Bài 25. Hệ sinh thái trang 146, 147, 148 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo>
Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm hai yếu tố nào thường xuyên tác động với nhau?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
25.1
Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm hai yếu tố nào thường xuyên tác động với nhau?
A. Quần xã sinh vật và sinh cảnh.
B. Quần xã sinh vật và nơi ở.
C. Quần thể sinh vật và nơi ở.
D. Quần thể sinh vật và sinh cảnh.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm hệ sinh thái.
Lời giải chi tiết:
Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm hai yếu tố quần xã sinh vật và sinh cảnh thường xuyên tác động với nhau.
Chọn A.
25.2
Ví dụ nào sau đây là một hệ sinh thái?
A. Tất cả các con cá chép trong hồ nuôi.
B. Thực vật, động vật và sinh vật phân giải sống trên cánh đồng cỏ.
C. Tất cả các loài thực vật và động vật trên thảo nguyên trong thời kì hạn hán.
D. Tất cả các sinh vật và môi trường vô sinh của chúng trong rừng mưa nhiệt đới.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về hệ sinh thái.
Lời giải chi tiết:
Tất cả các sinh vật và môi trường vô sinh của chúng trong rừng mưa nhiệt đới.
Chọn D.
25.3
Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ sinh thái?
(1) Trong hệ sinh thái thường xuyên có sự trao đổi trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh nên hệ sinh thái là một hệ thống kín.
(2) Trong giới hạn sinh thái nhất định, hệ sinh thái có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định.
(3) Đa số kích thước của một hệ sinh thái thường rất lớn.
(4) Giữa các hệ sinh thái không có sự trao đổi vật chất, chỉ có sự trao đổi năng lượng.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), 3), (4). D. (1), (3), (4).
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết hệ sinh thái
Lời giải chi tiết:
Các phát biểu đúng: (1), (3), (4).
Chọn D.
25.4
Yếu tố nào sau đây là thành phần vô sinh của hệ sinh thái?
A. Vi khuẩn. C. Nấm. B. Chiếc lá rụng. D. Trùng roi.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu trúc của hệ sinh thái.
Lời giải chi tiết:
Chiếc lá rụng là thành phần cô sinh của hệ sinh thái.
Chọn B.
25.5
Sinh vật nào dưới đây được ghép cặp không chính xác với bậc dinh dưỡng của nó?
A. Vi khuẩn lam - sinh vật sản xuất.
B. Châu chấu - sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Động vật phù du - sinh vật sản xuất.
D. Nấm - sinh vật phân giải.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm bậc dinh dưỡng.
Lời giải chi tiết:
Động vật phù du - sinh vật sản xuất được ghép cặp không chính xác với bậc dinh dưỡng của nó.
Chọn C.
25.6
Quan sát thông tin về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái trong Hình 25.1 và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Số lượng cá thể trong các loài sinh vật tiêu thụ lớn hơn sinh vật sản xuất.
(2) Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các sinh vật tiêu thụ của hệ sinh thái.
(3) Sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái ăn sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ bậc thấp hơn.
(4) Sinh vật sản xuất là những sinh vật có khả năng quang hợp trong hệ sinh thái.
A. 1. B. 2. С. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.1
Lời giải chi tiết:
Có 1 phát biểu đúng.
Chọn A.
25.7
Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở hệ sinh thái nhân tạo mà không có ở hệ sinh thái tự nhiên?
A. Được hình thành và phát triển theo quy luật tự nhiên.
B. Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
C. Được bổ sung thêm nguồn vật chất và năng lượng khác.
D. Bao gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng của từng loại hệ sinh thái.
Lời giải chi tiết:
Được bổ sung thêm nguồn vật chất và năng lượng khác chỉ có ở hệ sinh thái nhân tạo.
Chọn C.
25.8
Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
A. Rạn san hô.
B. Bể cá cảnh.
C. Vườn hoa.
D. Cánh đồng lúa.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Rạn san hô là hệ sinh thái tự nhiên.
Chọn A.
25.9
Quan sát Hình 25.2 và cho biết nếu hiệu suất sinh thái là 10% thì đại bàng nhận được bao nhiêu năng lượng?
A. 1000 Kcal. B. 100 Kcal. C. 10 Kcal. D. 1 Kcal.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.2
Lời giải chi tiết:
Nếu hiệu suất sinh thái là 10% thì đại bàng nhận được 1Kcal.
Chọn D.
25.10
Cho chuỗi thức ăn như sau: cây cỏ → châu chấu → ếch → rắn → đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này có
A. sinh vật tiêu thụ bậc 2 là châu chấu.
B. sinh vật phân giải là đại bàng.
C. thức ăn của ếch là rắn.
D. cây cỏ là sinh vật sản xuất.
Phương pháp giải:
Quan sát chuỗi thức ăn trên.
Lời giải chi tiết:
Trong chuỗi thức ăn này có cây cỏ là sinh vật sản xuất.
Chọn D.
25.11
Lưới thức ăn của một hệ sinh thái trên cạn được minh hoạ như Hình 25.3. Quan sát lưới thức ăn và ghép thông tin cột A phù hợp với cột B.
Thông tin cột A phù hợp với cột B là
A. 1.d, 2.c, 3.b, 4.a.
B. 1.c, 2.d, 3b., 4.a.
C. 1.d, 2.c, 3.a, 4.b.
D. 1.c, 2.d, 3.a, 4.b.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 25.3
Lời giải chi tiết:
1.c, 2.d, 3b., 4.a.
Chọn B.
25.12
Trong hệ sinh thái, tại sao thuật ngữ "chu trình" được dùng để mô tả sự vận chuyển vật chất, trong khi thuật ngữ "dòng" được dùng để mô tả sự trao đổi năng lượng?
A. Vật chất không được tái sinh, luôn phải nhận từ Mặt Trời truyền qua các bậc dinh dưỡng và đi ra khỏi hệ sinh thái, trong khi năng lượng được quay vòng bên trong hệ sinh thái.
B. Năng lượng không được tái sinh, luôn phải nhận từ năng lượng Mặt Trời truyền qua các bậc dinh dưỡng và đi ra khỏi hệ sinh thái, trong khi vật chất được quay vòng bên trong hệ sinh thái.
C. Năng lượng được truyền qua các bộc dinh dưỡng theo dòng, sau khi ra khỏi hệ sinh thái sẽ quay lại thông qua sinh vật sản xuất, vật chất được truyền được quay vòng bên trong hệ sinh thái.
D. Vật chất được truyền qua các bậc dinh dưỡng theo dòng, sau khi ra khỏi hệ sinh thái sẽ quay lại thông qua sinh vật sản xuất, năng lượng được truyền được quay vòng bên trong hệ sinh thái.
Phương pháp giải:
Dựa vào dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
Lời giải chi tiết:
Năng lượng không được tái sinh, luôn phải nhận từ năng lượng Mặt Trời truyền qua các bậc dinh dưỡng và đi ra khỏi hệ sinh thái, trong khi vật chất được quay vòng bên trong hệ sinh thái.
Chọn B.
25.13
Cú ăn chuột nhắt, chuột chù và các loài chim nhỏ. Giả sử rằng trong một khoảng thời gian, một con cú tiêu thụ 5 000 J nguyên liệu động vật. Con cú mất 2300 J trong phân và sử dụng 2500 J cho quá trình hô hấp tế bào. Hiệu suất sinh thái của con cú này là bao nhiêu?
A. 0,02 %.
В. 1 %.
C. 4 %.
D. 40 %.
Phương pháp giải:
Cú ăn chuột nhắt, chuột chù và các loài chim nhỏ. Giả sử rằng trong một khoảng thời gian, một con cú tiêu thụ 5 000 J nguyên liệu động vật. Con cú mất 2300 J trong phân và sử dụng 2500 J cho quá trình hô hấp tế bào.
Lời giải chi tiết:
Hiệu suất sinh thái của con cú này là 4 %.
Chọn C.
25.14
Loại tháp sinh thái nào luôn không có hình dạng như mô tả trong Hình 25.4 ở bên?
A. Tháp sinh khối và tháp năng lượng. B. Tháp số lượng và tháp năng lượng. C. Tháp số lượng. D. Tháp năng lượng.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.4
Lời giải chi tiết:
Tháp năng lượng.
Chọn D.
25.15
Thứ tự sắp xếp đúng sinh vật từ thấp đến cao về hiệu suất sinh thái là
A. động vật có vú, cá, côn trùng.
B. côn trùng, cá, động vật có vú.
C. côn trùng, động vật có vú, cá.
D. động vật có vú, côn trùng, cá.
Phương pháp giải:
Dựa theo tháp sinh thái.
Lời giải chi tiết:
Thứ tự sắp xếp đúng sinh vật từ thấp đến cao về hiệu suất sinh thái là động vật có vú, cá, côn trùng.
Chọn A.
25.16
Tháp sinh khối của chuỗi thức ăn ở vùng nghèo dinh dưỡng có thể có dạng đảo ngược. Hình 25.5 thể hiện sự thay đối dạng tháp theo sự thay đổi tỉ lệ sinh khối (dị dưỡng : tự dưỡng) của ba hệ sinh thái: hồ, ven biển và đại dương.
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ba hệ sinh thái này?
(1) Sinh khối của sinh vật tự dưỡng ở hệ sinh thái hồ cao hơn sinh vật dị dưỡng.
(2) Hệ sinh thái hồ giàu dinh dưỡng hơn so với hệ sinh thái ven biển.
(3) Hệ sinh thái đại dương giàu dinh dưỡng nhất trong ba hệ sinh thái nói trên.
(4) Khi sinh khối của sinh vật tự dưỡng càng cao thì tháp sinh khối của hệ sinh thái có dạng đảo ngược.
A. (1) và (2).
B. (2) và (3).
C. (1) và (4).
D. (2) và (4).
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.5
Lời giải chi tiết:
Các phát biểu đúng: (1) và (2).
Chọn A.
25.17
Khi nói về chu trình nước trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nước có thể bị ô nhiễm và suy thoái.
B. Nước là nguồn tài nguyên vô tận.
C. Nước phân bố không đều theo không gian và thời gian.
D. Thảm thực vật làm giảm tác động rửa trôi của dòng nước.
Phương pháp giải:
Dựa vào chu trình nước trong tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai: Nước là nguồn tài nguyên vô tận.
Chọn B.
25.18
Hình 25.6 mô tả tóm tắt chu trình nitrogen trong tự nhiên. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu
dưới đây đúng?
(1) Quá trình (1) phải có sự tham gia của các vi khuẩn cộng sinh với một số loài thực vật.
(2) Quá trình phản nitrate ở (2) diễn ra ở bên ngoài cơ thể sinh vật.
(3) Nguyên liệu của quá trình (3) là xác sinh vật chết.
(4) Các vi sinh vật kị khí thực hiện quá trình (4) làm tổn thất nguồn đạm trong đất.
А. 1. B. 2. С. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.6
Lời giải chi tiết:
Có 2 phát biểu đúng.
Chọn B.
25.19
Trong thập kỉ qua, bọ thông núi (Dendroctonus ponderosae) đã giết chết hàng triệu cây cối trên khắp miền Tây Bắc Mỹ. Năm 2008, Kurz và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc nhiễm bọ cánh cứng trên diện rộng ở British Columbia, Canada. Nhóm nghiên cứu đã đo lường và ước tính năng suất sơ cấp tinh (là năng lượng được tổng hợp bởi các sinh vật tự dưỡng trừ đi lượng tiêu hao do hô hấp của thực vật) và cường độ hô hấp (lượng CO2 thải ra) trước và sau đợt lây nhiễm bùng phát. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 25.1.
(1) Rừng là nguồn dự trữ carbon trên Trái Đất.
(2) Trước đợt bùng phát của bọ thông núi, rừng thải nhiều CO2 hơn là tích luỹ.
(3) Sau đợt bùng phát của bọ thông núi, rừng tích ulỹ nhiều CO2 hơn là phát thải.
(4) Khi CO2 khí quyển tăng làm tăng độ dày lớp khí nhà kính nên giúp các tia sinh nhiệt tăng phản xạ gây hiệu ứng nhà kính.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng 25.1
Lời giải chi tiết:
Có 1 phát biểu đúng.
Chọn A.
25.20
Đồ thị nào sau đây mô tả đúng kết quả của quá trình biến đổi quần xã tuần tự trong diễn thế sinh thái nguyên sinh?
A. Đồ thị D.
B. Đồ thị B.
C. Đồ thị A.
D. Đồ thị C.
Phương pháp giải:
Quan sát đồ thị A, B, C, D.
Lời giải chi tiết:
Đồ thị A mô tả đúng kết quả của quá trình biến đổi quần xã tuần tự trong diễn thế sinh thái nguyên sinh.
Chọn C.
25.21
Cho các hình ảnh sau:
Thứ tự hình mô tả đúng các giai đoạn của diễn thế sinh thái xảy ở một hồ nước nông do quá trình lắng đọng vật chất ở đáy là
A. (4) →(1) →(3) →(2). B. (3) →(2) →(1) →(4). C. (4) →(1) →(2) →(3). D. (3) →(2) →(4) →(1).
Phương pháp giải:
Dựa vào 4 hình trên.
Lời giải chi tiết:
Trình tự đúng: (4) →(1) →(2) →(3).
Chọn C.
25.22
Trên tro tàn của núi lửa xuất hiện diễn thế sinh thái, có sự biến đổi tuần tự các quần xã trong diễn thế này. Quan sát, khai thác thông tin trong Hình 25.7 và cho biết phát biểu nào dưới đây về diễn thế sinh thái này là đúng?
(1) Thứ tự các giai đoạn của diễn thế là c →a →d →b.
(2) Thứ tự của quần xã sinh vật trong diễn thế này là cỏ và dương xỉ → cây bụi → cây thân mềm → cây thân gỗ.
(3) Kết quả của diễn thế là hệ sinh thái ổn định, có thể tồn tại trong nhiều năm.
(4) Rừng chỉ bao gồm sinh vật sản xuất và sinh vật phân huỷ.
A. (1) và (2). C. (2) và (4). B. (1) và (3). D. (2) và (3).
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.7
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng: (1) và (3).
Chọn B.
25.23
Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển ngày một tăng lên do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và khai thác rừng. Khi nồng độ CO2 tăng cũng làm thay đổi đáng kể nhiệt độ của Trái Đất (Hình 25.8). Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nồng độ CO, và nhiệt độ của Trái Đất đang có xu hướng gia tăng.
(2) Đường đồ thị (1) mô tả sự tăng nồng độ CO2 đường đồ thị (2) mô tả sự tăng của nhiệt độ.
(3) Sự biến động nồng độ CO2 diễn ra theo chu kì như chu kì mùa, chu kì ngày - đêm kéo theo sự biến động của nhiệt độ.
(4) Nhiệt độ của Trái Đất gia tăng gây ấm lên toàn cầu, sa mạc hóa mở rộng, giảm đa dạng sinh học.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1
Phương pháp giải:
Quan sát hình 25.8
Lời giải chi tiết:
Có 2 phát biểu đúng.
Chọn A.
25.24
Nguyên nhân chính nào gây ra quá trình sa mạc hóá?
A. Suy giảm đa dạng sinh học.
B. Du nhập loài ngoại lai.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Sử dụng nhiều phân bón hóá học.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình sa mạc hóa.
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chính gây sa mạc hóa là Biến đổi khí hậu.
Chọn C.
25.25
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây về sinh quyển và biện pháp bảo vệ sinh quyển là đúng?
(1) Sinh quyển là toàn bộ các quần xã sinh vật trong môi trường sống.
(2) Sinh quyển là cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh.
(3) Quản lí và bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên là biện pháp bảo vệ sinh quyển.
(4) Con người là nhân tố quyết định sự thành công trong bảo vệ sinh quyển.
A. 4. В. 3. C. 1. D. 2.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết sinh quyển.
Lời giải chi tiết:
Có 3 phát biểu đúng khi nói về biện pháp bảo vệ sinh quyển.
Chọn B.
25.26
Là các hệ sinh thái rất lớn, đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định được gọi là
A. sinh cảnh.
B. khu sinh học.
C. môi trường sống.
D. nhân tố vô sinh.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm khu sinh học.
Lời giải chi tiết:
Là các hệ sinh thái rất lớn, đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định được gọi là khu sinh học.
Chọn B.
25.27
Các khu sinh học được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ ẩm là:
A. Rừng nhiệt đới theo mùa →Rừng nhiệt đới →Cây bụi →Savan →Sa mạc.
B. Sa mạc →Savan →Cây bụi →Rừng nhiệt đới theo mùa →Rừng nhiệt đới.
C. Rừng nhiệt đới Rừng nhiệt đới theo mùa →Cây bụi →Savan →Sa mạc.
D. Sa mạc →Savan →Cây bụi →Rừng nhiệt đới Rừng nhiệt đới theo mùa.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các khu sinh học.
Lời giải chi tiết:
Các khu sinh học được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ ẩm là: Rừng nhiệt đới Rừng nhiệt đới theo mùa →Cây bụi →Savan →Sa mạc.
Chọn C.
25.28
Bảng 25.2 là thông tin về các khu sinh học trên cạn (cột A) và đặc điểm của các khu sinh học này (cột B).
Thông tin cột A phù hợp với cột B là
A. 1.d, 2.c, 3.b, 4.a. B. 1.d, 2.a, 3.с, 4.b. C. 1.d, 2.c, 3.a, 4.b. D. 1.c, 2.d, 3.a, 4.b.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng 25.2
Lời giải chi tiết:
1.d, 2.c, 3.a, 4.b.
Chọn C.
25.29
Các khu sinh học trên cạn được phân chia chủ yếu dựa vào đạc trưng về thành phần thực vật và yếu tố khí hậu. Tuỳ theo mức độ biến động của yếu tố khí hậu mà đa dạng sinh vật ở các khu hệ sinh học cũng có sự thay đổi theo. Quan sát thông tin về khu sinh học trên cạn của các vùng trên Trái Đất trong Hình 25.9 và cho biết có bao nhiêu nhận định dưới đây không đúng?
(1) Yếu tố khí hậu tương ứng với kí hiệu (a) là độ ẩm, (b) là lượng mưa.
(2) Yếu tố khí hậu ở vị trí (1) tương ứng với cao và (2) tương ứng với thấp.
(3) Các khu hệ sinh học ở vùng ôn đới có lượng mưa thấp hơn vùng nhiệt đới.
(4) Nhiệt độ của rừng ôn đới rụng lá cao hơn rừng nhiệt đới.
A. 2. B. 1. С. 1. D. 3.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.9
Lời giải chi tiết:
Có 3 phát biểu đúng về các khu sinh học.
Chọn D.
25.30
Có bao nhiêu biện pháp dưới đây không phải để bảo vệ tài nguyên sinh học?
(1) Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn loài - sinh cảnh.
(2) Ngăn chặn nạn đánh bắt, buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp các loài sinh vật hoang dã.
(3) Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn tài nguyên sinh học và biến đổi khí hậu của Trái Đất.
(4) Tăng cường xây dựng các khu du lịch trong khu bảo tồn, cơ sở lưu giữ giống sinh vật.
(5) Di dân.
(6) Giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.
(7) Tiết kiệm và tái chế nguyên liệu.
(8) Du nhập các loài ngoại lai.
(9) Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên sinh học cho cộng đồng.
A. 4. B. 5. С. 3. D. 2.
Phương pháp giải:
Dựa vào các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học.
Lời giải chi tiết:
Có 3 biện pháp đúng.
Chọn C
25.31
Khi tiến hành đo nồng độ CO2 trong bầu khí quyển trên và trong khu rừng vào ngày hè, các nhà khoa học nhận thấy có sự thay đối nông độ chất này (Hình 25.10).
a) Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển có sự thay đối như thế nào trong một ngày/đêm? Giải thích kết quả của sự thay đổi này.
b) Nồng độ CO2 ở tầng thảm (nền đất rừng) và trong khí quyển có giống nhau không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.10
Lời giải chi tiết:
Nồng độ CO2 trong khí quyển có sự thay đổi trong 1 ngày/đêm.
- Ban ngày, khoảng từ 6 giờ sáng đến 18 giờ (6 giờ tối), nồng độ CO2 trong bầu khí quyển thấp nhất trong ngày và tương đối ổn định. Vì khoảng thời gian này cây xanh quang hợp lấy CO2 nên nồng độ chất này giảm.
- Khoảng thời gian từ 18 giờ trở đi, nồng độ CO2 bắt đầu tăng dần. Khoảng thời gian từ 0- 5 giờ sáng, nồng độ CO2 rất cao, sau đó có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân của sự thay đổi này là: Vào ban đêm, cây xanh không quang hợp nên không sử dụng CO2 trong khi đó hoạt động hô hấp của các sinh vật vẫn diễn ra nên thải một lượng lớn CO2 vào trong bầu khí quyển.
b) Nồng độ CO2 ở tầng thảm (nền đất rừng) cao hơn so với trong khí quyển. Vì các vi sinh vật tập trung ở tầng thảm, hoạt động hô hấp và phân giải thảm mục diễn ra mạnh mẽ nên nồng độ CO2 ở bề mặt này cao. Trong khi đó, ở trong khí quyển, giai đoạn từ giữa sáng đến chiều tối, hoạt động quang hợp của thực vật đã lấy đi một lượng lớn CO2 của khí quyển.
25.32
Các loài trong lưới thức ăn có quan hệ mật thiết với nhau, khi loại bỏ một loài nào đó thì có thể ảnh hưởng tới sự tồn tại của loài khác. Chẳng hạn, khi loại bỏ loài săn mồi thì mật độ của con mồi tăng, hay khi loại bỏ loài cạnh tranh thì có sự gia tăng của các loài mà nó cạnh tranh. Tuy nhiên, đôi khi việc loại bỏ một loài có thể dẫn đến giảm mức độ phong phú của loài cạnh tranh hoặc của con mồi. Trong một nghiên cứu trên hòn đảo, mèo hoang đe doạ sự tuyệt chủng của một số loài chim nên các nhà khoa học dự đoán việc loại bỏ mèo hoang sẽ giúp bảo tồn các loài chim này trên đảo. Mối quan hệ dinh dưỡng của các loài trong thí nghiệm loại bỏ mèo hoang ra khỏi lưới thức ăn được minh hoạ như Hình 25.11a và 25.1b.
a) Xác định mối quan hệ dinh dưỡng giữa ba loài: mèo hoang, chuột và chim trong lưới thức ăn này.
b) Việc có mèo hoang và loại bỏ mèo hoang ra khỏi lưới thức ăn làm thay đối đến chuột và một số loài chim như thế nào? Giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.11a và 25.11b.
Lời giải chi tiết:
a) - Mối quan hệ dinh dưỡng của ba loài này trong chuỗi thức ăn là: chim →chuột →mèo.
- Ở một chuỗi thức ăn khác: chim →mèo.
- Như vậy, mèo có thể ăn trực tiếp chim hoặc thông qua vật ăn thịt trung gian là chuột để kiểm soát chim.
b) - Khi không loại bỏ mèo hoang, mèo kiểm soát số lượng của chim và chuột: mèo khống chế số lượng chuột không tăng quá cao, nhờ vậy giảm áp lực vật ăn thịt lên loài chim (cả mèo và chuột). Trong hệ sinh thái tồn tại cả ba loài.
- Khi loại bỏ mèo hoang, không những không giảm áp lực vật ăn thịt lên chim, mà sau một thời gian các loài chim này bị tuyệt chủng trên khu vực đảo. Nguyên nhân là do chuột không bị kiểm soát bởi mèo, gia tăng áp lực lên con mồi. Khi số lượng vật ăn thịt cao hơn con mồi (không cân băng) và không có sự điều chỉnh thì con mồi bị tuyệt chủng.
25.33
Hình 25.12a và 25.12b thể hiện sự ảnh hưởng của lượng mưa và nhiệt độ đến năng suất sơ cấp tinh (là lượng năng lượng được tổng hợp bởi các sinh vật tự dưỡng trừ đi lượng tiêu hao do hô hấp của thực vật).
a) Lưng mưa trung bình n m đã ảnh hưởng đến năng suất sơ cấp tinh như thế nào? Giải thích.
b) Việc tăng nhiệt độ trung bình năm có thể làm cho sự tích luỹ carbon trong hệ sinh thái giảm đi không? Giải thích.
c) Tại sao trong điều kiện giống nhau về lượng mưa (Hình 25.12a) hoặc nhiệt độ (Hình 25.12b) có sự khác nhau về năng suất sơ cấp? Giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.12a và 25.12b.
Lời giải chi tiết:
a) - Năng suất sơ cấp tinh tăng khi lượng mưa trung bình hằng năm tăng. Tuy nhiên, khi lượng mưa trung bình năm khoảng 2 400 mm trở lên mỗi năm thì năng suất sơ cấp không tăng lên nữa mà có xu hướng giảm đi.
- Năng suất sơ cấp tinh có thể giảm ở mức lượng mưa rất cao vì nhiều lí do:
+ Mây che phủ trong thời gian dài làm giảm lượng ánh sáng mặt trời sẵn có.
+ Lượng mưa lớn làm mất đi chất dinh dưỡng từ đất.
+ Hàm lượng nước trong đất cao dẫn đến tình trạng thiếu oxygen gây stress cho cả thực vật và sinh vật phân huỷ.
b) Việc tăng nhiệt độ trung bình năm có thể làm cho sự tích luỹ carbon trong hệ sinh thái giảm đi vì: Mặc dù dựa vào đồ thị có thể thấy năng suất sơ cấp tinh tăng tỉ lệ thuận theo nhiệt độ trung bình hằng năm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc lưu trữ carbon của hệ sinh thái cũng như vậy. Sự mất mát carbon từ hệ sinh thái do hô hấp của các sinh vật dị dưỡng cũng tăng lên ở nhiệt độ ấm hơn, do đó lượng carbon có thể bị thất thoát đi nhiều hơn là lượng cacbon được tích luỹ.
c) - Trong cùng nhiệt độ, ví dụ ở cùng nhiệt độ 25 °C năng suất sơ cấp dao động từ 5 - 15 Mg C/ha/năm là do các yếu tố khác ảnh hưởng như lượng mưa. Ở vùng có lượng mưa cao hơn thì năng suất sơ cấp cao hơn và ngược lại. Tương tự, mặc dù cùng giá trị lượng mưa, ví dụ ở khoảng 2000 mm nhưng nhiệt độ khác nhau cho năng suất sơ cấp có thể 10 hay 16 Mg C/ha/năm.
- Có sự tác động tổng hợp của cả hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa lên thực vật. Nhiệt độ làm tăng tốc độ thoát hơi nước và nhu cầu nước của thực vật. Nếu nhiệt độ cao nhưng lượng nước cung cấp cho cây thấp thì năng suất sơ cấp sẽ thấp. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì tốc độ quang hợp và năng suất thấp bất kể nguồn nước có sẵn hay không.
25.34
Đọc đoạn thông tin sau:
Trong một quần xã biển ở Nam Cực, sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật phù du, chúng là nguồn thức ăn của các động vật phù du, đặc biệt là tôm biển và thuy tao (động vật chân kiếm), tôm biển cũng có thể sử dụng thuỷ tao làm thức ăn. Các loài động vật phù du lại tiếp tục là thức ăn của các động vật ăn thịt như: động vật phù du ăn thịt, chim cánh cụt và cá. Tôm còn là thức ăn của loài hải cẩu ăn cua và cá voi Baleen. Mực ống cũng là động vật ăn thịt, chúng ăn cá, các động vật phù du ăn thịt và thuy tao. Cá cũng có thế ăn mực và động vật phù du ăn thịt. Tiếp theo, mực ống lại là thức ăn của hải cẩu voi, hải cẩu Leopard, chim cánh cụt và một số loài cá voi như cá voi răng nhỏ. Cá voi răng nhỏ sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau như: hải cẩu ăn cua, chim, hải cẩu Leopard và hải cẩu voi. Khi con người đánh bắt cá và mực để làm thức ăn thì họ trở thành mắt xích của bậc dinh dưỡng cao nhất trong lưới thức ăn.
a) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài có trong đoạn thông tin trên.
b) Với lưới thức ăn vừa vẽ được, hãy cho biết:
- Chuỗi thức ăn nào dài nhất? Có bao nhiêu mắt xích?
- Mắt xích nào tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất? - Loài mực có bậc dinh dưỡng là bao nhiêu?
- Trong lưới thức ăn này, loài nào là sinh vật ăn tạp?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thông tin trên.
Lời giải chi tiết:
a) Lưới thức ăn được vẽ như hình sau:
b) Trong lưới thức ăn trên:
- Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
Ví dụ: Thực vật phù du →Thuỷ tao →Động vật phù du →Chim cánh cụt →Hải cẩu Leopard →Cá voi răng nhỏ.
Thực vật phù du Tôm →Động vật phù du Cá →Hải cẩu Leopard → Cá voi răng nhỏ.
- Cá là mắt xích tham gia nhiều chuỗi thức ăn nhất, 51 chuỗi thức ăn.
- Loài mực có bậc dinh dưỡng là 3, 4 hoặc 5.
- Trong lưới thức ăn này có tôm là sinh vật ăn tạp.
25.35
Hình 25.13 biểu diễn tháp sinh khối và tháp năng lượng của hai chuỗi thức ăn có trong các quần xã khác nhau.
a) Tại sao dòng chảy năng lượng qua các bậc dinh dưỡng luôn có dạng điển hình?
b) Cho biết tháp X và tháp Y tương ứng với loại tháp sinh thái nào? Giải thích.
c) Tháp ở hệ sinh thái A hay B có nhiều khả năng là tháp của quần xã sinh vật dưới nước? Giải thích.
d) Ngoài hai dạng tháp là tháp năng lượng và tháp sinh khối thì còn loại tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. Hãy cho biết tháp số lượng có trường hợp nào mang đặc điểm giống như tháp Yở hệ sinh thái B không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.13
Lời giải chi tiết:
a) - Lượng năng lượng bị thất thoát khi truyền qua các bậc dinh
dưỡng trong chuỗi thức ăn chủ yếu xuất phát từ các quá trình sinh íl và sinh
học tự nhiên như: quá trình trao đổi nhiệt, quá trình tiêu hóa và hấp thụ không hoàn toàn, năng lượng cho sinh sản, phần rơi, rụng,...
- Chỉ có khoảng 10% năng lượng từ bậc dinh dưỡng thấp nhất được chuyển sang bậc dinh dưỡng cao hơn trong chuỗi thức ăn. Điều này tạo ra sự giảm đáng kể về lượng năng lượng khi đi lên trong chuỗi thức ăn, tạo ra hình
tháp điển hình.
b) Tháp Xlà tháp năng lượng, tháp Ylà tháp sinh khối. V:ì
- Tháp năng lượng là dạng tháp sinh thái luôn có dạng hình tháp điển hình có nghĩa là tổng nguồn năng lượng của một vật mồi bất kì bao giờ cũng lớn hơn tổng nguồn năng lượng của loài sử dụng chúng nên tháp Xlà tháp năng lượng.
- Tháp sinh khối là dạng tháp sinh thái có một vài trường hợp ngoại ệl (bị đảo ngược) như tháp Yở hệ sinh thái B, nên tháp Ylà tháp sinh khối.
c) Tháp nào cũng đều có khả năng àl tháp của quần xã sinh vật dưới nước. V:ì
- Về nguyên tắc, tháp sinh khối ở hệ sinh thái Acó dạng đáy lớn đỉnh nhỏ phù hợp với mọi chuỗi thức ăn trên cạn và dưới nước.
- Tháp sinh khối ở hệ sinh thái Bcó sự lộn ngược liên tiếp giữa các bậc dinh dưỡng có thể đại diện cho các chuỗi thức ăn dưới nước vào mùa khan hiếm thức ăn, nên cá lớn ăn quá nhiều cá con →cá con ăn quá nhiều động vật phù du động vật phù du ăn quá nhiều thực vật phù du dẫn đến sinh khối còn lại của các bậc dinh dưỡng ở dưới đều thấp hơn bậc dinh dưỡng trên (trường hợp này chỉ là tạm thời trong một thời gian ngắn, một mùa vụ nhất định chứ không kéo dài nhiều năm.
d) Tháp số lượng nói chung là có hình tháp (số lượng cá thể của bậc dinh dưỡng đầu tiên lớn nhất, càng lên các bậc dinh dưỡng cao số lượng cá thể càng tí đi). Tuy vậy, có trường hợp bị đảo ngược, ví dụ như trong mối quan hệ vật chủ - kí sinh thì bậc 1là vật chủ số lượng ít, nhưng bậc 2là vật kí sinh có số
lượng cá thể nhiều.
25.36
a) Thức ăn của một loài côn trùng là hạt thực vật trong khu rừng. Trong một khoảng thời gian, nếu côn trùng ăn thức ăn chứa 10 J năng lượng, côn trùng sử dụng 30 J năng lượng cho hô hấp và thải 50 J qua phân.
Hãy xác định:
- Sản lượng thứ cấp thực của côn trùng thu được.
- Hiệu suất sản lượng, biết rằng hiệu suất sản lượng là tỉ lệ sản lượng thứ cấp và sự đồng hóa của năng suất sơ cấp (năng lượng mất qua thức ăn không được tiêu hóá không tính vào sự đồng hóá).
b) Một số loài thực vật tiêu tốn rất nhiều năng lượng mà chúng đồng hóa được cho việc sản xuất ra một số hợp chất, ví dụ như cây thuốc lá phải tốn rất nhiều năng lượng để tổng hợp nicotine. Thực vật được lợi ích gì khi đánh đổi sự tiêu hao năng lượng như vậy?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trên đề bài.
Lời giải chi tiết:
a) - Sản lượng thứ cấp thực của côn trùng là: 100 J - 30 J - 50 J = 20 J.
- Hiệu suất sản lượng = 20/(100-50)=0,4=40%.
b) Hợp chất nicotine giúp bảo vệ cây thuốc lá trước các động vật ăn cỏ, hợp chất này gây hại cho động vật. Nicotine có thể làm chết một số loại côn trùng.
25.37
Vào đầu những năm 1940, khi các khu dân cư và nhà máy được xây dựng gần bờ hồ Washington gần Seattle, lượng nước thải chứa nồng độ phosphorus cao đã được thải vào hồ. Tình trạng dinh dưỡng của hồ có xu hướng chuyển đổi tự nhiên sang phú dưỡng theo thời gian. Người ta sử dụng đĩa Secchi, là một đĩa tròn, màu trắng, trơn có đường kính 30 cm thả xuống hồ để xác định độ trong hay độ đục của nước hồ. Độ đục được thể hiện bởi độ sẫm màu, khó quan sát thấy đĩa. Kết quả được thể hiện như Hình 25.14.
a) Sự giảm độ trong của nước được ghi nhận từ thời gian nào? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng độ trong của nước giảm dần là gì?
b) Độ đục của nước tăng đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ sinh thái dưới nước như thế nào?
c) Dự đoán nguyên nhân tại sao độ sẵm màu lại giảm đi từ những năm 1970? Từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục hiện tượng phú dưỡng của hồ.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.14
Lời giải chi tiết:
a) - Sự giảm độ trong của nước được ghi nhận bắt đầu khoảng năm 1953 - 1954, tương ứng với sự gia tăng mật độ thực vật phù du và sự nở hoa của vi khuẩn lam.
- Các hoạt động của con người đã đẩy nhanh quá trình phú dưỡng ở nhiều hồ thông qua việc xả nước thải, phân bón nông nghiệp và chất thải công nghiệp có chứa nồng độ phosphorus cao (dữ liệu từ hình cho thấy sự tăng mạnh phosphorus trong hồ từ năm 1954 đến năm 1964 có nguồn gốc từ nước thải), tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng sinh của tảo và thực vật phù du. Sự gia tăng sinh khối này có thể tạo ra tầng tảo dày đặc trên bề mặt hồ, làm đục nước và ảnh hưởng đến ánh sáng thâm nhập.
b) - Ảnh hưởng sự xâm nhập của ánh sáng vào nước gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật và các hệ sinh thái dưới nước, giảm đa dạng sinh học; Việc thay đổi sự thâm nhập của ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự thụ tinh, sự phát triển của trứng và phôi ở một số loài cá.
- Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn: Các loài sinh vật dưới nước thường phải dựa vào ánh sáng để săn mổi hoặc tiêu thụ thức ăn. Nếu độ đục cao thì khả năng nhìn thấy và săn mồi của các loài cá và sinh vật khác sẽ giảm, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn và cấu trúc quần xã sinh thái.
- Ảnh hưởng đến hô hấp: Nước đục thường đi kèm với sự giảm nồng độ 0, trong nước. Quá trình phân giải chất hữu cơ có thể tăng lên, làm tăng sự tiêu thụ O, và giảm sự hoà tan của O, trong nước. Ngoài ra, sinh trưởng của thực vật phù du nhiều thì tỉ ệl chết tăng dễ dẫn đến việc phân giải xác thực vật phù du ẽs làm giảm nồng độ 0, trong hồ. Điều này có thể gây ra hiện tượng hô hấp kị khí và ảnh hưởng đến sinh vật sống trong nước.
c) - Sự gia tăng độ trong của nước được ghi nhận và đến năm 1975, hồ Washington được xem là đã được thoát khỏi tình trạng phú dưỡng do đã ngừng hoàn toàn việc xả nước thải vào hồ (khoảng năm 1968) theo khuyến nghị của các nhà khoa học. Khuyến nghị của các nhà khoa học rất quan trọng đối với sự phục hồi của hồ và góp phần đưa đến các quy định hiện tại của Hoa Kỳ về việc hạn chế sử dụng phosphate trong chất tẩy rửa.
- Đề xuất một số biện pháp:
+ Quản íl việc sử dụng phân bón: Kiểm soát lượng phân và cách sử dụng phân bón trong nông nghiệp để giảm lượng chất dinh dưỡng chảy vào nguồn nước.
+ Xử lí nước thải: Cải thiện hệ thống xử íl nước thải để giảm lượng chất dinh dưỡng được xả vào môi trường từ các nguồn nước thải.
+ Rừng ven biển: Bảo vệ và duy trì rừng ven biển để giữ lại một phần chất dinh dưỡng trước khi chúng đổ vào nguồn nước.
+ Xây dựng hệ thống chống lũ và lọc nước: Xây dựng các hệ thống chống ũl có thể giữ lại một lượng lớn chất dinh dưỡng trước khi chúng đổ vào nguồn nước. Lọc nước là một cách để loại bỏ chất dinh dưỡng trước khi nước được đưa vào hệ thống.
+ Sử dụng vi sinh vật và các sinh vật khác: Sử dụng cá chép và các loại cá khác có thể ăn tảo và thực vật phù du giúp kiểm soát sự tăng sinh của chúng.
25.38
Trong quá trình nghiên cứu về diễn thế sinh thái xảy ra trong một khu rừng vừa chặt cây lấy gỗ (các giai đoạn sau đó là sự phát triển tự nhiên của rừng), các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng trong giai đoạn muộn của diễn thế (gồm các quần thể cây sống lâu năm) một lượng khoáng sẽ bị tổn thất cao hơn so với các giai đoạn trung gian (sau khi xảy ra sự xáo trộn sinh thái). Kết quả nghiên cứu khả năng lưu giữ chất dinh dưỡng của cánh rừng này thể hiện như Bảng 25.3. Biết rằng, sự thất thoát chất dinh dưỡng một phần liên quan đến sự hấp thụ của thực vật. Sự hấp thụ lại liên quan đến tốc độ tăng trưởng của cây trồng (sản lượng sơ cấp).
a) Giai đoạn trung gian hay giai đoạn muộn (gồm các quần thể cây sống lâu năm) của diễn thế sinh thái sau khi có sự xáo trộn có tốc độ tăng trưởng thực vật (sản lượng sơ cấp) cao hơn? Vì sao?
b) Dữ liệu thu được trong kết quả nghiên cứu có ủng hộ những nghi ngờ của các nhà khoa học trước đó về sự thất thoát chất dinh dưỡng giữa các quần xã rừng giai đoạn trung gian và muộn của diễn thế không? Mô tả sự thay đổi đó.
c) Có phải tất cả các yếu tố đều thể hiện cùng một kiểu thất thoát đối với các quần xã kế tiếp trong giai đoạn trung gian và muộn không? Giải thích.
d) Một số dân tộc miền núi thường đốt rẫy để lấy đất trồng cây lương thực, nhưng chỉ canh tác được vài năm rồi lại phải chuyển đi nơi khác. Hãy cho biết bà con nông dân phải làm gì để có thể trồng các cây lương thực lâu dài mà không phải chuyển đi nơi khác? Giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát bảng 25.3
Lời giải chi tiết:
a) - Giai đoạn trung gian (đạc biệt là giai đoạn sau khi có sự xáo trộn) sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với giai đoạn muộn.
- Ởgiai đoạn muộn của diễn thế sinh thái gồm các quần thể cây sống lâu năm, tốc độ tăng trưởng của thực vật gần như ổn định, không có sự gia tăng so với giai đoạn trung gian.
b) - Các kết quả trong bảng số liệu ủng hộ cho những nghi ngờ của các nhà khoa học về sự thất thoát chất dinh dưỡng giữa các quần xã rừng giai đoạn trung gian và muộn của diễn thế.
- Dựa vào bảng số liệu có thể thấy tỉ lệ dinh dưỡng tổn thất giai đoạn muộn: giai đoạn trung gian hầu như àl lớn hơn 1→các quần xã diễn thế giai đoạn muộn sẽ "rò rỉ" nhiều hơn các quần xã ở giai đoạn trung gian. Trong đó,
ựs thất thoát đối với ion NO, àl rất lớn, mất hơn 6 lần. Các ion còn lại thất thoát ít hơn.
c) - Không phải tất cả các ion khoáng đều thể hiện cùng một kiểu thất thoát đối với các quần xã kế tiếp trong giai đoạn trung gian và muộn.
- Sự mất mát chất dinh dưỡng sẽ thay đổi tùỳ theo tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của cây trồng.
- N được giữ lại nhiều hơn các nguyên tố khác, cho thấy đây có thể là chất dinh dưỡng giới hạn sự phát triển của cây trồng. Các nguyên tố như Na và Cl có tí hoặc không có tầm quan trọng đối với hầu hết thực vật, bị mất đi với tốc độ như nhau ở giai đoạn trung gian và giai đoạn cuối của quá trình diễn thế.
d) - Diễn thế phục hồi sau khi nương rẫy bị đốt phá là một kiểu diễn thế thứ sinh vì trước đó trên rẫy đã có các cây rừng tồn tại. Tuy nhiên, do chỉ trồng một số loại cây nhất định nên sau khi các cây này hấp thu cạn kiệt chất dinh dưỡng, đất bị xói mòn thì môi trường không còn phù hợp với chúng nên năng suất của các cây lương thực bị suy giảm mạnh.
- Để có thể canh tác lâu dài thì cần bón thêm các loại phân nhằm bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất, trồng các loài cây luân canh, xen canh giúp các loài cây trồng có thể khai thác và bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất một cách hợp lí, đảm bảo cung cấp nguồn nước.
25.39
a) Biểu đồ Hình 25.15 thể hiện sự tương tác giữa lượng mưa hằng năm và kết cấu đất trong việc xác định quá trình chuyển đổi từ rừng sang thảo nguyên và đồng cỏ ở miền nam châu Phi.
- Nhận xét sự ảnh hưởng của lượng mưa hằng năm và kết cấu đất trong việc xác định quá trình chuyển đổi từ rừng sang savan, đến thảo nguyên và đồng cỏ ở miền nam châu Phi.
- Sự chuyển đổi từ rừng sang savan, đến thảo nguyên và đồng cỏ kéo theo sự thay đổi đa dạng hệ sinh thái như thế nào?
b) Bảng 25.4 thể hiện hệ số héo của một số cây khác nhau trên các loại đất khác nhau.
- Tại sao chỉ số héo giữa các loại đất có sự khác biệt đáng kể trong khi chỉ số này ở cùng loại đất không thay đổi có ý nghĩa giữa những loài thực vật?
- Loại đất nào (cát khô, sét pha, sét nặng) có lượng nước lưu trữ ở hạt keo đất là lớn nhất? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng và hiểu đồ trên.
Lời giải chi tiết:
a) - Sự ảnh hưởng của lượng mưa hằng năm và kết cấu đất trong việc xác định quá trình chuyển đổi từ rừng sang savan, đến thảo nguyên và đồng cỏ:
+ Lượng mưa hằng năm ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng. Khi lượng mưa giảm, lượng nước trong đất không đủ cung cấp cho thực vật thân gỗ có kích thước cơ thể lớn, mật độ cây cao,... Trong khi đó, các loại cây cỏ, cây bụi có thể chịu đựng được khô hạn tốt hơn.
+ Kết cấu đất ảnh hưởng đến sự lưu giữ nước: đất cát không giữ nước tốt trong khi đó đất sét có khả năng giữ nước tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thảo nguyên và savan ở khu vực có lượng mưa thấp.
+ Khu vực miền nam châu Phi thường có sự đa dạng địa íl lớn, với các vùng đất và khí hậu khác nhau, điều này tạo ra các mô hình chuyển đổi đa dạng từ rừng sang savan, thảo nguyên và đồng cỏ.
- Sự chuyển đổi từ rừng sang savan, đến thảo nguyên và đồng cỏ kéo theo sự thay đổi đa dạng hệ sinh thái:
+ Thay đổi cảnh quan: Từ rừng đến savan có sự mở rộng về không gian và giảm mật độ cây, tán cây thưa thớt. Chuyển đổi từ savan đến thảo nguyên và đồng cỏ có thể xảy ra sự giảm độ che phủ, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của cây cỏ và các loài cây thảo nguyên. Điều này có thể làm cho cảnh quan trở nên rộng lớn.
+ Thay đổi đa dạng sinh học: Những loại cây rừng chủ đạo có thể giảm .
bớt, trong khi các loại cây cỏ và thận thảo có khả năng chịu đựng tốt hơn có thể trở nên phổ biến hơn. Môi trường mới có thể không phù hợp với một số loài động vật rừng, dẫn đến sự giảm đa dạng chủng loại hoặc thay đối về loài động vật hiện diện (phát triển các loài động vật ăn cỏ).
+ Thay đối chu kì nước và dòng chảy của nước: Các khu vực savan và thảo nguyên có thể trở nên khô hạn hơn, ảnh hưởng đến việc kiểm soát và lưu giữ nước.
+ Các quá trình như phân giải hữu cơ, chu kì dinh dưỡng,... cũng thay đổi.
b) - Do kích thước và đ hấp phụ nước của hạt keo đất trong các loại đất là khác nhau dẫn đến lượng nước trong mỗi loại đất cũng khác nhau. Mặt khác, ảnh hưởng của đất lên các loại cây là giống nhau, vì vậy hệ số héo chỉ phụ thuộc vào tính chất giữ nước của từng loại đất nên không có sự khác biệt đáng kể giữa hệ số héo của các loại cây.
- Đất sét nặng có lượng nước lưu trữ ở hạt keo đất là lớn nhất do được cấu thành từ những hạt keo đất nhỏ il ti, dính sát vào nhau và không có một khoảng trống nào giữa các hạt dẫn đến hấp phụ nước nhiều →lưu giữ một lượng lớn nước trong hạt keo đất.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo