Lý thuyết các khu vực châu Phi Địa lí 7>
Lý thuyết các khu vực châu Phi Địa lí 7 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.
1. Khu vực Bắc Phi
a. Khái quát tự nhiên
Đặc điểm |
Phía Bắc Bắc Phi |
Phía Nam Bắc Phi |
Địa hình |
Núi trẻ Atlat, đồng bằng ven Địa Trung Hải. |
Hoang mạc Xahara lớn nhất thế giới. |
Khí hậu |
Địa Trung Hải (mưa nhiều).
|
Nhiệt đới rất khô, nóng, lượng mưa không quá 50 mm. |
Thảm thực vật |
Rừng lá rộng rậm rạp ở sườn đón gió, vào sâu trong nội địa là xavan, cây bụi. |
Rừng xavan cây bụi, thưa thớt, cằn cỗi. Trong ốc đảo cây cối xanh tốt, chủ yếu là chà là. |
=> Thiên nhiên phân hóa từ Bắc – Nam, lượng mưa và địa hình chi phối chủ yếu sự phân hóa thiên nhiên.
b. Khái quát kinh tế - xã hội
- Dân cư, tôn giáo: Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và Béc be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it theo đạo Hồi.
- Các nước Địa Trung Hải:
+ Lịch sử phát triển từ rất sớm: nền văn minh sông Nin, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác – xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và du lịch.
+ Trồng các loại cây: Lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới,...
- Các nước thuộc Xa-ha-ra:
+ Có nhiều đô thị mới với các công trình khai thác, chế biến dầu mỏ.
+ Trồng các loại cây: lạc, bông, ngô...
2. Khu vực Trung Phi
a. Khái quát tự nhiên
Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông
Đặc điểm |
Phía Tây Trung Phi |
Phía Đông Trung Phi |
|
Địa hình |
Chủ yếu là các bồn địa. |
Có các sơn nguyên và hồ kiến tạo. |
|
Khí hậu |
Xích đạo ẩm và nhiệt đới. |
Gió mùa xích đạo. |
|
Thảm thực vật |
Rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa và xa van. |
Rừng rậm trên sườn đón gió, xa van công viên trên cao nguyên. |
b. Khái quát kinh tế – xã hội
- Dân cư: khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu chủng tộc Nêgrôit, tín ngưỡng đa dạng.
- Kinh tế: Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.
- Khó khăn: Đất đai thoái hoá, hạn hán, nạn châu chấu, giá nông sản và khoáng sản không ổn định.
3. Khu vực Nam Phi
a. Khái quát tự nhiên
- Địa hình: đại bộ phận là sơn nguyên cao trên 1000 m, nâng cao ở phía đông nam (cao nhất là dãy Đrê-ken-béc trên 3000 m), thấp trũng ở giữa (bồn địa Ca-la-ha-ri).
- Khí hậu:
+ Phần lớn Nam Phi có khí hậu nhiệt đới nhưng ấm và dịu hơn Bắc Phi.
+ Dải đất hẹp ở cực Nam có khí hậu Địa Trung Hải.
+ Lượng mưa giảm dần từ Đông – Tây.
- Thảm thực vật thay đổi từ Đông – Tây theo sự thay đổi của lượng mưa: rừng nhiệt đới sang rừng thưa và xavan.
b. Khái quát kinh tế- xã hội
- Dân cư gồm nhiều chủng tộc: Nê-grô-it, Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và người lai.
- Tôn giáo chủ yếu: đạo Thiên Chúa.
- Trước đây, cộng hòa Nam Phi có chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề bậc nhất thế giới.
- Kinh tế phát triển không đồng đều, phát triển nhất ở Cộng hòa Nam Phi.
- Kinh tế Nam Phi:
+ Công nghiệp: các ngành chủ đạo gồm khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hóa chất....; mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: vàng, uranium, kim cương, crôm,...;
+ Nông nghiệp: trồng các loại hoa quả cận nhiệt đới, ngô...
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Quan sát hình 27.2, nhận xét về sự phân bố của các môi trường tự nhiên ở châu Phi. Giải thích vì sao lại có sự phân bố như vậy?
- Quan sát hình 27.1, cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào.
- - Dựa vào kiến thức đã học, kết hợp quan sát các hình 26.1 và 27.1, giải thích vì sao: + Châu Phi là châu lục nóng. + Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn.
- Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 56 SGK Địa lí 7
- Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 84 SGK Địa lí 7