng:
"Này, này! bạn! xuân sang"
Chàng nhìn xuân mặt hớn hở
Tôi nhìn chàng lòng vồn vã”
(“Xuân về” - Lưu Trọng Lư)
Và đây là bốn câu thơ trích trong bài "Vội vàng” của Xuân Diệu Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa;
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân...”
Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân "chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả". Những bậc kì tài (như Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Tú Xương), "thảng hoặc họ cũng ghi hình ảnh họ trong văn thơ", thẳng hoặc trong thơ văn họ cũng dùng đến chữ tôi để nói chuyện với người khác" (1). Trong thợ cũ thường chỉ có chữ ta, các thi sĩ "ẩn mình sau chữ ta một chữ có thể chí chung nhiều người".
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.”
(Bà Huyện Thanh Quan)
“Gặp ta nay, xuân chớ lạ lùng
Tóc có khác nhưng lòng chẳng khác
Kế từ thuở biết xuân bốn mươi chín năm về trước
Vẫn rượu thơ non nước thú làm vui
Đến xuân này ta tuổi đã năm mươi
Tính trăm tuổi đời người, ta mới nửa
Rồi sau lại bao nhiêu xuân nữa
Mặt trời cho ta chửa hỏi chi
Sẵn rượu đào xuân uống với ta đi...”
(Gặp xuân- Tản Đà)
Cái tôi của thơ mời là cái tôi đầy bi kịch. Cũng muốn nói đến cái khổ sở, thảm hại trước "nỗi đời cay cực” của các nhà thi nhân. Cũng nói đến chuyện lên tiên được sống trong giấc mơ tiên ("Tiếng sáo Thiên Thai" – Thế Lữ). Cũng nói đến say, đến cô đơn ("Say đi em", "Phương xa" - Vũ Hoàng Chương). Hoặc phiêu lưu trong trường tình:
“Thuyền yêu không ghé bến sầu
Nhớ đêm thiếu phụ bên lầu không trăng”
(Một mùa đông - Lưu Trọng Lư)
Hoặc điên cuồng, hoặc đắm say, hoặc bơ vơ, hoặc ngơ ngẩn buồn:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”
(Chế Lan Viên)
“Chiều đông tàn, lạnh xuống tự trời cao,
Không lửa ấm, chắc hồn buồn lắm đó.”
(Huy Cận)
“Trăng sáng, trăng xa, trông rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ”
(Xuân Diệu)
Cái tôi làm cho nền hồn thơ giàu bản sắc của thơ mới, đồng thời cũng chứa đầy bi kịch của thơ mới. Cách phân tích của Hoài Thanh vừa khái quát vừa cụ thể, rất tinh tế và tài hoa. Cách dùng từ chính xác, cách dùng điệp từ, dùng tương phản để tạo giọng điệu và cảm xúc, đọc lên nghe rất lí thú:
"Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Những động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận".
Phải nắm được cái hồn của thơ mới, và phải rất tài hoa mới viết đúng và viết hay như vậy. Hoài Thanh như dẫn hồn độc giả nhập vào hồn của thơ mới:
"Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước".
Một điểm nổi bật nữa của thơ mới là đã góp phần hiện đại hoá tiếng Việt. Câu thơ co, duỗi tự nhiên. Lời thơ giản dị, dễ hiểu, giàu cảm xúc và hình ảnh. Các nhà thơ mới đã gửi gắm tấm lòng trân trọng và yêu quý tiếng Việt. Hoài Thanh đã dùng hình ảnh "tấm lụa" và "tấm hồn bạch" để nói lên tình cảm đẹp đẽ đó:
"Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng".
Đoạn cuối của bài tiểu luận "Một thời đại thi ca", Hoài Thanh đã trân trọng, quý trọng bày tỏ niềm hi vọng đối với thơ mới và các nhà thơ mới "trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng". Thơ mới cũng như các nhà thơ mới kế thừa và phát huy truyền thống tinh thần nòi giống, sẽ kế thừa những tinh hoa của thơ cũ, nền thơ cổ điển Việt Nam, “tìm về dĩ vãng để xin về những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”.
Điệp ngữ "Chưa bao giờ như bây giờ...’! cất lên ba lần làm cho giọng văn vang lên tha thiết, ân tình.
Những năm 1943, 1944, thơ mới như bị "chững lại". Nhưng rồi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, kháng chiến chống Pháp diễn ra ác liệt đã thổi lửa cho thơ mới và thế hệ những nhà thơ mới. Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Thế Lữ,... đã trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, đã góp phần xứng đáng xây dựng và phát triển nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Bảy thập niên sau, đọc "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh, ta hiểu thêm thơ mới, ta yêu thêm lớp thi sĩ tiền chiến của "một thời đại thi ca".
Bài tham khảo Mẫu 2
Một thời đại trong thi ca được thể hiện qua một bài viết phê bình văn học đầy tinh tế. Tác phẩm này kết hợp harmoniously giữa phong cách khoa học và nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện qua việc đưa ra những quan điểm mới mẻ và sâu sắc, phản ánh chân thực bản chất của hiện thực. Các quan điểm này không chỉ được lý giải một cách logic và rõ ràng, mà còn được thể hiện một cách thuyết phục.
Khía cạnh nghệ thuật của bài viết thể hiện thông qua những cảm xúc thẩm mỹ tinh tế. Tác giả đã biết cách truyền đạt cảm xúc qua những từ ngữ uyển chuyển, gợi cảm, và sắc sảo. Qua những cảm xúc này, tác phẩm không chỉ thể hiện giọng điệu riêng của tác giả mà còn thể hiện qua hình ảnh sống động và ngôn ngữ sáng tạo. Nhờ vào việc này, bài viết đã thành công trong việc truyền đạt quan điểm của tác giả về tinh thần thơ mới một cách thuyết phục và sâu sắc.
Đoạn trích cuối cùng của tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” tập trung vào vấn đề quan trọng về “tinh thần thơ mới”. Luận điểm này thể hiện sự sáng tạo và hiệu quả trong việc phân tích của Hoài Thanh. Tác giả triển khai luận điểm này qua ba nội dung chính. Đầu tiên, ông đã thiết lập nguyên tắc cơ bản cho việc định nghĩa: xác định giá trị dựa trên “cái hay” thay vì “cái đó”; tập trung vào “đại thể” chứ không phải “tiểu tiết”. Hoài Thanh cho rằng chỉ có “cái hay” và “đại thể” mới có thể đại diện cho thời đại thi ca, còn những yếu tố “cái dở” và “tân tiết” không thể thể hiện tốt nghệ thuật và bản chất của thời đại. Ông định nghĩa tinh thần thơ mới bằng cách so sánh: tinh thần thơ cũ dựa trên “ta”, trong khi tinh thần thơ mới tập trung vào “tôi”. Tuy cùng xuất phát từ chỗ giống nhau, tác giả tập trung vào khía cạnh khác nhau của hai chữ này.
Thứ hai, tác giả phân tích chi tiết nội dung và biểu hiện của “tôi” và “ta”. Ông thảo luận về ý nghĩa và cách thể hiện của chữ “ta”, cùng với tình trạng của nó trong thời đại thi ca cũ. Ông cũng thảo luận về chữ “tôi” và cách biểu hiện của nó, cùng với thách thức mà nó đối mặt trong thời đại thi ca mới.
Thông qua ba bước trình bày ở trên, độc giả có thể nhận thấy nhà phê bình đã tuân theo một sự sắp xếp từ xa đến gần, từ tổng quan đến chi tiết, từ không gian đến thời gian. Cách triển khai lập luận như vậy giúp đảm bảo tính logic của tư duy và tăng cường khả năng thuyết phục. Điều này là một điểm mạnh của văn nghị luận.
Tinh thần thơ mới được tóm gọn bằng một khái niệm: “tôi”. “Tôi” ở đây là biểu tượng cho cái tôi của mỗi người, một phần không thể thiếu của tâm hồn con người. Tuy nhiên, trong những giai đoạn lịch sử cụ thể, đặc biệt là thời trung đại, với sự kiểm soát từ hệ tư tưởng chính thống, cái “tôi” này thường bị che giấu hoặc bị áp đặt giới hạn. Các nhà thơ phải thể hiện tiếng nói tương thích với “chung” theo đường lối của thời đại. Điều này dẫn đến một loại thơ không thể thể hiện mình hoàn toàn, một thể thơ không cá nhân. Chỉ khi “tôi” được phóng thoát, các nhà thơ mới có khả năng diễn đạt những cảm xúc chân thực từ tận đáy lòng mình. Khát vọng biểu đạt cá nhân đó chính là ước mơ của họ, là sự khẳng định về bản thân trước cuộc sống và ý thức về vị trí cá nhân trong xã hội. Thời trạng này đã kiềm chế cái “tôi” trong rất nhiều thế kỷ, nhưng trong bối cảnh mới của thời đại hiện đại, đặc biệt là những năm 30 của thế kỷ XX, nó đã được giải phóng và thể hiện một sự bùng nổ mạnh mẽ. Sự giải phóng này sẽ làm “bồi đắp cho thi ca” bằng những cảm xúc và phong cách nghệ thuật độc đáo.
Đoạn trích cũng như cả bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” mang trong mình một tinh thần lôi cuốn, là một ví dụ mẫu mực cho thành tựu xuất sắc của Hoài Thanh trong lĩnh vực phê bình và văn học. Đoạn văn đã vinh danh tư tưởng thơ mới và tinh thần nhìn nhận thơ mới trong ngữ cảnh lịch sử và thực tiễn thơ ca một cách chính xác và khoa học. Điều này cũng thể hiện sự tiến bộ trong hình ảnh thơ mới từ năm 1932 đến 1941, từ quan điểm lịch sử được tạo ra bởi con người và tâm hồn thơ của những nhà thơ thời kỳ đó. Cách giải thích của Hoài Thanh đã tồn tại hơn 60 năm nhưng vẫn gần gũi với cách chúng ta hiểu về thơ mới ngày nay.
Bài tham khảo Mẫu 3
Tinh thần thơ mới theo Hoài Thanh thể hiện rõ nhất ở chữ tôi. Thơ cũ là chữ ta, thơ mới là chữ ta. Tuy có điểm tương đồng nhưng cũng có điểm khác biệt, đó là điều chúng ta cần tìm hiểu.
Tinh thần thơ mới là nội dung nổi bật được Hoài Thanh thể hiện sâu sắc trong phần cuối của tiểu luận Một thời đại trong thi ca.
Sau khi nêu bật được hình thức câu thơ, nhịp điệu câu thơ, sự ngọt ngào, ngắt nhịp, cách dùng từ, cách đặt câu,... của thơ mới, Người chỉ rõ tinh thần thơ mới quan trọng hơn những gì chúng ta cần tìm kiếm. Ông đưa ra tiêu chí “phải sánh bài hay với bài hay”; ông chỉ ra di sản của những thứ như "Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ". Vì các thời đại vẫn tiếp tục trôi theo dòng chảy của thời gian nên “muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể”.
Tinh thần thơ mới theo Hoài Thanh thể hiện rõ nhất ở chữ tôi. Trong thơ cũ là chữ ta, còn trong thơ mới là chữ ta. Tuy có những điểm tương đồng nhưng vẫn có những điểm khác biệt, đó là điều chúng ta cần tìm hiểu.
Bản ngã là cái tôi của mỗi con người mà ai cũng có, tự nhận thức được. Anh mang trong mình một khái niệm chưa từng thấy trước đây: khái niệm cá nhân. Lúc đầu, từ tôi xuất hiện trên diễn đàn tiếng Việt là “thực bỡ ngỡ”, giống như một người “lạc lối ở nước ngoài”. “Chữ tôi vài cái nghĩa tuyệt đối của nó” lần đầu tiên xuất hiện trên thi ca Việt Nam, nó đến một mình, “bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu”. Ngày một ngày hai, “mất đi cái vẻ ngạc nhiên rồi “vô số người quen”, cảm thấy “nó đáng thương ”, “nó tội nghiệp quá!”.
Bài "Tình già" của Phan Khôi, bài "Trên đường đời", "Vắng khách thơ" (sau đổi thành "Xuân về") của Lưu Trọng Lư là ba bài thơ mới được giới thiệu trên báo Phụ nữ tân văn vào năm 1932. Sáu năm sau, 1938, tập "Thơ thơ" của Xuân Diệu ra đời. Ta có thế giới thiệu hai đoạn thơ làm ví dụ để thấy được "hình dáng câu thơ", thấy được cái tôi từ chỗ "bỡ ngỡ" lúc đầu rồi về sau được "vô số người quen" như thế nào?
“Năm vừa rồi
Chàng cùng tôi
Nơi vùng giáp Mộ
Trong gian nhà cổ
Tôi quay tơ,
Chàng ngâm thơ.
Vườn sau oanh giục giã,
Nhìn ra hoa đua nở,
Dừng tay tôi kêu chàng:
"Này, này! bạn! xuân sang"
Chàng nhìn xuân mặt hớn hở
Tôi nhìn chàng lòng vồn vã”
(“Xuân về” - Lưu Trọng Lư)
Và đây là bốn câu thơ trích trong bài "Vội vàng” của Xuân Diệu Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa;
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân...”
Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân "chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả". Những bậc kì tài (như Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Tú Xương), "thảng hoặc họ cũng ghi hình ảnh họ trong văn thơ", thẳng hoặc trong thơ văn họ cũng dùng đến chữ tôi để nói chuyện với người khác" (1). Trong thợ cũ thường chỉ có chữ ta, các thi sĩ "ẩn mình sau chữ ta một chữ có thể chí chung nhiều người".
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.”
(Bà Huyện Thanh Quan)
“Gặp ta nay, xuân chớ lạ lùng
Tóc có khác nhưng lòng chẳng khác
Kế từ thuở biết xuân bốn mươi chín năm về trước
Vẫn rượu thơ non nước thú làm vui
Đến xuân này ta tuổi đã năm mươi
Tính trăm tuổi đời người, ta mới nửa
Rồi sau lại bao nhiêu xuân nữa
Mặt trời cho ta chửa hỏi chi
Sẵn rượu đào xuân uống với ta đi...”
(Gặp xuân- Tản Đà)
Cái tôi của thơ mời là cái tôi đầy bi kịch. Cũng muốn nói đến cái khổ sở, thảm hại trước "nỗi đời cay cực” của các nhà thi nhân. Cũng nói đến chuyện lên tiên được sống trong giấc mơ tiên ("Tiếng sáo Thiên Thai" – Thế Lữ). Cũng nói đến say, đến cô đơn ("Say đi em", "Phương xa" - Vũ Hoàng Chương). Hoặc phiêu lưu trong trường tình:
“Thuyền yêu không ghé bến sầu
Nhớ đêm thiếu phụ bên lầu không trăng”
(Một mùa đông - Lưu Trọng Lư)
Hoặc điên cuồng, hoặc đắm say, hoặc bơ vơ, hoặc ngơ ngẩn buồn:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”
(Chế Lan Viên)
“Chiều đông tàn, lạnh xuống tự trời cao,
Không lửa ấm, chắc hồn buồn lắm đó.”
(Huy Cận)
“Trăng sáng, trăng xa, trông rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ”
(Xuân Diệu)
Cái tôi làm cho nền hồn thơ giàu bản sắc của thơ mới, đồng thời cũng chứa đầy bi kịch của thơ mới. Cách phân tích của Hoài Thanh vừa khái quát vừa cụ thể, rất tinh tế và tài hoa. Cách dùng từ chính xác, cách dùng điệp từ, dùng tương phản để tạo giọng điệu và cảm xúc, đọc lên nghe rất lí thú:
"Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Những động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận".
Phải nắm được cái hồn của thơ mới, và phải rất tài hoa mới viết đúng và viết hay như vậy. Hoài Thanh như dẫn hồn độc giả nhập vào hồn của thơ mới:
“Những khung trời thực, những khung trời mơ luôn theo hồn tôi. Chưa bao giờ thơ Việt buồn và trên hết xôn xao đến thế. Với lòng tự trọng, chúng ta cũng đánh mất sự yên bình của quá khứ.”
Một điểm nổi bật nữa của thơ mới là nó đã góp phần hiện đại hóa ngôn ngữ tiếng Việt. Thơ co, duỗi tự nhiên. Ca từ giản dị, dễ hiểu, giàu cảm xúc và hình ảnh. Các nhà thơ mới bày tỏ lòng kính trọng, yêu mến tiếng Việt. Hoài Thanh đã dùng hình ảnh “tấm lụa” và “tâm hồn bạch” để diễn tả tình cảm cao đẹp này:
"Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng".
Kết thúc tiểu luận “Một thời thơ”, Hoài Thanh trân trọng bày tỏ niềm hy vọng vào thơ mới và các nhà thơ mới “Một thời đại thi ca”. Thơ mới cũng như các nhà thơ mới kế thừa và phát huy truyền thống tinh thần của nòi giống sẽ kế thừa những tinh hoa của thơ cổ, thơ cổ điển Việt Nam, “tìm về dĩ vãng để xin về những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”.
Điệp khúc “Chưa bao giờ như bây giờ...’! cất lên ba lần làm cho giọng văn vang lên tha thiết, ân tình.
Nhưng rồi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, cuộc kháng chiến chống Pháp ác liệt diễn ra đã thổi bùng ngọn lửa cho một nền thơ mới, một thế hệ nhà thơ mới. Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Thế Lữ,… đã trở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Bảy chục năm sau, đọc Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, người ta thêm hiểu thơ mới, thêm yêu một lớp các nhà thơ tiền chiến của “một thời thơ”.
Bằng cách lập luận logic, chặt chẽ vừa khoa học vừa nghệ thuật, bài văn hiện lên sống động, chân thực. Như vậy, đoạn trích của Hoài Thanh là sự thể hiện chân thực, cụ thể tinh thần của thơ mới là cái tôi, ngoài ra, nó còn là lời tuyên ngôn cho tấn bi kịch đang diễn ra trong ba tâm hồn Mị trẻ đến nay và là con đường cho để họ bày tỏ tình cảm là gửi gắm tình cảm của mình bằng tiếng Việt - dải lụa trắng cảm động của bao thế hệ đã qua.
- Phân tích văn bản Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
- Cảm nhận của anh (chị) khi đọc văn bản Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
- Hãy phân tích sự thắng lợi của thơ mới trong Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
- Phân tích văn bản một thời đại trong thi ca
- Phân tích văn bản Tôi có một giấc mơ
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phân tích văn bản Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
- Phân tích "tinh thần thơ mới" được Hoài Thanh nhắc đến trong "Một thời đại trong thi ca"
- Phân tích văn bản Tôi có một giấc mơ
- Trình bày suy nghĩ về đoạn trích trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt: "Đế Thích: Ông Trương Ba ... vĩnh biệt vợ con"
- Phân tích bi kịch và cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm chất cao quý, khát vọng hoàn thiện nhân cách của hồn Trương ba trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
- Phân tích văn bản Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
- Phân tích "tinh thần thơ mới" được Hoài Thanh nhắc đến trong "Một thời đại trong thi ca"
- Phân tích văn bản Tôi có một giấc mơ
- Trình bày suy nghĩ về đoạn trích trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt: "Đế Thích: Ông Trương Ba ... vĩnh biệt vợ con"
- Phân tích bi kịch và cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm chất cao quý, khát vọng hoàn thiện nhân cách của hồn Trương ba trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn