Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Ét-va Mun-chơ (Edvard Munch) và tiếng thét SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết>
Văn bản trên đề cập đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng nào trong bức tranh Tiếng thét ? Những chi tiết đó gợi cảm giác như thế nào đối với người xem? Từ các chi tiết trên, hãy xác định giá trị của các yếu tố tượng trưng trong bức tranh Tiếng thét.
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Văn bản giới thiệu tiểu sử về tác giả Ét – va Mun – chơ và đôi nét về tác phẩm Tiếng thét của thiên nhiên |
Câu 1
Câu 1 (trang 65, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Văn bản trên đề cập đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng nào trong bức tranh Tiếng thét ? Những chi tiết đó gợi cảm giác như thế nào đối với người xem?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn bản và khai thác thông tin nổi bật, chú ý vào những chi tiết được đề cập đến ở đề bài, từ đó chỉ ra văn bản đề cập đến những chi tiết nghệ thuật trong bức tranh Tiếng thét.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Văn bản trên đã đề cập đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng trong bức tranh Tiếng thét:
+ Hình ảnh nhân vật chính với với hình thù uốn éo, đôi bàn tay xương xẩu, gầy gò ôm lấy chiếc đầu trông như hộp sọ với đôi mắt mở to và miệng há hốc như thốt lên một tiếng thét câm lặng
+ Hình ảnh nhân vật chính và hai người đang đi bộ trên cầu đằng sau cùng những đường xoáy và màu sắc chói chang thiếu tự nhiên.
- Những chi tiết đó gợi cho người xem cảm giác lo âu, ghê sợ, rùng rợn, đe dọa khó hiểu, mơ hồ và dị thường.
- Những chi tiết nghệ thuật quan trọng trong bức tranh Tiếng thét: Hình ảnh nhân vật chính, các hình thù trừu tượng xung quanh, các đường xoáy và màu sắc....
→ Tất cả gợi cảm giác ghê sợ, rùng rợn, lo âu.
Câu 2
Câu 2 (trang 65, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Từ các chi tiết trên, hãy xác định giá trị của các yếu tố tượng trưng trong bức tranh Tiếng thét.
Phương pháp giải:
Thông qua nội dung và những chi tiết nổi bật trong văn bản, từ đó xác định giá trị yếu tố tượng trưng trong bức tranh Tiếng thét.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Từ các chi tiết nổi bật, giá trị của các yếu tố tượng trưng trong bức tranh Tiếng thét:
+ Hình ảnh nhân vật chính với tiếng thét câm lặng tượng trưng cho sự tuyệt vọng và cô đơn. Người nghệ sĩ đã thể hiện sự lo lắng và nỗi ám ảnh của mình thông qua hình ảnh của một người đang la hét trong sự tuyệt vọng. Tiếng thét cũng có thể được hiểu là tượng trưng cho tiếng la hét của tất cả mọi người trong xã hội, nhằm kêu gọi sự phản kháng trước sự tàn bạo và cô độc của cuộc sống.
+ Bầu trời đỏ với những đường xoáy và màu sắc chói chang thiếu tự nhiên tượng trưng cho tình trạng tâm trí không ổn định của người đang la hét. Đồng thời cũng tượng trưng cho sự ám ảnh và sự lạc lối.
+Hình ảnh nhân vật với hình thù uốn éo, quái dị thể hiện sự mất mát và sự tuyệt vọng. Với bộ phận cổ và miệng kéo dài ra, tạo nên hình ảnh đầy nỗi sợ hãi, cảm giác bị ép vào một thế giới u ám và tuyệt vọng.
Giá trị của các yếu tố tượng trưng trong bức tranh: Các chi tiết trong bức tranh tượng trưng cho những biến cố dữ dội của cuộc sống, hình ảnh nhân vật tượng trưng cho sự kinh hoàng của con người trước những thảm họa sắp xảy ra.
Câu 3
Câu 3 (trang 65, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Cần dựa vào những cơ sở nào để xác định yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật?
Phương pháp giải:
Từ hiểu biết của bản thân và từ những lưu ý đúc kết được từ văn bản, đưa ra những cơ sở để xác định những yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Những cơ sở để xác định những yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật:
+ Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội thời điểm sáng tác tác phẩm.
+ Cuộc đời, phong cách sáng tác, quan điểm, kinh nghiệm cá nhân của chính người nghệ sĩ sáng tác tác phẩm.
+ Những biểu tượng, từ ngữ, nét vẽ được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật. Yếu tố này đóng vai trò cung cấp cho chúng ta thông tin về những ý nghĩa tượng trưng mà tác giả muốn truyền tải.
+ Các kỹ thuật và phong cách sử dụng trong tác phẩm, chẳng hạn như cách tác giả sử dụng ánh sáng, màu sắc, hình dạng hay cách sắp đặt các yếu tố có thể giúp chúng ta hiểu được những ý nghĩa tượng trưng mà tác phẩm muốn truyền tải.
Để xác định yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật, ta cần dựa vào các chi tiết nghệ thuật (hình ảnh, từ ngữ trong văn chương, màu sắc, đường nét, hình ảnh trong hội hoạ...); từ đó, chỉ ra những triết lí sâu xa về bản chất của đời sống mà những chi tiết đó gợi nên.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Gai SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng) SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh, pho tượng theo lựa chọn cá nhân SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ con sông quê hương
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tôi đã học tập như thế nào?
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ét – va Mun – chơ và tiếng thét
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Thời gian (CTST)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ con sông quê hương
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tôi đã học tập như thế nào?
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ét – va Mun – chơ và tiếng thét
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Thời gian (CTST)