Bài 16. Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài trang 89, 90, 91 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo>
Điền từ/cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
16.1
Điền từ/cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau.
Theo Darwin, cơ chế tiến hóá là sự tích luỹ các ...(1)..., đào thải các ...(2)... dưới tác dụng của ...(3)...
Phương pháp giải:
Dựa vào quan niệm tiến hóa của Darwin.
Lời giải chi tiết:
(1) biến dị có lợi; (2) biến dị có hại; (3) chọn lọc tự nhiên.
16.2
Chọn đáp án đúng để điền vào phần còn thiếu trong câu sau.
Theo Darwin, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian ..(?)...
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóá.
Phương pháp giải:
Dựa theo quan điểm tiến hóa của Darwin.
Lời giải chi tiết:
Theo Darwin, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung.
Chọn C.
16.3
Theo Darwin, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.
Phương pháp giải:
Dựa vào quan niệm của Darwin.
Lời giải chi tiết:
Theo Darwin, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
Chọn A.
16.4
Theo Darwin, nhân tố chính nào quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng?
Phương pháp giải:
Dựa theo quan niệm tiến hóa của Darwin.
Lời giải chi tiết:
Theo Darwin, chọn lọc nhân tạo quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.
16.5
Theo quan niệm của Darwin, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành
A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. những biến dị cá thể.
C. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
D. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
Phương pháp giải:
Dựa vào quan niệm tiến hóa của Darwin.
Lời giải chi tiết:
Theo quan niệm của Darwin, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
Chọn A.
16.6
Khi giải thích mối quan hệ giữa các loài, Darwin cho rằng
A. các loài là kết quả của quá trình tiến hóa từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. các loài là kết quả của quá trình tiến hóá từ một nguồn gốc chung.
C. các loài được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. các loài đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Phương pháp giải:
Dựa theo quan điểm của Darwin.
Lời giải chi tiết:
Khi giải thích mối quan hệ giữa các loài, Darwin cho rằng các loài là kết quả của quá trình tiến hóá từ một nguồn gốc chung.
Chọn B.
16.7
Theo Darwin, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm chọn lọc tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Đấu tranh sinh tồn.
16.8
Theo Darwin, biến dị cá thể là
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh, tập. quán hoạt động nhưng di truyền được.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Phương pháp giải:
Dựa vào quan điểm của Darwin.
Lời giải chi tiết:
Theo Darwin, biến dị cá thể là sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
Chọn B.
16.9
Theo Darwin, hình thành loài mới diễn ra theo con đường nào?
A. Cách li địa lí.
B. Cách li sinh thái.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Phân li tính trạng.
Phương pháp giải:
Dựa theo quan điểm tiến hóa của Darwin.
Lời giải chi tiết:
Theo Darwin, hình thành loài mới diễn ra theo con đường phân li tính trạng.
Chọn D.
16.10
Theo em, tồn tại chủ yếu trong học thuyết Darwin là gì?
Phương pháp giải:
Dựa theo quan điểm của Darwin
Lời giải chi tiết:
Tồn tại của học thuyết Darwin: Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
16.11
Tại sao chọn lọc tự nhiên không bao giờ loại bỏ hết hoàn toàn một allele lặn nào đó ra khỏi quần thể trên đối tượng sinh vật lưỡng bội?
Phương pháp giải:
Dựa theo quan niệm của Darwin về tiến hóa.
Lời giải chi tiết:
Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các allele lặn ra khỏi quần thể vì allele lặn thường tồn tại bên cạnh allele trội tương ứng và bị allele trội lấn át nên không biểu hiện ra kiểu hình, do đó không bị chọn lọc tự nhiên tác động, chỉ khi ở trạng thái đồng hợp lặn chúng mới chịu tác động
của chọn lọc tự nhiên.
16.12
a) Nội dung thuyết tiến hóa của Darwin gồm ba vấn đề chính, hãy tóm tắt các vấn đề đó và cho biết nguyên nhân của sự tiến hoá.
b) Theo quan điểm của Darwin, tại sao đa số sâu bọ ở quần đảo Madeira trong Đại Tây Dương không bay được?
Phương pháp giải:
Dựa theo quan điểm của Darwin.
Lời giải chi tiết:
a) Nội dung cơ bản của học thuyết Darwin bao gồm: quan niệm về biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên hoặc chọn lọc nhân tạo.
- Biến dị:
+ Biến dị xác định: ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóá.
+ Biến dị cá thể - biến dị không xác định: là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa.
- Di truyền: qua sinh sản, biến dị cá thể được di truyền cho thế hệ sau.
- Chọn lọc: Quá trình gồm hai mặt: tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại. Gồm chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
- Nguyên nhân của sự tiến hóa: Quá trình chọn lọc diễn ra trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
b) Sâu bọ không bay được do tác động của chọn lọc tự nhiên: gió mạnh và thường xuyên đã đào thải các loài sâu bọ bay yếu, chỉ còn các loài sâu bọ có cánh tiêu giảm hoặc không có cánh bò sát mặt đất hoặc sâu bọ có cánh khoẻ chống chịu được gió biển.
16.13
Phân biệt chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Lời giải chi tiết:
16.14
Theo Darwin, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể.
B. quần thế.
C. giao tử.
D. nhiễm sắc thể.
Phương pháp giải:
Dựa theo quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Theo Darwin, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là cá thể.
Chọn A.
16.15
Theo Darwin, chọn lọc tự nhiên là quá trình
A. đào thải những biến dị bất lợi.
B. tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
D. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm chọn lọc tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Theo Darwin, chọn lọc tự nhiên là quá trình vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
Chọn C.
16.16
Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên là
A. tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường.
B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.
C. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi.
D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm chọn lọc tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên là tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường.
Chọn A.
16.17
Theo Darwin, cơ chế chính của tiến hóa là
A. phân li tính trạng.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. di truyền.
D. biến dị.
Phương pháp giải:
Dựa theo quan điểm của Darwin.
Lời giải chi tiết:
Theo Darwin, cơ chế chính của tiến hóa là chọn lọc tự nhiên.
Chọn B.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo