Soạn văn 11, ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống

Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Chí khí anh hùng SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết


Giải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Theo bạn, cách thể hiện quan niệm ấy trong tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có gì khác nhau?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Bài thơ Chí khí anh hùng của Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ quan điểm chí nam nhi: là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương.

Câu 1

Câu 1 (trang 127, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Giải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Theo bạn, cách thể hiện quan niệm ấy trong tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có gì khác nhau?


Phương pháp giải:

Dựa vào bài thơ, giải thích quan niệm về chí anh hùng theo chủ thể trữ tình. Sau đó nhận xét về quan niệm ấy trong các câu thơ.


Lời giải chi tiết:

Quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là: nam nhi sinh ra trên đời này đầu đội trời chân đạp đất, mang nợ tang bồng (nghĩa đen: giỏi việc cung bắn, nghĩa bóng: nuôi chí tung hoành trời đất bốn phương giúp vua việc nước, việc đời). 

Cách thể hiện quan niệm ấy qua tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có một số điểm khác nhau. Cụ thể:

- 8 dòng thơ đầu: nam nhi phải đầu đội trời chân đạp đất. Hơn nữa phải có chí bốn phương, tung hoành ngang dọc bốn phương, phải có cho mình một nghề nghiệp hoặc tài nghệ, tấm lòng phải rạng rỡ, không được làm gì sai với lẽ đời, có vay có trả sòng phẳng. Đặc biệt, đã là thân trai trong xã hội thì không được dễ dàng nản lòng, thấy khó là lui mà cần kiên trì rèn luyện bản thân, gặp thời ắt sẽ thăng tiến.

- 4 dòng tiếp theo: đường đời quân tử trải qua đôi khi có những biến động, thử thách bắt buộc phải đối mặt để vượt qua. Khi gặp loạn lạc, chuyện bất bình, người chí khí thì không ngại ra tay phân xử hợp tình hợp lí.

- 3 dòng thơ cuối: Ở đây nhà thơ đã mượn hình ảnh ẩn dụ để ý nói thi đỗ và sẽ lập được công danh. Và khi đó có quyền được thảnh thơi vui sướng bầu bạn cùng rượu và ngắm nhìn trăng thanh gió mát, đó cũng chính là một cách để hưởng lạc.

Xem thêm
Cách 2

Theo quan niệm xưa, người con trai sinh ra trên đời là phải đầu đội trời, chân đạp đất và cũng phải mang nợ tang bồng. Tức là có khả năng bán cung tên nếu hiểu theo nghĩa đen. Còn nếu nghĩa bóng thì câu nói này có nghĩa là đã là đấng nam nhi thì cần phải chí ở bốn phương và tung hoành trời đất giúp vua trả nợ nước, nợ đời. Chứ không thể an nhàn trong xó nhà và càng không thể mang thói nữ nhi thường tình mà cần phải đem tài trí tranh đua với đời.

- Trong 4 câu đầu thì : Những ai có chí nam nhi thì thường đua tranh với đời và mang tầm vóc vô cùng to lớn. Đó là vòng trời đất trong bốn bể. Tuy mang nợ tang bồng nhưng cũng phải hết sức sòng phẳng hay nói cách khác là có vay thì phải có trả. Ở đoạn này với giọng điệu hào hùng ta có thể cảm nhận được điều đó. Nó làm gợi hình ảnh và cũng như nam nhi ở đời đang tung hoành trời đất và vẫy vùng.

- Còn trong 3 câu cuổi: Ở đây nhà thơ đã mượn hình ảnh ấn dụ để ý nói thi đỗ và sẽ lập được công danh. Và khi đó có quyền được thành thơi vui sướng bầu bạn cùng rượu và ngăm nhìn trăng thanh gió mát, đó cũng chính là một cách để hưởng lạc.
Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Câu 2 (trang 127, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm hứng ấy?


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài thơ, xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Xác định các từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu tác giả đã sử dụng, từ đó nêu tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm hứng.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là những quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ. Quan niệm này chính là nhân cách của nhà thơ. Nguyễn Công Trứ thực tế có công rất lớn trong việc di dân, lập ấp, khai khẩn đất hoang; đó là cách mà nhà thơ đã hiện thực hóa quan niệm của mình.

Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng lớn trong việc thể hiện cảm hứng. Việc sử dụng đúng nơi, đúng chỗ những yếu tố đó giúp bài thơ toát lên âm hưởng mạnh mẽ, hùng tráng, mang sức trẻ khỏe như đấng nam nhi thực thụ. Tác phẩm vì thế trở nên lôi cuốn, khích lệ kẻ sĩ hăng hái lập công, khẳng định chí làm trai.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Cảm hứng chủ đạo: quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ.

- Tác dụng của cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu trong việc thể hiện cảm hứng là:

+ Giúp bài thơ toát lên âm hưởng mạnh mẽ, hùng tráng mang chí khí của đấng nam nhi.

+ Giúp tác phẩm trở nên thu hút, lôi cuốn, khích lệ kẻ sĩ hăng hái lập công.

+ …

Chí làm trai là một quan niệm về anh hùng của Nguyễn Công Trứ. Ở đây ta cảm nhận được một chí khí của tuổi trẻ của những người thanh niên. Đó cũng chính là nhân cách của nhà thơ. Đặc biệt ông có công rất lớn trong việc di dân, lập ấp, khai khẩn đất hoang. Đó cũng chính là cách mà nhà thơ hiện thực hóa quan niệm của mình. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chí làm trai mang lại.

      Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng với ngôn ngữ, hình ảnh ước lệ ấy, ông đã đặt đúng chỗ, nói đúng lúc, diễn tả một cách hùng hồn, lôi cuốn, chấn động cái chí khí kẻ sĩ của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 3

Câu 3 (trang 127, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Bạn suy nghĩ thế nào về quan niệm trên?


Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản và quan điểm của bản thân, nêu suy nghĩ về quan niệm: Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Quan niệm không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng” là quan niệm hoàn toàn đúng đắn.

 Bởi lẽ, để trở thành “anh hùng” của mọi người không phải ai cũng có thể giúp đỡ, bảo vệ mọi người xung quanh nhưng “anh hùng” của bản thân thì ai cũng có thể làm được. Việc sống có mục đích, sống để nuôi dưỡng “chí anh hùng” của bản thân là một lẽ sống ý nghĩa, lẽ sống ấy giúp con người ta sống tốt và hoàn thiện bản thân từ đó có thể phát triển bản thân thành con người có ích hơn cho xã hội.


Xem thêm
Cách 2

Không phái ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Quan niệm này là hoàn toàn đúng, không phải ai cũng có thể giúp mọi người, trở thành anh hùng của mọi người nhưng trở thành anh hùng của bản thân thì có thể. Nuôi chí anh hùng giúp con người sống tốt hơn và hoàn thiện bản thân từ đó có thể phát triển bản thân hơn.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí