Soạn văn 11, ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên

Soạn bài Ôn tập trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết


Nêu điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung (chủ đề, cảm hứng) giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung (chủ đề, cảm hứng) giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.


Phương pháp giải:

Đọc lại các văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen. Chú ý tìm ra chủ đề, nội dung chính của các văn bản và đưa ra điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung (chủ đề, cảm hứng).

Lời giải chi tiết:

Điểm tương đồng về nội dung của 3 văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen là: Cả 3 tác phẩm đều lấy chủ đề, cảm hứng miêu tả về thiên nhiên quê hương, xứ sở.


Câu 2

Câu 2 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Từ ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen, hãy lập bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình theo gợi ý.


Phương pháp giải:

Đọc văn bản và chỉ ra những chi tiết có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, sau đó lập bảng theo những tiêu chí đã được gợi ý ở đề bài.


Lời giải chi tiết:

Nội dung so sánh

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Cõi lá

Trăng sáng trên đầm sen

Dấu hiệu nhận biết sự kết hợp

Kết hợp miêu tả con sông Hương trước khi về vùng châu thổ cùng các biện pháp tu từ

- Phép so sánh: 

sông Hương trước khi về vùng châu thổ - “bản trường ca của rừng già”

- Phép nhân hóa: 

“Sông Hương trở nên dịu dàng và say đắm…”

 

Trong văn bản, tác giả kết hợp giữa việc miêu tả, tự sự cùng cùng câu văn bày tỏ cảm xúc về vẻ đẹp của khung cảnh, thiên nhiên, sự vật khi hè chớm sang “bẽ bàng mùa xuân đến muộn”, “lạ thế”...

Bên cạnh việc miêu tả vẻ đẹp đêm trăng bên đầm sen, tác giả đã đan xen vào những cảm nhận, những đánh giá của mình trước cảnh đẹp đêm trăng “trăng đêm nay đầy đặn như thế này”....

Nội dung tự sự

Trước khi về đến châu thổ êm đềm, nó là…”

…….

 

“khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè”.... “những chiếc lá non đu đưa trong gió”

.... 

 

ánh trăng như nước chảy, lặng lẽ tỏa xuống mặt lá sen và hoa sen”....

“Xung quanh đầm sen từ xa đến gần, từ cao đến thấp đều là cây cối…”

……

 

Yếu tố trữ tình

“dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”

“chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế”.... “tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch”....

“tôi cảm thấy như vậy là vừa phải - ngủ say là việc không thể thiếu được”

“...còn tôi thì lòng trống rỗng”

....

 

Tác động của sự kết hợp ấy đến người đọc

Sự kết hợp này giúp cho con sông Hương ở ngoài châu thổ hiện lên trước mắt người đọc có hồn, gợi hình gợi cảm,dễ hình dung.

Đồng thời thể hiện sự trân trọng, tài quan sát tinh tế của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường trước cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

 

Làm cho văn bản nhuốm một màu xao xuyến, bồi hồi trước khoảnh khắc giao mùa. Làm cho đoạn văn bản trở nên sinh động, giàu sức truyền cảm, tạo cho người đọc cảm xúc như chính tác giả, được chứng kiến, cảm nhận dư vị giao mùa.

Sự kết hợp làm cho đoạn văn bản trở nên sinh động, như hiện ra trước mắt người đọc. Khung cảnh đêm trăng sáng bên bên đầm sen ấy như hiện ra trước mắt người đọc. Đêm trăng thanh tịnh, yên bình, êm ả, nên thơ, trữ tình. Đồng thời bằng yếu tố trữ tình, tác giả gửi gắm lòng mình tới người đọc: đó là cảm xúc say sưa ánh trăng, say đắm cái đẹp thanh lặng của khung cảnh đêm đầm sen.

Câu 3

Câu 3 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tìm đọc thêm một số tùy bút, tản văn viết về đề tài thiên nhiên. Liên hệ với những văn bản trong bài học để thấy cách tiếp cận riêng của mỗi nhà văn


Phương pháp giải:

Liên hệ với một số tùy bút, tản văn viết về đề tài thiên nhiên đã học hoặc đã được tham khảo trước đây, sau đó cho biết ở mỗi văn bản, các tác giả có cách tiếp cận ra sao.


Lời giải chi tiết:

 Tùy bút “Sông Đà” (Nguyễn Tuân) viết về đề tài thiên nhiên. Cách tiếp cận của Nguyễn Tuân có vài nét khác so với Ai đã đặt tên cho dòng sông, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen. Trong tùy bút “Sông Đà”, Nguyễn Tuân không chỉ tập trung miêu tả mỗi cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ, dữ tợn vừa rất đỗi đẹp đẽ, bình yên, êm ả; bên cạnh thiên nhiên còn là hình ảnh con người lao động mạnh mẽ, cứng cỏi, không chiu khuất phục trước thử thách. 


Câu 4

Câu 4 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau và xác định cách giải thích đã dùng.

Phương pháp giải:

Vận dụng vốn hiểu biết về Tiếng Việt và kết hợp tham khảo từ điển, giải thích nghĩa của các từ sau đó đưa ra cách giải thích đã dùng.


Lời giải chi tiết:

- phẳng lặng: trạng thái êm ả, không một chút xáo động, không xảy ra chuyện bất thường nào. Từ này thường được sử dụng để chỉ trạng thái của sự vật.

→ Từ được giải thích theo cách chỉ ra nội dung nghĩa của từ đồng thời đưa ra phạm vi sử dụng của từ.

- nhấp nháy: ánh sáng lóe lên rồi tắt vụt nhanh chóng.

→ Giải thích nghĩa của từ bằng cách chỉ ra nội dung nghĩa của từ.

- cổ thi: từ Hán Việt, cổ ở đây là cổ kính, thi là thơ. Cổ thi là thơ xưa.

→ Giải thích nghĩa của từ bằng cách phân tích nội dung nghĩa của từng từ tạo thành.

- chật chội: nhỏ hẹp, gò bó, diện tích quá nhỏ dẫn đến tình trạng phải chen chúc, chồng chéo lên nhau.

→ Giải thích nghĩa của từ bằng các từ đồng nghĩa.


Câu 5

Câu 5 (trang 35, SGK Ngữ văn 11, tập một):

Hãy viết văn bản thuyết minh (có lồng ghép một số yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm) về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm.


Phương pháp giải:

  Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc sau đó thu thập tài liệu, lập dàn ý và triển khai viết bài. Bài viết cần đạt đầy đủ các tiêu chí của một bài thuyết minh.


Lời giải chi tiết:

Thuyết minh về cách làm bánh chưng

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.


Câu 6

Câu 6 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Để giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật cũng như nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều gì?


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và kinh nghiệm đã được trau dồi sau phần thuyết trình giới thiệu về một tác phẩm, đúc kết lại và đưa ra những lưu ý.


Lời giải chi tiết:

Để giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật cũng như nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói hiệu quả, chúng ta cần chú ý  tới: 

- Trước hết, cần hiểu rõ điều mình muốn nói, ai là người sẽ nghe,lí do họ nghe…

- Sau khi đã trả lời được câu hỏi:Ai? Cái gì? Như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Tại sao?. Cần biến ý hiểu của mình thành một lời văn hoàn chỉnh, trơn tru, mạch lạc.

- Khi diễn đạt, nội dung cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng, có sự liên kết với nhau.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí