Soạn bài Ôn tập trang 109 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn>
Trình bày những hiểu biết của bạn về đặc điểm của văn bản thông tin. Tóm tắt ba văn bản đã học
Câu 1
Câu 1 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Trình bày những hiểu biết của bạn về đặc điểm của văn bản thông tin.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung các văn bản thông tin đã học, trình bày đặc điểm theo ý hiểu.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản thông tin là văn bản cung cấp thông tin cho người đọc.
- Đặc điểm của văn bản thông tin:
+ Dữ liệu trong văn bản là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận
+ Văn bản thông tin không sử dụng các ký tự.
+ Văn bản thông tin có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành, chẳng hạn như việc sử dụng các danh từ chung.
Câu 2
Câu 2 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tóm tắt ba văn bản đã học (Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một; Đồ gốm gia dụng của người Việt; Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai) theo các phương diện sau: đề tài, thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản; cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày; đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản; thái độ, quan điểm của người viết; phương tiện phi ngôn ngữ.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung, hình thức của ba văn bản, tóm tắt theo các phương diện đề bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
Phương diện |
Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một |
Đồ gốm gia dụng của người Việt |
Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
|
Đề tài |
Thông tin, hình thức khai thác du lịch hợp lí và giải pháp bảo vệ Sơn Đoòng |
Quá trình hình thành và phát triển của đồ gốm gia dụng Việt Nam |
Tàu điện thời Pháp thuộc và những mong ước, kì vọng vào tương lai |
Thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản |
Sơn Đoòng -đệ nhất kì quan. + Sự ra đời và hình thành, phát triển của Sơn Đoòng. + Điều kì lạ của Sơn Đoòng. Sơn Đoòng - Hang động lớn nhất thế giới. + Sơn Đoòng được thế giới đánh giá cao. + Khuyến cáo bảo vệ Sơn Đoòng. + Hình thức khai thác phù hợp với Sơn Đoòng.
|
Tiền thân của chiếc bát + Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán + Những chiếc bát men đen và men ngọc thời Lý và chiếc bát đàn thời Hậu Lê. + Sự kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao Đặc điểm của đồ gốm thời Lý- Trần + Quá thanh nhã + Cổ vật quý hiếm ngày nay Xu thế riêng của đồ gốm gia dụng + Sự phân biệt giữa đồ dân gian và đồ cung đình. Dân thành thị và nông thôn
|
Giới thiệu về ký ức một thời đã qua + Với người Hà Nội xưa + Hình ảnh những toa tàu và chuyến tàu điện Lí do hệ thống tàu điện từ thời pháp thuộc lại tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội + Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử + Mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm + Mạng lưới tàu hướng ra ngoại ô + Hệ thống tàu điện thời Pháp thuộc là một bài học quý giá Cung đường của ký ức, hiện tại và tương lai
|
Cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày |
Trích dẫn thông tin → Đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy, minh bạch của văn bản. Đồng thời giúp người đọc có được những thông tin, số liệu cụ thể về Sơn Đoòng và tìm được nguồn trích dẫn gốc.
|
Lối viết diễn dịch → Đưa người đọc tìm hiểu thông tin từ xưa đến nay, từ thuở sơ khai tới thời phát triển nhất. Từ đó giúp người đọc biết được tiền thân lịch sửa của đồ gốm gia dụng một cách tự nhiên, đầy đủ nhất.
|
Lối viết diễn dịch → Chủ đề là đoạn đầu, các đoạn và các câu còn lại triển khai cụ thể ý của chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các đoạn và các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết từ đó người đọc có thể hiểu được lí do vì sao tàu điện lại có dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội.
|
Đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản |
- Hỗ trợ chứng minh và giải thích, nêu được ý và nội dung cho việc biểu đạt nội dung chính - Các ý chính là các thông tin quan trọng nhất mà người đọc muốn truyền tải qua văn bản. Các thông tin cơ bản lại được hỗ trợ và làm rõ ý bởi các thông tin chi tiết từ đó chứng minh được nội dung của văn bản.
|
- Các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa. → Giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.
|
- Sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985 và hình ảnh trong văn bản. → Giúp người đọc hình dung được quá trình vận chuyển và hình ảnh chân thực về chiếc tàu giúp người đọc dễ hình dung ra khung cảnh ấy.
|
Thái độ, quan điểm của người viết |
Niềm tự hào và trân trọng vẻ đẹp của Sơn Đoòng |
- Ngạc nhiên, trầm trồ về sự thanh nhã của đồ gốm thời Lý- Trần. - Tự hào và trung thực với lịch sử phát triển của đồ gốm gia dụng Việt.
|
- Hoài niệm, nhung nhớ về ký ức một thời đã qua. - Tự hào về Hà Nội, đất nước, lịch sử và niềm hi vọng về một cung đường tương lai.
|
Phương tiện phi ngôn ngữ |
Hình ảnh |
Hình ảnh |
Hình ảnh |
Câu 3
Câu 3 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nêu ít nhất một bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Từ đó, rút ra (những) điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy.
Phương pháp giải:
Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học, rút ra bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Đồng thời rút ra (những) điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy.
Lời giải chi tiết:
Bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin:
- Phương tiện hình ảnh làm cho thông tin văn bản trở nên sinh động, cụ thể và dễ hiểu hơn.
- Văn bản nhờ đó trở nên rõ ràng, rành mạch, thu hút người đọc.
Điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện:
- Các hình ảnh, số liệu, biểu đồ, phương tiện phi ngôn ngữ cần liên quan đến nội dung cần biểu đạt.
- Nêu giải thích rõ ràng về ý nghĩa hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn đã trích dẫn.
Câu 4
Câu 4 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Trình bày một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
Phương pháp giải:
Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học và tham khảo, đưa ra những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
Lời giải chi tiết:
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, đúng mục đích.
- Các thông tin, dẫn chứng đưa vào bài để chứng minh quan điểm nghiên cứu cần phải rõ ràng, chính xác, đã được xác thực (trích nguồn nếu có).
Câu 5
Câu 5 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Ghi lại những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu.
Phương pháp giải:
Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin đã học và tham khảo và thông qua quá trình thực hành viết, đưa ra những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu.
Lời giải chi tiết:
- Trình bày kết quả nghiên cứu theo trình tự của các mục tiêu đã nêu ở phần giới thiệu.
- Diễn đạt súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu
- Các số liệu, kết quả nghiên cứu cần chính xác, có tính xác thực trên thực tế, liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự.
- Phần kết quả cũng có thể viết chung với thảo luận nhưng phải phân biệt rõ nội dung nào là kết quả, nội dung nào là thảo luận.
Câu 6
Câu 6 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Từ những gì đã học trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Phương pháp giải:
Từ những gì đã học, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn tham khảo:
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.
Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.
Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt… Đây là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. Ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều. Trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về “chát”, về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kỹ, lạc hậu… Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lai hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.
Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế.
Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.
Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì? Và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết.
Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc - những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt.
Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu “hoà nhập nhưng không hoà tan” trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.
- Soạn bài Nói và nghe Trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Chân quê SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập trang 103 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Xà bông “con vịt” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập trang 103 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Xà bông “con vịt” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn