Phân tích câu trả lời của bà Hiền:“Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng">
Khi được hỏi về chuyện con trai đi chiến đấu (Một người Hà Nội của Nguyễn Khải) bà Hiền trả lời: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng"
Đề bài
Phân tích câu trả lời của bà Hiền:“Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng"
Lời giải chi tiết
1. Khái quát chung
- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
- Giới thiệu được chi tiết và bước đầu đánh giá được: đây là chi tiết góp phần thể hiện bản lĩnh, cách ứng xử của bà Hiền.
2. Phân tích
- Câu trả lời của bà Hiển diễn tả đầy đủ những giằng xé âm thầm trong tâm hồn giữa tình yêu con và yêu nước, giữa lo âu với ý thức danh dự: Tao đau đớn mà bằng lòng.
- Bà Hiền tôn trọng danh dự của con, hiểu nên chấp nhận để con đi chiến đấu, nhưng bà không che giấu nỗi đau:
+ Bà không muốn con mình sống bám vào sự hi sinh của bạn bè, những người sẵn sàng hi sinh cho nền độc lập của Tổ quốc.
+ Đây cũng là lúc bà dạy con bài học về lòng tự trọng.
- Nguyễn Khải muốn khẳng định cá tính và bản lĩnh của bà Hiền: không tạo uy tín, danh dự bằng lời nói không thành thực, luôn dám là mình. Đồng thời, cho thấy được tấm lòng người mẹ Việt Nam trong tính cách của nhân vật này.
3. Đánh giá chung
Vốn sống, bản lĩnh và cá tính của bà Hiền là phẩm chất thật của người Hà Nội có văn hoá, xứng đáng với người Hà Nội bởi chuẩn mực văn hoá của người Việt. Nhận thức được như vậy mỗi công dân Hà Nội phải có ý thức giữ gìn và phát huy chuẩn mực đó.
Loigiaihay.com
- Nhận xét về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong Một người Hà Nội
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật tôi, Dũng, những thanh niên Hà Nội trong tác phẩm Một người Hà Nội
- Nhận xét về tính cách cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội
- Cảm nghĩ về tác phẩm ‘Một người Hà Nội’ của Nguyễn Khải
- Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"