SBT Sinh 12 - giải SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo Chương 1. Di truyền phân tử và di truyền nhiễm sắc thể

Bài 7. Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel trang 34, 35, 36 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo


Mendel phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

7.1

Mendel phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?
A. Ruồi giấm.   C. Khoai tây.
B. Chuột bạch. D. Đậu hà lan.

Phương pháp giải:

Dựa vào thí nghiệm Mendel.

Lời giải chi tiết:

Mendel phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu Đậu hà lan.

Đáp án D.

7.2

Khi nghiên cứu sự di truyền một tính trạng ở đậu hà lan, Mendel đ ã đề xuất quy luật di truyền
A. đồng tính.
C. phân li độc lập.
B. phân li.
D. phân il đồng thời.

Phương pháp giải:

Dựa vào quy luật của Mendel.

Lời giải chi tiết:

Khi nghiên cứu sự di truyền một tính trạng ở đậu hà lan, Mendel đ ã đề xuất quy luật di truyền phân li.

Đáp án B.

7.3

Thể đồng hợp về gene đang xét là thể mang

A. hai allele giống nhau của cùng một gene.
B. hai hoặc nhiều allele giống nhau của cùng một gene.

C. nhiều allele giống nhau của cùng một gene.
D. hai hoặc nhiều allele khác nhau của cùng một gene.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm thể đồng hợp.

Lời giải chi tiết:

Thể đồng hợp về gene đang xét là thể mang hai hoặc nhiều allele giống nhau của cùng một gene.

Đáp án B.

7.4

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có ba kiểu gene?
A. AA x aa. B. Aa x AA. C. Aa x aa. D. Aa x Aa.

Phương pháp giải:

Đời con có 3 KG --> P dị hợp.

Lời giải chi tiết:

Theo lí thuyết, phép lai Aa x Aa cho đời con có ba kiểu gene.

Đáp án D.

7.5

Ở người, kiểu gene IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gene (IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gene IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gene IOIO quy định nhóm máu O. Có hai bạn học sinh đang đưa ra giả thiết nếu có trường hợp nhầm lẫn hai đứa trẻ sơ sinh của hai gia đình với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?
A. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.
B. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A.
C. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu A, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.
D. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.

Phương pháp giải:

Kiểu gene IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gene (IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gene IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gene IOIO quy định nhóm máu O.

Lời giải chi tiết:

Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu A, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.

Đáp án C.

7.6

Kiểu gene không xuất hiện từ phép lai AABbDd x AabbDd là
A. AaBbDd. B. AabbDD.
C. aaBbDd. D. AaBbdd.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự phân li độc lập của các cặp tính trạng.

Lời giải chi tiết:

Kiểu gene không xuất hiện từ phép lai AABbDd x AabbDd là aaBbDd.

Đáp án C.

7.7

Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gene giống tỉ lệ phân li kiểu hình?
A. AAbb x aaBB và AaBb x AaBb.  B. AaBb x aabb và Aabb x aaBb.

C. AABB x aabb và AABb x Aabb.  D. AaBb x aabb và AaBB x AaBB.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự phân li độc lập của các cặp tính trạng.

Lời giải chi tiết:

Phép lai AaBb x aabb và Aabb x aaBb cho đời con có tỉ lệ KG giống tỉ lệ KH.

7.8

Theo quan niệm của Mendel, mỗi tính trạng của cơ thể do

A. hai cặp nhân tố di truyền quy định.
B. hai nhân tố di truyền khác loại quy định.
C. một nhân tố di truyền quy định.
D. một cặp nhân tố di truyền quy định.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết cặp nhân tố di truyền.

Lời giải chi tiết:

Theo quan niệm của Mendel, mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.

Đáp án D.

7.9

Ở người, kiểu gene IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gene IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gene IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O; hai tính trạng khác do hai cặp gene không allele (A, a và B, b) quy định tuân theo quy luật trội lặn hoàn toàn. Con của cặp bố mẹ nào dưới đây sẽ không có nhóm máu O và kiểu hình lặn về hai tính trạng được xét?

A. AabbIAIO x AabbIAIO.    B. AaBbIAIB x aabbIAIO.
C. aaBbIAIO x AaBbIAIO.    D. AaBbIOIO x AaBbIOIO.

Phương pháp giải:

Ở người, kiểu gene IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gene IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gene IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O.

Lời giải chi tiết:

Con của cặp bố mẹAaBbIAIB x aabbIAIO sẽ không có nhóm máu O và kiểu hình lặn về hai tính trạng được xét.

Đáp án B.

7.10

Ở đậu hà lan, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele Bquy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng; biết các gene phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm: 3/8 cây thân cao, hoa tím; 3/8 cây thân thấp, hoa tím; 1/8 cây thân cao, hoa trắng và 1/8 cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân il kiểu gene ở F1 là

A. 3:1:1:1:1:1.
B. 3:3:1:1.
C. 2:2:1:1:1:1.
D. 1:1:1:1:1:1:1:1.

Phương pháp giải:

Ở đậu hà lan, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele Bquy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng.

Lời giải chi tiết:

Tỉ lệ phân li kiểu gene ở F1 là 2:2:1:1:1:1.

Đáp án C.

7.11

Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây thuần chủng hồng với cây hoa trắng (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa hồng. Tiếp tục cho cây hoa hồng F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P), thu được đời con có kiểu hình phân il theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng : 1cây hoa hồng. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do
A. 1 gene có 2 allele quy định, allele trội là trội không hoàn toàn.
B. 2 gene không allele tương tác với nhau theo cách mỗi sản phẩm góp một phần nhỏ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

C. 1 gene có 2 allele quy định, allele trội là trội hoàn toàn.
D. 2 gene không allele tương tác với nhau theo cách các sản phẩm của gene tham gia vào một chuỗi phản ứng nối tiếp nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Phương pháp giải:

Dựa vào tỉ lệ kiểu hình ở F1 để biện luận.

Lời giải chi tiết:

Màu sắc hoa do 2 gene không allele tương tác với nhau theo cách các sản phẩm của gene tham gia vào một chuỗi phản ứng nối tiếp nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Đáp án D.

7.12

Chiều cao cây do 5 cặp gene thuộc 5 cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định. Mỗi allele trội làm cây cao thêm 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao 220 cm. Về mặt lí thuyết, phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con có chiều cao 190 cm chiếm tỉ lệ là
A. 45/128.

B. 30/128.

C. 35/128.

D. 42/128.

Phương pháp giải:

Dựa vào quy luật tương tác gene.

Lời giải chi tiết:

Về mặt lí thuyết, phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con có chiều cao 190 cm chiếm tỉ lệ 35/128. 

Đáp án C.

7.13

Chiều cao cây do 5 cặp gene thuộc 5 cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định. Mỗi allele trội làm cây cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220 cm. Về mặt lí thuyết, phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con có chiều cao 200 cm chiếm tỉ lệ là
A. 24/128.

B. 30/128.

C. 18/128.

D. 21/128.

Phương pháp giải:

Dựa vào quy luật tương tác gene.

Lời giải chi tiết:

Về mặt lí thuyết, phép lai AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con có chiều cao 200 cm chiếm tỉ lệ 21/128.

Đáp án D.

7.14

Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt do một gene có 4 allele nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Thực hiện hai phép lai thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đen lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cá thể mắt đen : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt nâu đỏ.
- Phép lai 2: Cá thể đực mắt nâu đỏ lai với cá thể cái mắt nâu đỏ (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mắt nâu đỏ: 1 cá thể mắt trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Tương quan trội lặn màu mắt: màu mắt nâu trội hoàn toàn so với các màu mắt đen, nâu đỏ, trắng; màu mắt đen trội hoàn toàn so với màu mắt nâu đỏ, trắng; màu mắt nâu đỏ trội hoàn toàn so với màu mắt trắng.
b) Ở loài này, kiểu hình mắt đen được quy định bởi nhiều loại kiểu gene nhất.

c) Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.

d) F1 của phép lai 1 có kiếu gene phân li theo tỉ lệ 1:2:1.
e) Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt nâu đỏ ở P của phép lai 2, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1.

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả các phép lai để biện luận đúng/sai.

Lời giải chi tiết:

a) Đúng.
b) Sai.
c) Đúng.

d) Sai.
e) Đúng.

7.15

Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gene thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau, trong đó allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp lai phân tích thì đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm 50%.

b) Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên, nếu đời F1 có 3 loại kiểu gene thì chứng tỏ F1 có 2 loại kiểu hình.
c) Cho các cây thân cao, hoa đỏ (P) giao phấn. Nếu F1 có thân thấp, hoa trắng thì chứng tỏ F1 có 9 loại kiểu gene.
d) Các cây thân thấp, hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thì đời con có tối đa 3 kiểu gene.

Phương pháp giải:

Allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng.

Lời giải chi tiết:

a) Sai.
b) Đúng.
c) Đúng.

d) Đúng.

7.16

Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, gene trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Cho phép lai P: AaBbCcDd x AaBbCcDd thu được F1. Theo lí thuyết, các phát biểu về kết quả của F1 sau đây là đúng hay sai?
a) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256.
b) Có thể có tối đa 8 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên.

c) Tỉ lệ có kiểu gene giống bố mẹ là 1/16.
d) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ là 3/4.
e) Có 256 kiểu tổ hợp giao tử được hình thành từ phép lai trên.

Phương pháp giải:

Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, gene trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Cho phép lai P: AaBbCcDd x AaBbCcDd thu được F1. 

Lời giải chi tiết:

a) Sai.

b) Sai.
c) Đúng.

d) Sai.
e) Đúng.

7.17

Ởmột loài thực vật, tính trạng màu hoa được quy định bởi một gene có 3allele, allele trội là trội hoàn toàn. Allele Ap quy định hoa hồng, allele Ay quy định hoa vàng, allele Aw quy định hoa trắng. Cho phép lai P: cây hoa vàng x cây hoa hồng, đời F1 có tỉ lệ 2cây hoa vàng: 1cây hoa hồng: 1cây hoa trắng. Theo lí thuyết, các phát biếu sau đây là đúng hay sai?
a) Thứ tự trội lặn các allele là: allele Ay quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với allele Ap quy định hoa hồng và allele Aw quy định hoa trắng; allele Ap quy định hoa hồng trội hoàn toàn so với allele Aw quy định hoa trắng.
b) Lấy hạt phấn cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa trắng, đời con có thể có tỉ lệ 50% cây hoa vàng :50 % cây hoa hồng.
c) Có 6 sơ đồ lai thỏả mãn điều kiện lấy hạt phấn cây hoa hồng thụ phấn cho cây khác, đời con xuất hiện hoa vàng.
d) Có 5 sơ đồ lai thoả mãn điều kiện lấy hạt phấn cây hoa vàng thụ phấn cho cây có kiểu hình khác, đời con xuất hiện hoa hồng.

Phương pháp giải:

Allele Ap quy định hoa hồng, allele Ay quy định hoa vàng, allele Aw quy định hoa trắng. Cho phép lai P: cây hoa vàng x cây hoa hồng, đời F1 có tỉ lệ 2cây hoa vàng: 1cây hoa hồng: 1cây hoa trắng. 

Lời giải chi tiết:

a) Đúng.
b) Đúng.

c) Đúng.

d) Đúng.

7.18

Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt do một gene có 4 allele nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Thực hiện phép lai, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cá thể cái mắt đỏ lai với cá thể đực mắt nâu (P) thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cá thể mắt đỏ: 2 cá thể mắt nâu: 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P) thu được F1 có kiêu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a) Ởloài này, kiểu hình mắt đỏ được quy định bởi nhiều loại kiểu gene nhất.
b) Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
c) F1 của phép lai 1 có kiểu gene phân li theo tỉ lệ 1:2:1.
d) Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ởPcủa phép lai 2có thể thu được đời con có kiểu hình phân il theo tỉ lệ 1:2:1.

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả của PL 1 và PL 2.

Lời giải chi tiết:

a) Sai.
b) Đúng.
c) Đúng.

d) Sai.

7.19

Ở một loài thực vật, chiều cao cây do các gene trội không allele tương tác cộng gộp với nhau quy định. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phân, F2 có 9 kiếu hình. Trong các kiêu hình ở F2, kiếu hình thấp nhất cao 70 cm, kiểu hình cao 90 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Mỗi nhận định về F2 sau đây là đúng hay sai?
a) Cây cao nhất có chiều cao 100 cm.
b) Cây mang 2 allele trội có chiều cao 80 cm.

c) Cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 27,34 %.
d) F2 có 72 kiểu gene.

Phương pháp giải:

Dựa vào quy luật tương tác gene và dữ kiện đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Đúng.
b) Sai.
c) Đúng.

d) Sai.

7.20

Ở chuột nhảy Mông Cổ (Gerbils Mongolian), màu sắc lông do 2 cặp gene không allele thuộc 2 nhiễm sắc thể khác nhau quy định. Các allele B và b tương ứng quy định sự tổng hợp các sắc tố đen và nâu. Chỉ khi có allele trội C thì các sắc tố đen và nâu được chuyển đến và lưu lại ở lông. Cho phép lai giữa chuột có kiểu gene BbCc với chuột bbCc. Các nhận định sau đây là đúng hay sai?
a) Màu lông tương ứng của các chuột bố mẹ nêu trên là đen và nâu.

b) Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình đen: nâu ở đời con là 1:1.
c) Theo lí thuyết, 3/4 số chuột ở đời con có lông đen.
d) Theo lí thuyết, 1/4 số chuột ở đời con có lông nâu.
e) Theo lí thuyết, 1/4 số chuột ở đời con có lông trắng.

g) Các allele C và B/b là ví dụ về đồng trội.

Phương pháp giải:

Các allele B và b tương ứng quy định sự tổng hợp các sắc tố đen và nâu. Chỉ khi có allele trội C thì các sắc tố đen và nâu được chuyển đến và lưu lại ở lông.

Lời giải chi tiết:

a) Đúng.
b) Đúng.

c) Đúng.

d) Đúng.

e) Đúng.
g) Sai.

7.21

Ở một loài động vật, xét gene quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 allele. Tiến hành 3 phép lai:
- Phép lai 1: mắt đỏ x mắt đỏ → F1: 75% mắt đỏ: 25% mắt nâu.
- Phép lai 2: mắt vàng x mắt trắng →F1: 100% mắt vàng.
- Phép lai 3: mắt nâu x mắt vàng →F1: 25% mắt trắng : 50% mắt nâu : 25% mắt vàng.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Trong số các gene quy định màu mắt nêu trên, gene quy định mắt màu nào là trội nhất?

b) Trong số các gene quy định màu mắt nêu trên, gene quy định mắt màu nào là lặn nhất?
c) Gene quy định màu mắt nâu là trội so với màu mắt vàng hay ngược lại?
d) Xác định kiểu gene của bố mẹ trong phép lai 1.
e) Xác định kiểu gene của bố mẹ trong phép lai 2.

g) Xác định kiểu gene của bố mẹ trong phép lai 3.

Phương pháp giải:

Dựa vào tỉ lệ đời con ở 3 phép lai để biện luận.

Lời giải chi tiết:

a) Trong số các gene quy định màu mắt nêu trên, gene quy định mắt màu đỏ là trội nhất.
b) Trong số các gene quy định màu mắt nêu trên, gene quy định mắt màu trắng là lặn nhất.
c) Gene quy định màu mắt nâu là trội so với màu mắt vàng.
d) Nếu quy ước gene Ar mắt đỏ; Ab mắt nâu; Ay mắt vàng;Aw mắt trắng thì kiểu gene của bố mẹ trong phép lai 1 là:

e) Kiểu gene của bố mẹ trong phép lai 2 là:

g) Kiểu gene của bố mẹ trong phép lai 3 là:

7.22

Xét tính trạng màu lông ở chuột, cặp gene nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Trong đó, allele B quy định lông xám, b quy định lông đen; khi có mặt allele a thì sắc tố lông được tích luỹ; khi có mặt của allele A thì sắc tố lông không được tích luỹ nên chuột có màu lông trắng. Hãy xác định:
a) Nếu chuột có kiểu gene A-B- thì kiểu hình biểu hiện như thế nào?

b) Nếu chuột có kiểu gene A-bb thì kiểu hình biểu hiện như thế nào?
c) Nếu chuột có kiểu gene aB- thì kiểu hình biểu hiện như thế nào?
d) Nếu chuột có kiểu gene aabb thì kiểu hình biểu hiện như thế nào?
e) Giả thiết nếu tổng tỉ lệ kiểu hình được tính ở các thế hệ con sinh ra từ một cặp bố mẹ chuột ban đầu là 6 lông trắng : 1 lông đen : 1 lông xám.
Theo lí thuyết, bố mẹ có kiểu gene như thế nào?

Phương pháp giải:

Allele B quy định lông xám, b quy định lông đen; khi có mặt allele a thì sắc tố lông được tích luỹ; khi có mặt của allele A thì sắc tố lông không được tích luỹ nên chuột có màu lông trắng. 

Lời giải chi tiết:

a) Nếu chuột có kiểu gene A-B- quy định kiểu hình lông trắng.

b) Nếu chuột có kiểu gene A-bb quy định kiểu hình lông trắng.

c) Nếu chuột có kiểu gene aaB- quy định kiểu hình lông xám.
d) Nếu chuột có kiểu gene aabb quy định kiểu hình lông đen.
e) Giả thiết nếu tổng tỉ lệ kiểu hình được tính ở các thế hệ con sinh ra từ một cặp bố mẹ chuột ban đầu là 6 lông trắng :1 lông đen :1 lông xám thì bố mẹ có kiểu gene là P: AaBb xAabb.

7.23

Nếu các allele của cùng một gene không có quan hệ trội lặn hoàn toàn thì quy luật phân li của Mendel có đúng hay không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Quy luật phân li của Mendel đề cập đến sự vận động của nhân tố di truyền (mà sau này xác định là gene).

Lời giải chi tiết:

Nếu các allele của cùng một gene không có quan hệ trội lặn hoàn toàn thì quy luật phân li của Mendel vẫn đúng vì quy luật phân li của Mendel đề cập đến sự vận động của nhân tố di truyền (mà sau này xác định là gene). Còn biểu hiện kiểu hình là sự tương tác giữa các gene (mà thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của gene).

7.24

Sự di truyền một tính trạng được xác định bởi hai cặp gene thuộc hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì quy luật phân li độc lập của Mendel có đúng hay không? Tại sao? Có thể dùng những phép lai nào để xác định 2 gene nào đó là phân li độc lập hay không?

Phương pháp giải:

Quy luật phân li độc lập của Mendel đề cập đến sự vận động độc lập của các cặp nhân tố di truyền (mà sau này xác định là các cặp gene thuộc các cặp nhiễm sắc thể khác nhau). 

Lời giải chi tiết:

Sự di truyền một tính trạng được xác định bởi hai cặp gene thuộc hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì quy luật phân li độc lập của Mendel vẫn đúng vì quy luật phân li độc lập của Mendel đề cập đến sự vận động độc lập của các cặp nhân tố di truyền (mà sau này xác định là các cặp gene thuộc các cặp nhiễm sắc thể khác nhau). Còn biểu hiện kiểu hình là sự tương tác giữa các gene không allele (mà thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của gene).
Có thể dùng phép lai phân tích và phép lai tự thụ để xác định hai gene là phân li độc lập hay không.

7.25

Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm trên cây vừng. Sau khi thống nhất, nhóm học sinh quyết định nghiên cứu tính trạng số vỏ hạt (một vỏ là trội so với trạng thái ba vỏ) và đặc điểm lá (lá bình thường là trội so với lá xoăn) của vừng.
a) Hãy trình bày thiết kế thí nghiệm để xác định một cây vừng có kiểu hình một vỏ, lá bình thường là dị hợp hay đồng hợp.
b) Làm thế nào để xác định gene quy định tính trạng số vỏ hạt và đặc điểm lá di truyền đồng thời hay phân il độc lập?
c) Hãy xây dựng một quy trình hoàn chỉnh để xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng nêu trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào thí nghiệm của Mendel.

Lời giải chi tiết:

Quy ước: một vỏ là trội (A) so với trạng thái ba vỏ (a); lá bình thường là trội (B) so với lá xoăn (b).
a) Thí nghiệm để xác định một cây vừng có kiểu hình một vỏ, lá bình thường là dị hợp hay đồng hợp bằng cách cho cây tự thụ hoặc lai phân tích (lai với cây ba vỏ, lá xoăn).
b) Để xác định gene quy định tính trạng số vỏ hạt và đặc điểm lá di truyền đồng thời hay phân li độc lập thì cho các cây F1 sinh ra từ cặp bố mẹ thuần chủng lai với nhau, nếu F1 chỉ có kiểu hình giống thế hệ xuất phát thì kết luận di truyền đồng thời; nếu F1 xuất hiện các tố hợp biến dị thì kết luận phân li độc lập.

c) Quy trình hoàn chỉnh để xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng nêu trên: (1) Tạo các dòng thuần chủng khác nhau; (2) Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả đời lai F1, F2, F3; (3) Sử dụng thống kê toán học để phân tích các số liệu thu thập được, sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả; (4) Tiến hành các thí nghiệm để chứng minh cho giả thuyết của mình.

7.26

Gene quy định nhóm máu ABO của người có 3 allele IA, IB, IO. Sự biểu hiện nhóm máu ABO được thể hiện ở sơ đồ sau:

a) Giải thích sự hình thành nhóm máu ABO ở người.
b) Xác định kiểu tương tác giữa các gene allele để hình thành nên nhóm máu AB ở người.

Phương pháp giải:

Dựa vào sơ đồ mình 7.1

Lời giải chi tiết:

a) Giải thích sự hình thành nhóm máu ABO ở người:
- Kiểu gene IAIA và IAIO quy định nhóm máu A do allele IA mã hoá tổng hợp enzyme N (enzyme N acetyl-galactosamine transferase), enzyme này thực hiện gắn nhóm N-acetyl-galactosamine vào chất H tạo nên kháng nguyên A; allele IO không có chức năng này.
- Kiểu gene IBIB và IOIO quy định nhóm máu B do allele IB mã hoá tổng hợp enzyme D (enzyme D-galactose transferase), enzyme này giúp gắn D-galactose vào chất H tạo nên kháng nguyên B; allele IO không có chức năng này.
- Kiểu gene IOIO quy định nhóm máu O do allele IO không mã hoa protein tổng hợp enzyme tạo kháng nguyên A, B.
- Kiểu gene IAIB quy định nhóm máu AB do có cả allele IA và IB mã hóa tổng hợp enzyme N và enzyme D nên tạo cả kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu, quy định nhóm máu AB.
b) Kiểu tương tác giữa allele IA và IB là tương tác theo kiểu đồng trội.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí