Soạn bài Ôn tập trang 109 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết>
Trình bày những hiểu biết của bạn về đặc điểm của văn bản thông tin. Tóm tắt ba văn bản đã học
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Câu 1 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Trình bày những hiểu biết của bạn về đặc điểm của văn bản thông tin.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung các văn bản thông tin đã học, trình bày đặc điểm theo ý hiểu.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản thông tin là văn bản cung cấp thông tin cho người đọc.
- Đặc điểm của văn bản thông tin:
+ Dữ liệu trong văn bản là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận
+ Văn bản thông tin không sử dụng các ký tự.
+ Văn bản thông tin có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành, chẳng hạn như việc sử dụng các danh từ chung.
Câu 2
Câu 2 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tóm tắt ba văn bản đã học (Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một; Đồ gốm gia dụng của người Việt; Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai) theo các phương diện sau: đề tài, thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản; cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày; đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản; thái độ, quan điểm của người viết; phương tiện phi ngôn ngữ.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung, hình thức của ba văn bản, tóm tắt theo các phương diện đề bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
Phương diện |
Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một |
Đồ gốm gia dụng của người Việt |
Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
|
Đề tài |
Thông tin, hình thức khai thác du lịch hợp lí và giải pháp bảo vệ Sơn Đoòng |
Quá trình hình thành và phát triển của đồ gốm gia dụng Việt Nam |
Tàu điện thời Pháp thuộc và những mong ước, kì vọng vào tương lai |
Thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản |
Sơn Đoòng -đệ nhất kì quan. + Sự ra đời và hình thành, phát triển của Sơn Đoòng. + Điều kì lạ của Sơn Đoòng. Sơn Đoòng - Hang động lớn nhất thế giới. + Sơn Đoòng được thế giới đánh giá cao. + Khuyến cáo bảo vệ Sơn Đoòng. + Hình thức khai thác phù hợp với Sơn Đoòng.
|
Tiền thân của chiếc bát + Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán + Những chiếc bát men đen và men ngọc thời Lý và chiếc bát đàn thời Hậu Lê. + Sự kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao Đặc điểm của đồ gốm thời Lý- Trần + Quá thanh nhã + Cổ vật quý hiếm ngày nay Xu thế riêng của đồ gốm gia dụng + Sự phân biệt giữa đồ dân gian và đồ cung đình. Dân thành thị và nông thôn
|
Giới thiệu về ký ức một thời đã qua + Với người Hà Nội xưa + Hình ảnh những toa tàu và chuyến tàu điện Lí do hệ thống tàu điện từ thời pháp thuộc lại tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội + Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử + Mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm + Mạng lưới tàu hướng ra ngoại ô + Hệ thống tàu điện thời Pháp thuộc là một bài học quý giá Cung đường của ký ức, hiện tại và tương lai
|
Cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày |
Trích dẫn thông tin → Đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy, minh bạch của văn bản. Đồng thời giúp người đọc có được những thông tin, số liệu cụ thể về Sơn Đoòng và tìm được nguồn trích dẫn gốc.
|
Lối viết diễn dịch → Đưa người đọc tìm hiểu thông tin từ xưa đến nay, từ thuở sơ khai tới thời phát triển nhất. Từ đó giúp người đọc biết được tiền thân lịch sửa của đồ gốm gia dụng một cách tự nhiên, đầy đủ nhất.
|
Lối viết diễn dịch → Chủ đề là đoạn đầu, các đoạn và các câu còn lại triển khai cụ thể ý của chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các đoạn và các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết từ đó người đọc có thể hiểu được lí do vì sao tàu điện lại có dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội.
|
Đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản |
- Hỗ trợ chứng minh và giải thích, nêu được ý và nội dung cho việc biểu đạt nội dung chính - Các ý chính là các thông tin quan trọng nhất mà người đọc muốn truyền tải qua văn bản. Các thông tin cơ bản lại được hỗ trợ và làm rõ ý bởi các thông tin chi tiết từ đó chứng minh được nội dung của văn bản.
|
- Các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa. → Giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.
|
- Sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985 và hình ảnh trong văn bản. → Giúp người đọc hình dung được quá trình vận chuyển và hình ảnh chân thực về chiếc tàu giúp người đọc dễ hình dung ra khung cảnh ấy.
|
Thái độ, quan điểm của người viết |
Niềm tự hào và trân trọng vẻ đẹp của Sơn Đoòng |
- Ngạc nhiên, trầm trồ về sự thanh nhã của đồ gốm thời Lý- Trần. - Tự hào và trung thực với lịch sử phát triển của đồ gốm gia dụng Việt.
|
- Hoài niệm, nhung nhớ về ký ức một thời đã qua. - Tự hào về Hà Nội, đất nước, lịch sử và niềm hi vọng về một cung đường tương lai.
|
Phương tiện phi ngôn ngữ |
Hình ảnh |
Hình ảnh |
Hình ảnh |
Câu 3
Câu 3 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nêu ít nhất một bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Từ đó, rút ra (những) điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy.
Phương pháp giải:
Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học, rút ra bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Đồng thời rút ra (những) điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy.
Lời giải chi tiết:
Bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin:
- Phương tiện hình ảnh làm cho thông tin văn bản trở nên sinh động, cụ thể và dễ hiểu hơn.
- Văn bản nhờ đó trở nên rõ ràng, rành mạch, thu hút người đọc.
Điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện:
- Các hình ảnh, số liệu, biểu đồ, phương tiện phi ngôn ngữ cần liên quan đến nội dung cần biểu đạt.
- Nêu giải thích rõ ràng về ý nghĩa hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn đã trích dẫn.
Câu 4
Câu 4 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Trình bày một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
Phương pháp giải:
Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học và tham khảo, đưa ra những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
Lời giải chi tiết:
Những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội:
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, đúng mục đích.
- Các thông tin, dẫn chứng đưa vào bài để chứng minh quan điểm nghiên cứu cần phải rõ ràng, chính xác, đã được xác thực (trích nguồn nếu có).
Câu 5
Câu 5 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Ghi lại những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu.
Phương pháp giải:
Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học và tham khảo và thông qua quá trình thực hành viết, đưa ra những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu.
Lời giải chi tiết:
Những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu:
- Trình bày kết quả nghiên cứu theo trình tự của các mục tiêu đã nêu ở phần giới thiệu.
- Diễn đạt súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu
- Các số liệu, kết quả nghiên cứu cần chính xác, có tính xác thực trên thực tế, liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự.
- Phần kết quả cũng có thể viết chung với thảo luận nhưng phải phân biệt rõ nội dung nào là kết quả, nội dung nào là thảo luận.
Câu 6
Câu 6 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Từ những gì đã học trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Phương pháp giải:
Từ những gì đã học, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn tham khảo:
Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa, Bác Hồ đã căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quả thực, đấu tranh cho bản sắc dân tộc cũng là một khía cạnh của bảo vệ độc lập của đất nước. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là nhiệm vụ hàng đầu của thế hệ trẻ ngày nay. Văn hóa là một phạm trù rất rộng, bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần của con người. Ngôn ngữ, trang phục, hội họa, âm nhạc, phong cách sống,…đều là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét riêng trong đời sống văn hóa, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc đồng nghĩa với trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống. Việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi con người trong bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, hiện nay điều này đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa đang nối liền các nền văn hóa trên thế giới, cho con người cơ hội giao lưu, cởi mở. Để có thể tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại mà không trở thành những kẻ “mất gốc”, sính ngoại, cực đoan thì ta cần biết phát huy lòng tự tôn dân tộc, đề cao bản sắc. Giữ gìn bản sắc cho thấy tình yêu quê hương đất nước, tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn của mỗi con người. Đó là cách ta khẳng định vị thế quốc gia và của chính bản thân mình khi đứng trước thế giới rộng lớn. Văn hóa dễ đi vào lòng người, hấp dẫn công chúng nên đấu tranh trên mặt trận văn hóa cũng vô cùng cam go. Ngày nay, đa phần các bạn trẻ đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Người trẻ biết đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tận dụng mọi lợi thế để quảng bá vẻ đẹp của quê hương, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện – tài giỏi trong mắt bạn bè quốc tế. Thế hệ trẻ có quan điểm rõ ràng trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài, dựa trên gốc rễ dân tộc mà học tập. Văn hóa dân gian ngày càng được đề cao, làm mới mà không mất đi giá trị cốt lõi. Trong chương trình Rap Việt, các rapper như Mikelodic, Double2T đã đưa hình ảnh làng quê, vùng núi của Việt Nam vào những tiết mục của mình và nhận được sự ủng hộ của khán giả. Ngược lại, vẫn có một bộ phận người trẻ có tư duy bảo thủ, không chịu đổi mới hoặc coi thường truyền thống, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục. Hành trình phát triển của đất nước là câu chuyện hàng ngàn năm. Đất nước độc lập, tự do thì con người mới hạnh phúc. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, nâng tầm bản sắc văn hóa dân tộc.
- Soạn bài Nói và nghe Trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Chân quê SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ con sông quê hương
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tôi đã học tập như thế nào?
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ét – va Mun – chơ và tiếng thét
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Thời gian (CTST)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ con sông quê hương
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tôi đã học tập như thế nào?
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ét – va Mun – chơ và tiếng thét
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Thời gian (CTST)