Soạn bài Trao duyên SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn>
Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đã bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của bạn về trải nghiệm đó.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Video hướng dẫn giải
Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đã bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của bạn về trải nghiệm đó.
Phương pháp giải:
Từ những trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống hoặc lắng nghe từ bạn, chia sẻ về lần có điều khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó.
Lời giải chi tiết:
Đó là lần em bị điểm kém trong một bài thi rất quan trọng. Em biết bố mẹ đặt kì vọng rất lớn ở em nên không dám nói điều đó ra. Sau một thời gian bình tĩnh lại, em đã quyết định chia sẻ với bố mẹ về suy nghĩ của bản thân.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn này.
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn thơ mà đề bài đề cập tới, dựa vào những đặc điểm, dấu hiệu của đối thoại, độc thoại để xác định lời người kể chuyện và lời nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Lời người kể chuyện từ “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn……Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:”
- Lời nhân vật : “Cơ trời dâu bể đa đoan,.....Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?” và câu thơ “Lòng đương thổn thức đầy”
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 11, tập hai):
Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều có gì khác thường?
Phương pháp giải:
Khai thác nội dung của đoạn thơ, nhận xét về cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều
Lời giải chi tiết:
Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều khác thường ở chỗ:
Thông qua hành động “lạy rồi sẽ thưa”, có thể thấy trước khi bắt đầu câu chuyện sắp nói với Thúy Vân, Thúy Kiều có thái độ cầu khẩn, nhờ cậy, e dè, thận trọng.
→ Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều đã giúp cho không khí của thời khắc “trao duyên” trở nên trang trọng hơn bao giờ hết. Cách dẫn dắt tinh tế và sâu sắc ấy ở Thúy Kiều đã trở thành điều khiến Vân không thể không chú ý, không để tâm đến những lời mà chị mình sắp nói ra.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Bạn hình dung thế nào về dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản.
Phương pháp giải:
Từ nội dung của đoạn từ dòng thơ 741 đến 756 ở cuối văn bản để hình dung dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều.
Lời giải chi tiết:
- Kiều giằng xé trong nội tâm, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng. Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng
+ Những hình ảnh “lò hương, hồn,...” là những hình ảnh cuộc sống cõi âm, đầy thần linh, ma mị → Người đọc cảm nhận được sự đau đớn trong nội tâm đến chết của Thúy Kiều.
+ Mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều - Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào góp phần giúp bạn nhận biết điều đó?
Phương pháp giải:
Thông qua việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân, xác định dấu hiệu nhận biết và chỉ ra ngôi kể
Lời giải chi tiết:
- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều - Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể thứ ba.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Người kể - tác giả không xưng “tôi” trong xuyên suốt nội dung tác phẩm.
+ Khi giới thiệu về hội thoại giữa hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân, tác giả sử dụng “ân cần hỏi han, rằng” kết hợp cùng dấu “:” để thông báo cho người đọc.
+ Miêu tả được cụ thể, chi tiết nội tâm, hành động, biểu cảm, tâm trạng của Thúy Kiều - Thúy Vân.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung của văn bản, xác định số dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều - Thúy Vân và nhận xét, đưa ra sự khác biệt.
Lời giải chi tiết:
- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Kiều: 38 câu (719 - 756)
- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Vân: 4 câu (715 - 718)
- Độ dài (tính bằng số dòng thơ) của những dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều nhiều hơn Thúy Vân.
- Có sự khác biệt giữa lời thoại của hai nhân vật ấy bởi:
+ Thúy Kiều là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm thể hiện tư tưởng, suy nghĩ, nội dung của tác giả trong tác phẩm.
+ Hơn nữa, tác giả muốn để Thúy Kiều diễn tả tình cảnh, lí do, tâm trạng nội tâm của mình để người đọc nắm rõ
+ Đồng thời, nội dung chủ đạo của văn bản là khung cảnh “trao duyên” của Thúy Kiều cho Thúy Vân
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Lời thoại của Thúy Vân có vai trò như thế nào đối với sự tiến triển của câu chuyện?
Phương pháp giải:
Theo dõi phần lời thoại của Thúy Vân và nhận xét vai trò của lời thoại ấy với sự tiến triển của câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Lời thoại của Thúy Vân có vai trò làm tiền đề, là chiếc chìa khóa mở ra nội dung của câu chuyện, đóng vai trò quan trọng với sự tiến triển của câu chuyện.
→ Ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự tiến triển của toàn bộ câu chuyện trong đoạn trích “Trao Duyên”
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Đọc kĩ lời thoại của Thúy Kiều và cho biết:
a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là tự sự, biểu cảm hay kết hợp tự sự với biểu cảm?
b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thúy Kiều hướng đến ai; là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lời thoại của Thúy Kiều, từ đó dựa vào nội dung, đặc điểm và các chi tiết nổi bật để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là kết hợp tự sự với biểu cảm.
b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thúy Kiều hướng đến Kim Trọng. Là lời độc thoại. Lời của Thúy Kiều là những lời tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy. Đồng thời là lời oán trách cho số phận vô lý nhưng cũng thể hiện sự bất lực của nàng.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.
Phương pháp giải:
Phân tích những chi tiết nổi bật đồng thời dựa vào lời thoại của Thúy Kiều để chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.
Lời giải chi tiết:
Sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân:
- Trước khi trao kỉ vật:
+ Buồn bã, phiền lòng vì hoàn cảnh tình yêu của mình và chàng Kim.
+ Khi Thúy Vân mở lời hỏi han, Thúy Kiều mở lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện.
- Trong khi trao kỉ vật:
+ Có sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều
+ Trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát
- Sau khi trao kỉ vật:
+ Từ khi trao lại kỷ vật, Kiều dường như quên hẳn hiện tại, nàng chỉ sống với cái mai hậu hư vô của mình
+ Kiều tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng
+ Kiều than thở và với Kim Trọng, thương xót cho Kim.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định chủ đề của văn bản Trao duyên và cho biết, phần văn bản này có vai trò như thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều.
Phương pháp giải:
Từ nội dung của văn bản, chỉ ra chủ đề của văn bản Trao duyên, từ đó chỉ ra vai trò của phần văn bản trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề của văn bản Trao duyên: bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều.
- Phần văn bản này tạo ra sự liên kết giữa các nhân vật trong câu chuyện và giúp độc giả hiểu rõ hơn về cảm xúc và tâm trạng của Thúy Kiều. Đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự đau khổ trong bi kịch tình yêu của Kiều và nhận thức được giá trị của tình yêu và sự chung thủy trong cuộc sống.
- Soạn bài Độc “Tiểu Thanh Kí” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Kính gửi cụ Nguyễn Du SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 45 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập trang 103 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Xà bông “con vịt” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập trang 103 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Xà bông “con vịt” SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn