Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết>
Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào. Quan sát những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một, Đồ gốm gia dụng của người Việt và thực hiện các yêu cầu sau
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Video hướng dẫn giải
Câu 1
Câu 1 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào.
Phương pháp giải:
Vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của bản thân, xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích và đưa ra kiểu trích dẫn phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Phần trích dẫn có trong đoạn trích: “Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi toàn cầu hóa đã “phủ sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa anh đào, thường thức su si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc, thưởng thức quốc họa Trung Hoa, lễ hội hóa trang Bra- xin (Brazil), rồi hip- hop, truyện Ha-ri Pót-tơ (Harry Potter), phim Hô-li-út (Hollywood), các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế của giới trẻ...” ( Nguyễn "Thị Phương Châm, 2013).
→ Kiểu trích dẫn trực tiếp.
Câu 2
Câu 2 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Quan sát những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một, Đồ gốm gia dụng của người Việt và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản trên
b. Cách trình bày các phương tiện ấy trong văn bản có gì đáng lưu ý?
c. Chỉ ra tác dụng của từng loại phương tiện trong mỗi văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc lại các văn bản, sử dụng kĩ năng và kiến thức của bản thân để xác định phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng ở mỗi văn bản, xác định sự nổi bật của cách trình bày các phương tiện ấy, từ đó chỉ ra tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản trên: hình ảnh.
b. Cách trình bày các phương tiện ấy trong văn bản đáng lưu ý ở chỗ: các văn bản sử dụng hình ảnh xuyên suốt bài thuyết minh, mỗi phần đều được lồng ghép các hình ảnh minh họa.
c. Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ: Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung và tiếp cận được thông tin mà văn bản đang truyền đạt. Đặc biệt, trong văn bản Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một, yếu tố hình ảnh hỗ trợ cho việc chứng minh và giải thích, nêu được ý và nội dung cho việc biểu đạt nội dung chính. Còn trong văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt, phương tiện phi ngôn ngữ lại giúp cho các ý tưởng và thông tin trở nên sinh động, dễ hình dung, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận vấn đề.
Câu 3
Câu 3 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản?
b. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản đã cho, dựa vào hiểu biết của bản thân về loại phương tiện phi ngôn ngữ để trả lời các câu hỏi đề bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản: hình ảnh.
b. Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản: Giúp cho nội dung văn bản không bị khô khan, khó tiếp nhận. Nội dung văn bản trở nên rõ ràng, mạch lạc, dễ tiếp cận người đọc hơn.
Câu 4
Câu 4 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm một văn bản thông tin có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ ( lưu ý dẫn nguồn đầy đủ). Cho biết loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng và tác dụng của phương tiện ấy trong văn bản.
Phương pháp giải:
Thông qua những văn bản thông tin đã học, đã đọc, đưa ra một văn bản thông tin có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ ( lưu ý dẫn nguồn đầy đủ). Sau đó chỉ ra loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng và nêu tác dụng.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam - Trích “Nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam”: có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ hình ảnh, số liệu.
Tác dụng:
Nội dung |
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng |
Tác dụng |
Nhà hát rối nước: nghệ thuật thuật truyền thống, nghệ sĩ và công chúng |
Ảnh: sân khấu Nhà hát múa rối Thăng Long, một cảnh vở diễn lấy tích truyện từ “ngụ ngôn hay truyền thuyết” (Ảnh: AFP) |
Minh chứng: nghệ thuật độc đáo và lâu đời vẫn được duy trì và phát triển. |
Sức hấp dẫn đối với nước ngoài |
Số liệu: “Hơn một nửa trong số 93 triệu dân Việt Nam thuộc lớp trẻ…..” Ảnh: Các nghệ sĩ rối nước người Việt điều khiển con rối từ phía sau bức rèm tre trong một hồ nước, vào một buổi biểu diễn ở Hà Nội (Ảnh: AFP)
|
Chỉ ra nghịch lý lý của nghệ thuật rối nước - người trẻ Việt Nam quay lưng Các nghệ sĩ rối nước vẫn lặng lẽ bảo tồn; khách nước ngoài quan tâm, người làm nghệ thuật nước ngoài tìm cách tiếp nhận, cải tiến… |
Giải pháp xã hội hóa |
Số liệu: các đơn vị/ loại hình nhà hát, phần trăm tổng kinh phí hoạt động xã hội hóa |
Khẳng định tầm quan trọng của việc đưa ra những giải pháp, cơ hội cho rối nước và nghệ thuật truyền thông hồi sinh. |
Từ đọc đến viết
Câu hỏi (trang 96, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề xuất một giải pháp phát triển tình yêu văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường.
Phương pháp giải:
Lập dàn bài, tìm ý và phát triển thành đoạn văn hoàn chỉnh nêu đề xuất 1 giải pháp phát triển tình yêu văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn mẫu 1:
Mỗi một quốc gia lại có bản sắc văn hóa dân tộc khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa toàn cầu. Là một công dân của đất nước, chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, quê hương mình. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.
Đoạn văn mẫu 2
Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đặc sắc đó đến với bạn bè năm châu. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kỳ đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Nói và nghe Trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập trang 109 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Chân quê SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ con sông quê hương
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tôi đã học tập như thế nào?
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ét – va Mun – chơ và tiếng thét
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Thời gian (CTST)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ con sông quê hương
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tôi đã học tập như thế nào?
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ét – va Mun – chơ và tiếng thét
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Thời gian (CTST)