Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Tảo Phát Bạch Đế Thành SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết>
Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ (thiên nhiên được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của ai, trong hoàn cảnh nào, vẻ đẹp riêng của thiên nhiên nơi đây…)
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Tảo phát bạch đế thành của nhà thơ Lý Bạch mô tả cuộc hành trình của ông từ Bạch Đế đến Giang Lăng, nơi ông rời bỏ để bắt đầu một hành trình mới. |
Câu 1
Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ (thiên nhiên được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của ai, trong hoàn cảnh nào, vẻ đẹp riêng của thiên nhiên nơi đây…)
Phương pháp giải:
Phân tích nội dung bài thơ, nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch, trong hoàn cảnh Lý Bạch đang trên thuyền rời Bạch Đế về Giang Lăng.
- Bức tranh thiên nhiên dưới con mắt của người chuẩn bị rời đi, không hề mang nét đượm buồn của sự chia ly, rời xa mà ngược lại thật hùng vĩ, tươi mới. Có lẽ bởi Lý Bạch luôn quan niệm rằng chia ly không có nghĩa là kết thúc mà khởi đầu cho hành trình mới. Trong khung cảnh ấy, con người và cảnh vật như hòa vào nhau, sinh động và hùng vĩ. Lý Bạch không nhắc gì đến thác nước và núi non xung quanh, nhưng qua nét vẽ tài hoa của tác giả ta vẫn có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên lúc đó. Muốn vượt ngàn dặm trong một ngày, thì con thuyền phải đi rất nhanh và không dừng lại.
- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch, trong hoàn cảnh Lý Bạch đang trên thuyền rời Bạch Đế về Giang Lăng.
- Bức tranh thiên nhiên dưới con mắt của người chuẩn bị rời đi, không hề mang nét đượm buồn của sự chia ly, rời xa mà ngược lại thật hùng vĩ, tươi mới.
- Bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch khi ông đang trên thuyền rời Bạch Đế về Giang Lăng.
- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh chia ly, rời xa nhưng khung cảnh không hề buồn bã mà ngược lại rất hùng vĩ. Khung cảnh thiên nhiên trong bức tranh ấy giữa con người với cảnh vật như hòa làm một. Dù không trực tiếp nhắc đến thác nước và núi non xung quanh nhưng qua ngòi bút tài hoa người đọc vẫn có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên lúc đó.
Câu 2
Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung phần Phiên âm, Dịch nghĩa và Dịch thơ, tìm và phân tích một số hình ảnh, từ ngữ nổi bật thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.
- “Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang” → Dù diễn tả khung cảnh chia ly từ biệt những khung cảnh mở ra lại không hề buồn thương mà lại rực rỡ của sắc mây.
- “Vượn kêu không dứt”, “Rừng núi muôn trùng → Khung cảnh lại sinh động hơn khi có sự xuất hiện của thiên nhiên con vật. Lý Bạch đi trên con thuyền lướt băng băng trên mặt nước, nó rẽ nước, vượt qua núi non hùng vĩ để về với Giang Lăng. Con thuyền nhẹ nhàng đi trên mặt nước như không có bất kì cái gì cản trở và vướng bận được nó. Đó cũng là nét đặc trưng trong miêu tả thiên nhiên, non nước hữu tình của Lý Bạch. Thiên nhiên khoáng đạt trùng điệp, cảnh vật và con người thì tự tại như chính con người của ông.
- “Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang” → Dù diễn tả khung cảnh chia ly từ biệt những khung cảnh mở ra lại không hề buồn thương mà lại rực rỡ của sắc mây.
- “Vượn kêu không dứt”, “Rừng núi muôn trùng → Khung cảnh lại sinh động hơn khi có sự xuất hiện của thiên nhiên con vật. Thiên nhiên khoáng đạt trùng điệp, cảnh vật và con người thì tự tại như chính con người của ông.
Hình ảnh “vạn trùng san” (núi non muôn trùng), là hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ của phía nam Trung Quốc từ Bạch Đế. Nơi đây núi tiếp núi, vách đá che khuất cả bầu trời, vượn kêu thê thảm, hang trống truyền âm thanh bi ai không dứt (tiếng vượn đôi bờ kêu không dứt). Tuy nhiên, tâm trạng của chủ thể trữ tình lại rất hào hứng, vui tươi, hoà nhập vào cảnh tượng hùng vĩ đó qua câu cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ) vượt qua núi non muôn dặm. Có thể thấy đó là sự hoà hợp thiên – nhân (thiên nhiên – con người).
Câu 3
Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Phương pháp giải:
Thông qua phân tích nội dung của bài thơ, chỉ ra chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên bao la hùng vĩ trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Xuyên suốt bài thơ không phải là cảm xúc lưu luyến mà thổn thức, hy vọng của nhà thơ vào hành trình mới đang bắt đầu.
- Chủ đề: Lòng yêu mến thiên nhiên, cảnh vật; sự giao thoa giữa con người và những thay đổi của tự nhiên.
- Cảm hứng chủ đạo toát ra từ văn bản là tinh thần lạc quan, sự ngợi ca và yêu thương phong cảnh, nhất là phong cảnh núi non hùng vĩ.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Kiến và người SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ con sông quê hương
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tôi đã học tập như thế nào?
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ét – va Mun – chơ và tiếng thét
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Thời gian (CTST)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ con sông quê hương
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tôi đã học tập như thế nào?
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ét – va Mun – chơ và tiếng thét
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Thời gian (CTST)