Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo>
Hiệu ứng nhà kính ngày càng trở nên rõ rệt hơn vào thế kỉ X, minh chứng cụ thể àl nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Trái Đất đang ngày một tăng lên.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Câu 1
Hiệu ứng nhà kính ngày càng trở nên rõ rệt hơn vào thế kỉ X, minh chứng cụ thể là nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Trái Đất đang ngày một tăng lên. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, lượng khí thải CO2 vẫn được coi àl nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một học sinh tên là An đã ỏt ra thích thú với mối liên hệ có thể có giữa nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển với lượng khí thải CO2 trên Trái Đất. Bạn ấy đã theo dõi hai đồ thị sau trong một bài báo tại thư viện. Từ hai đồ thị này, bạn An rút ra kết luận rằng sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Trái Đất chắc chắn là do sự gia tăng của lượng khí thải CO2.
a) Theo như kết luận của bạn An, mối quan hệ giữa nồng độ khí CO2 và nhiệt độ Trái Đất là như thế nào?
b) Một học sinh khác tên là Minh, không đồng ý với kết luận của bạn An. Bạn Minh so sánh hai đồ thị và nói rằng có một vài đoạn đồ thị không đồng nhất với kết luận của bạn An. Dựa trên cơ sở nào mà bạn Minh có thể đưa ra kết luận đó?
c) Em hãy đề xuất một số biện pháp để làm giảm hiệu ứng nhà kính.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1 và đọc thông tin trên
Lời giải chi tiết:
a) Càng có nhiều khí thải CO2 thì nhiệt độ càng tăng lên.
b) Có những năm khi nhiệt độ Trái Đất tăng nhưng nồng độ CO2 giảm và ngược lại. Ví dụ:
- Trong (khoảng) năm 1900 - 1910, lượng CO2 tăng lên trong khi nhiệt độ Trái Đất lại hạ thấp xuống.
- Trong khoảng năm 1980 - 1983, lượng CO2 giảm xuống còn nhiệt độ Trái Đất thì lại tăng lên.
c) Một số biện pháp: giảm lượng khí thải từ các nhà máy, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, trồng cây gây rừng,...
Câu 2
Năm 2017, các thảm hoạ thiên nhiên liên tục xảy ra trên thế giới. Puerto Rico cùng nhiều quốc gia khác ở Caribbean đã phải hứng chịu những trận mưa lụt chết người khi bão Maria tràn qua. Đây được xem là cơn bão có sức tàn phá khốc liệt nhất trong một thế kỉ qua. Tại Ấn Độ, có tới 26 trong tổng số 3 quận của bang Assam bị lũ, lụt hoành hành, khiến 29 000 người dân phải di dời và được chuyển đến sống tại 123 trại cứu trợ được thành lập trên toàn
bang; trận ũl cũng làm 17,5 triệu người bị ảnh hưởng, 52 người chết. Tại thủ đô Lima của Peru, nơi có khí hậu sa mạc và hiếm khi trời mưa, cũng xuất hiện những trận mưa không ngớt vào tháng 3/2017 đã làm ngập nhiều khu dân cư, phá huỷ hệ thống đường sá, ruộng vườn, nhà cửa và gây lở đất. Lượng mưa đổ xuống trong nhiều ngày tương đương lượng mưa vào năm 1998 khi nước này phải hứng chịu tác động của hiện tượng thời tiết El Niño. Tại Trung Quốc, mưa ũl vào tháng 7/2017 gây thiệt hại nặng nề ở Đông Bắc và khu vực giáp biên giới với Triều Tiên; trong đó, Cát Lâm là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tính đến ngày 17/7/2017, có 18 người chết và 18 người mất tích sau các trận mưa lũ, 650 000 người ở hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang bị ảnh hưởng. Tháng 9/2017, siêu bão Irma xuất hiện trên Đại Tây Dương với sức gió lên tới 300 km/h. Cơn bão biến nhiều khu vực ở bang Florida của Mỹ thành đống đổ nát hoang tàn mà nhiều người ví như cảnh ngày tận thế. Theo ước tính của hãng ARI Worldwide, thiệt hại về tài sản được bảo hiểm ở Florida do bão Irma sẽ vào khoảng 20 đến 40 tỉ USD.
a) Các thảm họạ lũ, lụt, được kể trên xảy ra vì nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do con người gây nên. Theo em, nguyên nhân đó là gì?
b) Nếu những hành động gây hại cho môi trường của con người vẫn tiếp tục diễn ra thì ngoài lũ, lụt, em hãy dự đoán những thảm họạ nào có thể xảy ra?
c) Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên?
Phương pháp giải:
Dựa vào đoạn thông tin trên.
Lời giải chi tiết:
a) Chặt phá rừng một cách bừa bãi gây biến đổi khí hậu, lũ, lụt, xói mòn đất.
b) Ô nhiễm môi trường, tăng lượng CO2 nhiệt độ Trái Đất tăng đến mức nguy hiểm, hạn hán, cháy rừng sẽ tăng lên, suy giảm đa dạng sinh học động vật và thực vật, gây thiệt hại cho đời sống con người cũng như thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội.
c) Chấm dứt nạn phá rừng bừa bãi, trồng cây gây rừng, có kế hoạch khai thác rừng một cách hợp lí.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo