Soạn văn 11, ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 7: Những điều trông thấy

Soạn bài Trao duyên SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết


Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đã bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của bạn về trải nghiệm đó.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.

Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đã bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của bạn về trải nghiệm đó.


Phương pháp giải:

Từ những trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống hoặc lắng nghe từ bạn, chia sẻ về lần có điều khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đó là lần em bị điểm kém trong một bài thi rất quan trọng. Em biết bố mẹ đặt kì vọng rất lớn ở em nên không dám nói điều đó ra. Sau một thời gian bình tĩnh lại, em đã quyết định chia sẻ với bố mẹ về suy nghĩ của bản thân. 

Xem thêm
Cách 2

Đó là lần bản thân bị điểm kém trong bài thi văn cuối học kì. Do lo sợ bị bố mẹ mắng nên không dám nói ra. Sau một thời gian suy nghĩ kĩ, em đã quyết định nói với bố mẹ và mong bố mẹ có thể chia sẻ với mình.  

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn này.


Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn thơ mà đề bài đề cập tới, dựa vào những đặc điểm, dấu hiệu của đối thoại, độc thoại để xác định lời người kể chuyện và lời nhân vật.


Lời giải chi tiết:

- Lời người kể chuyện từ “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn……Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:”

- Lời nhân vật (xác định được thông qua dấu ngoặc kép để ngăn cách lời người kể. lời nói của nhân vậtvật và dấu hai chấm để thông báo cho người đọc đoạn thoại của nhân vật ở đoạn sau): “Cơ trời dâu bể đa đoan,.....Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?” và câu thơ “Lòng đương thổn thức đầy

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 11, tập hai):

Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều có gì khác thường?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung của đoạn thơ, nhận xét về cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều khác thường ở chỗ:

- Hai từ “cậy em” của Thúy Kiều đã làm toát lên sự tin tưởng đến mức tuyệt đối của Thúy Kiều ở người em gái thân yêu.Trong lời mở đầu ấy chứa đựng sự dằn vặt, day dứt và mới khiến Kiều trở nên băn khoăn, ngập ngừng.

- Kiều là chị, vai vế và tuổi tác lớn hơn Thúy Vân nhưng lại có hành động “lạy rồi sẽ thưa”. 

→ Thông qua hành động “lạy rồi sẽ thưa”, có thể thấy trước khi bắt đầu câu chuyện sắp nói với Thúy Vân, Thúy Kiều có thái độ cầu khẩn, nhờ cậy, e dè, thận trọng. 

→ Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều đã giúp cho không khí của thời khắc “trao duyên” trở nên trang trọng hơn bao giờ hết. Cách dẫn dắt tinh tế và sâu sắc ấy ở Thúy Kiều đã trở thành điều khiến Vân không thể không chú ý, không để tâm đến những lời mà chị mình sắp nói ra.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều khác thường ở chỗ:

Thông qua hành động “lạy rồi sẽ thưa”, có thể thấy trước khi bắt đầu câu chuyện sắp nói với Thúy Vân, Thúy Kiều có thái độ cầu khẩn, nhờ cậy, e dè, thận trọng. 

→ Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều đã giúp cho không khí của thời khắc “trao duyên” trở nên trang trọng hơn bao giờ hết. Cách dẫn dắt tinh tế và sâu sắc ấy ở Thúy Kiều đã trở thành điều khiến Vân không thể không chú ý, không để tâm đến những lời mà chị mình sắp nói ra.

- Hai từ “cậy em” làm toát lên sự tin tưởng đến mức tuyệt đối của Thúy Kiều ở người em gái thân yêu, trong lời mở đầu ấy chứa đựng sự dằn vặt, day dứt và mới khiến Kiều trở nên băn khoăn, ngập ngừng.

- Kiều là chị, vai vế và tuổi tác lớn hơn Thúy Vân nhưng lại có hành động “lạy rồi sẽ thưa”. 

→ Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều đã giúp cho không khí của thời khắc “trao duyên” trở nên trang trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bạn hình dung thế nào về dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản.


Phương pháp giải:

Từ nội dung của đoạn từ dòng thơ 741 đến 756 ở cuối văn bản để hình dung dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều.


Lời giải chi tiết:

Cách 1 

Trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản, dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều hiện lên: 

- Kiều giằng xé trong nội tâm, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng. Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng

+  Những hình ảnh “lò hương, hồn,...” là những hình ảnh cuộc sống cõi âm, đầy thần linh, ma mị → Người đọc cảm nhận được sự đau đớn trong nội tâm đến chết của Thúy Kiều.

+ Mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Kiều giằng xé trong nội tâm, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng. Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng

+  Những hình ảnh “lò hương, hồn,...” là những hình ảnh cuộc sống cõi âm, đầy thần linh, ma mị → Người đọc cảm nhận được sự đau đớn trong nội tâm đến chết của Thúy Kiều.

+ Mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.

Kiều giằng xé trong nội tâm, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng. Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều - Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào góp phần giúp bạn nhận biết điều đó?


Phương pháp giải:

Thông qua việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân, xác định dấu hiệu nhận biết và chỉ ra ngôi kể

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều - Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể thứ ba.

- Dấu hiệu nhận biết: 

+ Người kể - tác giả không xưng “tôi” trong xuyên suốt nội dung tác phẩm.

+ Khi giới thiệu về hội thoại giữa hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân, tác giả sử dụng “ân cần hỏi han, rằng” kết hợp cùng dấu “:” để thông báo cho người đọc.

+ Miêu tả được cụ thể, chi tiết nội tâm,  hành động, biểu cảm, tâm trạng của Thúy Kiều - Thúy Vân.


Xem thêm
Cách 2

- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại từ ngôi thứ ba.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Sự phân biệt giữa lời của người kể chuyện (bốn dòng thơ đầu, từ “rằng”, hai dòng thơ cuối) và lời của nhân vật (đánh dấu bằng dấu hai chấm, dấu gạch ngang và trích dẫn nguyên văn lời của các nhân vật) cho thấy câu chuyện do một người kể chuyện (không phải nhân vật) kể lại.

+ Cách người kể chuyện gọi tên nhân vật (“Thuý Vân”) và cách thuật lại nguyên văn từ ngữ xưng gọi “chị”, “em” giữa hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy.


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung của văn bản, xác định số dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều - Thúy Vân và nhận xét, đưa ra sự khác biệt.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Kiều: 38 câu (719 - 756)

- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Vân: 4 câu (715 - 718)

- Độ dài (tính bằng số dòng thơ) của những dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều nhiều hơn Thúy Vân.

- Có sự khác biệt giữa lời thoại của hai nhân vật ấy bởi:

+ Thúy Kiều là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm thể hiện tư tưởng, suy nghĩ, nội dung của tác giả trong tác phẩm.

+ Hơn nữa, tác giả muốn để Thúy Kiều diễn tả tình cảnh, lí do, tâm trạng nội tâm của mình để người đọc nắm rõ → từ đó người đọc có cái nhìn cụ thể, chi tiết về suy nghĩ, tư tưởng, nội tâm nhân vật.

+ Đồng thời, nội dung chủ đạo của văn bản là khung cảnh “trao duyên” của Thúy Kiều cho Thúy Vân cho nên Kiều là phía chủ động, có nhiều lời dặn dò, nhờ cậy. Ngược lại Thúy Vân, là người bị bất ngờ, bị động nên còn bất ngờ không kịp nói hay hành động gì.


Xem thêm
Cách 2

Nhân vật

Thúy Vân

Thúy Kiều

Số dòng thơ biểu đạt

lời thoại.

4 dòng (thơ lục bát)

38 dòng (thơ lục bát)

Tỉ lệ trên toàn văn bản.

4/48

38/48

 Có sự khác biệt rất lớn về độ dài giữa lời thoại của Thúy Kiều so với lời thoại của Thúy Vân, vì: Thúy Kiều là người kể, người nói chính, nhờ cậy, gửi gắm, do vậy cần một câu chuyện có đầu có đuôi, đầy tâm trạng và nỗi niềm. Lời của Kiều nhằm thực hiện mục đích thuyết phục một vấn đề hết sức tế nhị, khó khăn. Trong khi đó, Thúy Vân là người nghe, chia sẻ; chỉ cần “hỏi han” gợi chuyện cho Kiều bày tỏ.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Lời thoại của Thúy Vân có vai trò như thế nào đối với sự tiến triển của câu chuyện?


Phương pháp giải:

Theo dõi phần lời thoại của Thúy Vân và nhận xét vai trò của lời thoại ấy với sự tiến triển của câu chuyện


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lời thoại của Thúy Vân có vai trò làm tiền đề, là chiếc chìa khóa mở ra nội dung của câu chuyện, đóng vai trò quan trọng với sự tiến triển của câu chuyện. Nhờ vào câu hỏi han ân cần của Thúy Vân mà Thúy Kiều mới bày tỏ lòng mình và mở lời nhờ cậy em mình. 

→ Lời thoại của Thúy Vân tuy có dung lượng ngắn nhưng lại là chi tiết vàng, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự tiến triển của toàn bộ câu chuyện trong đoạn trích “Trao Duyên”

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Lời thoại của Thúy Vân có vai trò làm tiền đề, là chiếc chìa khóa mở ra nội dung của câu chuyện, đóng vai trò quan trọng với sự tiến triển của câu chuyện.

→ Ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự tiến triển của toàn bộ câu chuyện trong đoạn trích “Trao Duyên”

Những lời thoại của Thuý Vân lại chiếm giữ nhiều vai trò quan trọng đối với sự tiến triển của câu chuyện:

- Lời “ân cần hỏi hạn” của Thuý Vân là một cách mang lại tình cảm chị em ấm áp đối với người chị đang rất mực cô đơn với gánh nặng tinh thần chưa biết chia sẻ cùng ai.

- Lời của Thuý Vân đã tạo một tình huống, cơ hội tự nhiên cho Thuý Kiều kể chuyện, bày tỏ nỗi lòng.

- 'Thuý Kiều được lời như cởi tấm lòng, mạnh bạo, tự tin để trao duyên, nhờ em thay mình lấy Kim Trọng.

- Thuý Vân chỉ ăn cẩn hỏi han rồi lặng lẽ, chăm chú lắng nghe (không ngắt lời chị), nhờ đó câu chuyện và ý nguyện “trao duyên” của Kiều được biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn (đến mức nói xong nàng ngất đi).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc kĩ lời thoại của Thúy Kiều và cho biết:

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là tự sự, biểu cảm hay kết hợp tự sự với biểu cảm?

b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thúy Kiều hướng đến ai; là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời thoại của Thúy Kiều, từ đó dựa vào nội dung, đặc điểm và các chi tiết nổi bật để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là kết hợp tự sự với biểu cảm. Khi thì kể lại cho Thúy Vân nghe hoàn cảnh của mình để em có thể thông cảm, chấp nhận giúp mình. Khi thì bày tỏ cảm xúc, nội tâm buồn tủi, dằn vặt, đau đớn, xót xa.

b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thúy Kiều hướng đến Kim Trọng. Là lời độc thoại. Lời của Thúy Kiều là những lời tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy. Đồng thời là lời oán trách cho số phận vô lý nhưng cũng thể hiện sự bất lực của nàng. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là kết hợp tự sự với biểu cảm. 

b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thúy Kiều hướng đến Kim Trọng. Là lời độc thoại. Lời của Thúy Kiều là những lời tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy. Đồng thời là lời oán trách cho số phận vô lý nhưng cũng thể hiện sự bất lực của nàng. 

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản có yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự.

b. Đoạn thơ từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756 để nhận ra sự thay đổi đột ngột đối tượng người nghe trong lời thoại của Thuý Kiều ở cuối cuộc “trao duyên:

– Thuý Kiều đang nói với Thuý Vân mà như đang nói với Kim Trọng (đối thoại với người nghe vắng mặt, vẽ thực chất cũng gần như độc thoại): Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

– Thuý Kiều đang nói Kim Trọng mà như đang nói với chính mình (độc thoại trong khi đối thoại): Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

– Thuý Kiều đang nói với bản thân rồi lại đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng (đối thoại mà như độc thoại): Ơi Kim Lang! Hơi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

→ Các trường hợp trên là những lời nói ra, nhưng không phải nói với người đối diện. Cuối cuộc “trao duyên, dường như Thuý Kiều đã quên đi Thuý Văn đang trước mặt để chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao của bản thân. Hình như nàng đang nói với người yêu vắng mặt (Kim Trọng đang ở Liêu Dương cách xa nghìn trùng) hoặc đang nói với chính mình (độc thoại). Đó không phải là lời nói thẩm trong lòng nên không phải là độc thoại nội tâm. Có thể gọi đó là dạng lời “nửa đối thoại nửa độc thoại” (hay lời “độc thoại hoá đối thoại” theo quan niệm của Trần Đình Sử).

→ Dạng lời thoại như vậy có tác dụng thể hiện tâm trạng phức tạp của Thuý Kiều trong cuộc “trao duyên”. Nguyễn Du đã hiểu rõ tâm trạng đó và miêu tả một cách tường tận, sinh động với khả năng thấu cảm của một nghệ sĩ thiên tài.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.


Phương pháp giải:

Phân tích những chi tiết nổi bật đồng thời dựa vào lời thoại của Thúy Kiều để chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân:

- Trước khi trao kỉ vật: 

+ Buồn bã, phiền lòng vì hoàn cảnh tình yêu của mình và chàng Kim. 

+ Khi Thúy Vân mở lời hỏi han, Thúy Kiều mở lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện. 

- Trong khi trao kỉ vật:

+ Sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều: Cây đàn hồ ngày nào đàn cho kim trọng và mảnh trầm hương ngày nào từng chứng kiến lời thề cũng để lại cho em như là của tin. Đối với chị chúng đã trở thành quá khứ xa xôi. Đến đây kiểu lại cảm thấy mình như người đã chết. Kiều đã mất hết niềm tin vào hiện tại.

+ Một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát

- Sau khi trao kỉ vật:

+ Từ khi trao lại kỷ vật,  Kiều dường như quên hẳn hiện tại, nàng chỉ sống với cái mai hậu hư vô của mình, vì nàng hi vọng em và chàng Kim tương lai sẽ được hạnh phúc. Hiện tại với nàng chỉ là con số không.

+ Kiều tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy.

+ Kiều than thở và với Kim Trọng, thương xót cho Kim.  "Thôi thôi" cũng là tiếng than tiếc và dằn vặt, là sự xác nhận cho sự phụ bạc của mình. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân:

- Trước khi trao kỉ vật: 

+ Buồn bã, phiền lòng vì hoàn cảnh tình yêu của mình và chàng Kim. 

+ Khi Thúy Vân mở lời hỏi han, Thúy Kiều mở lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện. 

- Trong khi trao kỉ vật:

+ Có sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều

+ Trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát

- Sau khi trao kỉ vật:

+ Từ khi trao lại kỷ vật,  Kiều dường như quên hẳn hiện tại, nàng chỉ sống với cái mai hậu hư vô của mình

+ Kiều tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng

+ Kiều than thở và với Kim Trọng, thương xót cho Kim. 

- Trước khi trao kỉ vật: Kiều một mình đắm chìm trong trạng thái bối rối, thao thức, dằn vặt cao độ: Nỗi riêng riêng những bàn hoàn Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn. Khi cơ hội đến từ lời “hỏi han” ân cần của Thuý Vân, Thuý Kiều trước hết nói đến sự khó xử của mình: Hở môi ra cũng thẹn thùng/ Để lòng thì phụ tấm lòng với ai; sau đó là lời cậy nhờ tha thiết: Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em...

- Khi trao kỉ vật:

+ Thuý Kiều nói rõ từng thứ một: chiếc vành (vòng xuyến mà Kim Trọng tặng Thuý Kiều); bức tờ mây (bức chữ thể nguyền, giao ước kết đôi giữa hai người); phím đàn (phím đàn mà Thuý Kiều từng gảy cho Kim Trọng nghe); mảnh hương nguyền (mảnh hương trầm đốt trong đêm thề nguyền còn sót lại) ... Đó đều là những thứ vô cùng quý giá đối với Kiều, nhưng đã trao duyên thì đành phải trao kỉ vật làm tin.

+ Thuý Kiều đã phải vượt lên trên sự dằn vặt, lưu luyến, tiếc nuối khi dùng đến các từ ngữ chỉ kỷ vật như “của chung” (Duyên này thì giữ vật này của chung), “ngày xưa” (Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa); trong lời nói với Thuý Vân, nàng hình dung mai sau mình trở về như một hồn ma trong gió và cầu xin một niềm cảm thương, một ân huệ khiêm nhường nhất: Dạ đài cách mặt khuất lời/ Rảy xin chén nước cho người thác oan.

- Sau khi trao kỉ vật:

+ Trao xong kỉ vật, Kiểu càng nghĩ nhiều đến Kim Trọng và tình yêu. Tình cảm nàng dành cho Kim Trọng và mối tình đầu phải tính đếm bằng “muôn vàn”; ân tình nàng dành cho Kim Trọng cũng không sao kể xiết nên đã bái biệt bằng “trăm nghìn... lạy” ...

+ Chợt nghĩ đến phận mình, nàng lâm vào trạng thái tột cùng đau khổ, dằn vặt trước sự thật phũ phàng, mất mát không thể bù đắp (Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng). Rồi nàng nức nở gọi tên Kim Trọng và nói lời vĩnh biệt xót xa: Ôi Kim Lang Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!.

Có lẽ Thuý Kiều đã dành hết sự tỉnh táo cuối cùng để hoàn thành cái việc rất khó là thuyết phục Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng. Vì thế, sau khi trao duyên, đối diện với Kim Trọng và với lương tâm thì đã quá sức chịu đựng của nàng. Phải là người từng tích luỹ biết bao nhiêu “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trước những “bể dâu” và phải là người có “con mắt nhìn suốt sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời thì tác giả mới có thể miêu tả được nỗi lòng Thuý Kiều sâu sắc, thần tình như vậy.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định chủ đề của văn bản Trao duyên và cho biết, phần văn bản này có vai trò như thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều.


Phương pháp giải:

Từ nội dung của văn bản, chỉ ra chủ đề của văn bản Trao duyên, từ đó chỉ ra vai trò của phần văn bản trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Chủ đề của văn bản Trao duyên: bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều.

- Văn bản Trao duyên có vai trò quan trọng trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều. Phần văn bản này tạo ra sự liên kết giữa các nhân vật trong câu chuyện và giúp độc giả hiểu rõ hơn về cảm xúc và tâm trạng của Thúy Kiều. Đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự đau khổ trong bi kịch tình yêu của Kiều và nhận thức được giá trị của tình yêu và sự chung thủy trong cuộc sống.

Xem thêm
Cách 2

- Chủ đề của VB Trao duyên: Lời nói, tâm trạng, cảm xúc của Thuý Kiều khi thuyết phục Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng.

- Vai trò của VB Trao duyên trong việc thể hiện chủ đề chung của Truyện Kiều: Nếu xem chủ đề chung của Truyện Kiều là tiếng kêu đau thương về cuộc đời ba chìm bảy nổi của nàng Kiểu thì Trao duyên là tiếng kêu trước nỗi đau đầu đời của nàng. Nỗi đau này kéo theo nhiều nỗi đau khác trong suốt mười lăm năm lưu lạc của Kiều.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
3.8 trên 4 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí