Soạn văn 11, ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 7: Những điều trông thấy

Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Kính gửi cụ Nguyễn Du SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết


Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hoàn cảnh đó giúp ích gì cho bạn trong việc đọc hiểu bài thơ. Nếu cần chọn một câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài, bạn sẽ chọn câu nào? Vì sao? Xác định chủ thể trữ tình và chủ đề của bài thơ.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

“Kính gửi cụ Nguyễn Du” đã thể hiện cách tiếp nhận của Tố Hữu về quá khứ, đồng thời gắn kết tư tưởng của cha ông ta ngày xưa với tinh thần của thời đại ta ngày nay. Điều này nằm trong dòng tư tưởng và tinh thần dân tộc ta trong cuộc chiến đấu đánh Mỹ để giành độc lập.

Câu 1

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hoàn cảnh đó giúp ích gì cho bạn trong việc đọc hiểu bài thơ.

Phương pháp giải:

Thông qua tài liệu, sách báo, tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ và chỉ ra sự ảnh hưởng của hoàn cảnh đó trong việc đọc hiểu bài thơ.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du" của Tố Hữu được viết vào năm 1953, trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang chịu sự thống trị của thực dân Pháp. Tại thời điểm đó, nhân dân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, từ cuộc chiến tranh giành độc lập đến việc bảo vệ văn hóa, truyền thống và danh dự của dân tộc.

- Hoàn cảnh của bài thơ sẽ giúp em hiểu rõ hơn ý nghĩa và tác động của bài thơ đối với xã hội và văn học Việt Nam trong thời kỳ đó. Đồng thời có thể cảm nhận được tình cảm và tâm huyết của Tố Hữu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và niềm hy vọng của tác giả vào một tương lai tươi sáng. Ngoài ra, việc hiểu rõ hoàn cảnh còn giúp em có thêm thông tin để giải thích những chi tiết và ý nghĩa trong bài thơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:

+Bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du" của Tố Hữu được viết vào năm 1953, trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang chịu sự thống trị của thực dân Pháp.

+Tại thời điểm đó, nhân dân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức

- Hoàn cảnh của bài thơ sẽ giúp em hiểu rõ hơn ý nghĩa và tác động của bài thơ đối với xã hội và văn học Việt Nam trong thời kỳ đó. Đồng thời có thể cảm nhận được tình cảm và tâm huyết của Tố Hữu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và niềm hy vọng của tác giả vào một tương lai tươi sáng.

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: vào tháng 11 năm 1965, trong chuyến đi công tác ở các tỉnh miền Trung, vào tháng 10 – 11 năm 1965, khi Tố Hữu ghé thăm quê hương Nguyễn Du thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm đó dân tộc ta bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ rất ác liệt, cuộc kháng chiến để giành độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà. Và đây cũng là năm Việt Nam và thế giới kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du.

- Những hiểu biết về hoàn cảnh ra đời của bài thơ như trên giúp người đọc hiểu được lí do, thôi thúc tác giả sáng tác, hiểu đúng cảm hứng chủ đạo cũng như thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả. Chẳng hạn, phải hiểu hoàn cảnh sáng tác bài Kính gửi cụ Nguyễn Du như vừa nêu, mới hiểu bài thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca lí tưởng nhân đạo của dân tộc qua thơ Nguyễn Du; hoặc mới hiểu đúng thông điệp từ bài thơ: Cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của người Việt Nam hôm nay (thời điểm bài thơ ra đời) luôn có sự đồng hành của các thế hệ cha ông và các giá trị truyền thống.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 2

Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nếu cần chọn một câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài, bạn sẽ chọn câu nào? Vì sao? Xác định chủ thể trữ tình và chủ đề của bài thơ.


Phương pháp giải:

Dựa vào quan điểm và cảm nhận của bản thân, lựa chọn 1 câu thơ mà bản thân nghĩ có khả năng bao quát nội dung toàn bài và lý giải. Đồng thời, thông qua nội dung của bài thơ để tìm ra chủ thể trữ tình và chủ đề bài thơ. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Theo em, câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài là câu thơ “Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha”. Vì câu thơ đã bao quát được cảm xúc chủ đạo của bài thơ đó là: thể hiện sự tôn kính và kính trọng của Tố Hữu đối với Nguyễn Du. Đồng thời thể hiện sự trân trọng, ca ngợi của Tố Hữu đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Chủ thể trữ tình của bài thơ là: Tố Hữu, nhà thơ có tâm hồn tràn đầy tình cảm và tình yêu quê hương, như được thể hiện qua việc tôn vinh và kính trọng Nguyễn Du.

- Chủ đề của bài thơ: thể hiện sự kính trọng và tôn vinh đối với Nguyễn Du, một nhà văn, nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam. Đồng thời, tôn vinh văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, sự tôn trọng và kính trọng đối với những giá trị văn hóa cao cổ và sự hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho đất nước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Theo em, câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài là câu thơ “Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha”. Vì câu thơ thể hiện sự tôn kính và kính trọng của Tố Hữu đối với Nguyễn Du. Đồng thời thể hiện sự trân trọng, ca ngợi của Tố Hữu đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Chủ thể trữ tình của bài thơ là: Tố Hữu

- Chủ đề của bài thơ: thể hiện sự kính trọng và tôn vinh đối với Nguyễn Du, một nhà văn, nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam. Đồng thời, tôn vinh văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam

- Chọn câu: Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều. Bài thơ có hai nội dung lồng vào nhau: Nhớ ơn Nguyễn Du và thương thân nàng Kiều. Câu thơ trên thâu tóm được cả hai nội dung đó.

- Chủ thể trữ tình: Chủ thể xưng “ta” – bạn đọc tri âm của Nguyễn Du (xuất hiện ở cuối bài thơ: Hỡi người xưa của ta nay...). “Ta” không chỉ là tác giả Tố Hữu mà bao gồm tất cả những ai yêu quý, biết ơn Nguyễn Du, hiểu đúng giá trị vượt thời gian trong các tác phẩm của ông. Đó cũng là cái “ta” nhân danh cộng đồng dân tộc và thời đại “ra trận” chống thực dân, để quốc xâm lược.

- Chủ đề của bài thơ: Sức sống mãnh liệt vượt thời gian trong tác phẩm của Nguyễn Du/ Cuộc đồng hành của thơ văn Nguyễn Du với dân tộc, nhân dân trong thời đại chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do, mang lại hạnh phúc cho con người.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 3

Câu 3 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Trình bày cảm nhận của bạn về đoạn thơ sau: 

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày


Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ và ý hiểu của bản thân để cảm nhận về đoạn thơ.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Đoạn thơ là tình cảm của dân tộc đối với đại thi hào Nguyễn Du - thể hiện tinh thần kế thừa phát huy giá trị tinh hoa truyền thống thông qua những khái niệm gắn giá trị to lớn, cao cả, trường tồn, thiêng liêng “đất trời”, “non nước”.

- Tiếng thơ – nghệ thuật tác phẩm của Nguyễn Du, được tôn vinh ở mức độ cảm hoá được đất trời, hoà hợp các yếu tố “thiên – địa – nhân”. Tầm vóc lớn lao ấy cũng nhằm khắc họa đậm nét tâm hồn của một Con Người đã sống hết mình trong bao nhân vật của ông – để cất lên tiếng kêu thương, lời nguyền rủa, một giấc mơ của những cuộc đời bế tắc trong cuộc đời bế tắc trong màn đêm dày đặc của xã hội phong kiến. Để qua tiếng thơ ấy, người đọc hôm nay nhận ra nỗi đau và khát vọng của non nước nghìn thu. Để qua thơ Nguyễn Du, thế hệ hiện tại nhận được thông điệp từ quá khứ khổ đau của cha ông, đồng thời nhận lãnh trách nhiệm thực hiện lời nhắn nhủ thiêng liêng bảo vệ quyền sống, quyền làm người cao cả.

- Tiếng thơ – tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày đã ăn sâu vào hồn dân tộc. Đó là sự tôn vinh xứng đáng cho giá trị lớn lao nhất của Nguyễn Du để lại cho hậu thế: tinh thần nhân đạo cao cả trong mỗi tâm hồn Việt Nam

Xem thêm
Cách 2

Cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của thi hào Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế biết bao yêu mến và tự hào. Kiệt tác Truyện Kiều đã chạm đến trái tim của nhân loại. Cho đến nay “Truyện Kiều” vẫn là hòn ngọc sáng nhất và là đỉnh cao chói lọi nhất của tiếng nói Việt Nam, của văn học dân tộc. Thiên tuyệt bút này của Nguyễn Du là sự kết tinh tinh hoa của cả quá trình mấy trăm năm hình thành và phát triển nền văn học cổ điển viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Trong bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, nhà thơ Tố Hữu đã bày tỏ tình cảm của mình về truyện Kiều và Nguyễn Du bằng những lời thơ xúc động:

“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Bài thơ trừ bốn câu thơ đầu và cuối, tất cả có năm khổ thơ với ba cặp lục bát tương xứng. Bằng hình thức tập Kiều nhuần nhuyễn, sáng tạo, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, những so sánh bất ngờ… ấy đã diễn tả thật thành công tấm lòng của một người con cúi mình trước đại thi hào vĩ đại của dân tộc Nguyễn Du, một thi hào kỳ tài ấy đã chắp bút lên “Truyện Kiều”, một công trình đồ sộ và có giá trị thật lớn lao, góp phần tăng giá trị đạo đức, nhận thức vào kho tàng văn học Việt Nam. Cảm khái và ngưỡng mộ trước tài năng ấy kết hợp với một tấm lòng khát vọng tìm về với quá khứ xưa, Tố Hữu đã viết:

Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Tố Hữu đã ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi, đến tạo vật muôn loài. Bằng cách sử dụng lối so sánh, ẩn dụ tài tình, nhà thơ đã nâng cao tầm vóc, giá trị của thơ ca Nguyễn Du. Ông đã ví tiếng thơ ấy là “non nước” vọng về từ ngàn năm trước, của thời gian xa xưa, của quá khứ. Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào, hân hoan, đón nhận của một tấm lòng hậu thế muốn đền đáp tấm lòng cha ông xưa. Nỗi niềm ấy, tình cảm ấy thật đáng ngưỡng vọng. Hai câu thơ không những khái quát được tầm vóc, giá trị to lớn của tài năng Nguyễn Du mà còn thể hiện sâu sắc tình cảm cao đẹp của Tố Hữu – thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khá của cha ông.

Lối thơ ấy, tiếng lòng hân hoan Tố Hữu lại tiếp tục rộng mở vươn tới những giá trị vĩnh hằng khác:

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

Nghìn năm là khoảng thời gian của hồi tưởng, của ngưỡng vọng, của khát vọng mãnh liệt, của tấc lòng tri kỷ biết ơn của thế hệ hôm nay. Đó còn là khoảng thời gian của thế hệ hôm nay trả lời cho nỗi đau lịch sử của cha ông trong quá khứ. Một lần nữa cảm hứng ngợi ca chắp bút cho Tố Hữu cất tiếng lòng tự hào trong khúc hát tràn đầy hân hoan, hứng khởi, trong sự ngưỡng vọng trước một thiên tài. Tiếng thơ của Nguyễn Du được ví như “tiếng mẹ”, mà “tiếng mẹ” thì gần gũi, thiết tha quá. Đó là lời ru nhẹ nhàng ân tình, chan chứa tình yêu thương và trong ấy gửi gắm bao mơ ước thật cao đẹp. Và vì thế tiếng thơ của Nguyễn Du là tiếng ru của mẹ ân tình, ngọt ngào thổi vào lòng bao thế hệ có sức mạnh thật lớn lao. Tình cảm ấy, khúc hát ru ân tình ấy là lời nhắc nhở, thủ thỉ cho con- thế hệ hôm nay vững bước trưởng thành.

Nghìn năm là khoảng thời gian của hồi tưởng, của ngưỡng vọng, của khát vọng mãnh liệt, của tấc lòng tri kỷ biết ơn của thế hệ hôm nay. Đó còn là khoảng thời gian của thế hệ hôm nay trả lời cho nỗi đau lịch sử của cha ông trong quá khứ. Một lần nữa cảm hứng ngợi ca chắp bút cho Tố Hữu cất tiếng lòng tự hào trong khúc hát tràn đầy hân hoan, hứng khởi, trong sự ngưỡng vọng trước một thiên tài. Tiếng thơ của Nguyễn Du được ví như “tiếng mẹ”, mà “tiếng mẹ” thì gần gũi, thiết tha quá. Đó là lời ru nhẹ nhàng ân tình, chan chứa tình yêu thương và trong ấy gửi gắm bao mơ ước thật cao đẹp. Và vì thế tiếng thơ của Nguyễn Du là tiếng ru của mẹ ân tình, ngọt ngào thổi vào lòng bao thế hệ có sức mạnh thật lớn lao. Tình cảm ấy, khúc hát ru ân tình ấy là lời nhắc nhở, thủ thỉ cho con- thế hệ hôm nay vững bước trưởng thành.

Bốn câu thơ, ba cặp lục bát song hành ấy là tình cảm, tiếng lòng của chúng con thế hệ hôm nay đáp lời quá khứ. Đó cũng là lời hứa chân thành nhất của thế hệ hôm nay cùng ngân vang theo nhịp đập của quá khứ.

Bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn, sử dụng hình ảnh có tính gợi hình, giọng điệu ân tình, ngọt ngào, đậm chất dân tộc, khổ thơ đã thể hiện trọn vẹn phong cách thơ Tố Hữu: khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị, một giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc. Khổ thơ khép lại nhưng lại mở ra một chân trời mới, tương lai mới trong hành trình chống Mỹ hôm nay:

Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân

“Bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài…”.

Xem thêm
Cách 2

Câu 4

Câu 4 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về nỗi lòng của Nguyễn Du và tác phẩm của ông?


Phương pháp giải:

Nêu những hiểu biết của bản thân về tác phẩm của ông, nỗi lòng Nguyễn Du thể hiện trong bài thơ sau khi tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thông qua bài thơ, em hiểu hơn về nỗi lòng của “đại thi hào” Nguyễn Du: Nguyễn Du đã thông qua những nhân vật trong tác phẩm mà thể hiện nỗi lòng mình. Đó là hình ảnh một Thúy Kiều thông minh, tài năng, trí tuệ, với tâm hồn nhạy cảm, ước mơ cao cả, đầy tình yêu thương và nỗi đau khổ.Hay một Tiểu Thanh trầm lặng, lặng lẽ, đơn độc, yêu thích văn học, văn chương, với sự tinh tế trong cảm nhận tình yêu và tình bạn…..

- Đồng thời thông qua bài thơ, có thể thấy các tác phẩm của Nguyễn Du là những tác phẩm văn học và thơ ca đầy cảm xúc, tình cảm và sâu sắc. Những tác phẩm của ông thể hiện sự đau đớn, tâm trạng u sầu và niềm khát khao tự do của người Việt Nam thời đó. Với tinh thần yêu nước, ông đã dành cả cuộc đời để viết văn và làm công tác nhà nước, góp phần xây dựng đất nước và giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Xem thêm
Cách 2

Hiểu thêm được sức lay động lòng người sâu xa, sức sống mãnh liệt của Truyện Kiều; hiểu thêm sự kết tinh của hồn dân tộc trong thơ Nguyễn Du.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí