SBT Sinh 12 - giải SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo Chương 8. Sinh thái học phục hồi, bảo tồn và phát triển..

Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo


Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

28.1

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ ...(1)... mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ .(2). Vị trí (1) và (2) lân lượt là
A. (1) - quá khứ, (2) - hiện tại. B. (1) - hiện tại, (2) - tương lai.
C. (1) - quá khứ, (2) - tương lai. D. (1) -tương lai, (2) - hiện tại.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm phát triển bền vững.

Lời giải chi tiết:

(1) - hiện tại, (2) - tương lai.

Chọn B.

28.2

Để phát triển bền vững cần phải có sự kết hợp cân đối, hài hòa ba trụ cột phát triển nào?

A. Kinh tế, xã hội và giáo dục.

B. Kinh tế, môi trường và giáo dục.

C. Kinh tế, xã hội và du lịch.

D. Kinh tế, xã hội và môi trường.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết phát triển bền vững.

Lời giải chi tiết:

Để phát triển bền vững cần phải có sự kết hợp cân đối, hài hòa ba trụ cột phát triển: Kinh tế, xã hội và môi trường.

Chọn D.

28.3

Khi nói về tác động giữa ba trụ cột phát triển bền vững, nội dung nào sau đây không đúng?
A. Môi trường là đối tượng để phát triển kinh tế, môi trường bền vững sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế.
B. Phát triển kinh tế là nguyên nhân suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường.
C. Sự phát triển kinh tế có thể gây ra bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận và sử dụng tài nguyên.
D. Suy thoái môi trường dẫn tới suy giảm sức khoẻ, gia tăng phát triển kinh tế và phân hóá giàu nghèo.

Phương pháp giải:

Dựa vào 3 trụ cột phát triển bền vững.

Lời giải chi tiết:

Suy thoái môi trường dẫn tới suy giảm sức khoẻ, gia tăng phát triển kinh tế và phân hóa giàu nghèo.

Chọn D.

28.4

Có bao nhiêu nội dung dưới đây là các biện pháp phát triển bền vững?

(1) Sử dụng hợp íl tài nguyên thiên nhiên.
(2) Hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
(3) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(4) Phát triển nông nghiệp bền vững.

(5) Kiểm soát phát triển dân số.
(6) Giáo dục bảo vệ môi trường.
A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 3.

Phương pháp giải:

Dựa vào các biện pháp phát triển bền vững.

Lời giải chi tiết:

Cả 6 biện pháp đều là biện pháp phát triển bền vững.

Chọn A.

28.5

Cho thông tin về các tài nguyên thiên nhiên (cột A) và một số biện pháp sử dụng hợp íl nguồn tài nguyên (cột B) như sau:

Thông tin cột A tương ứng với cột B là:
A. 1-c, 2-d, 3-a, 4-b. C. 1-d, 2-a, 3-c, 4-b.
B. 1-c, 2-a, 3-d, 4-b. D. 1-d, 2-b, 3-c, 4-a.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin ở cột A và B.

Lời giải chi tiết:

1-c, 2-a, 3-d, 4-b. 

Chọn B.

28.6

Nhiều loài sinh vật đã tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng do những biến đối tự nhiên của hệ sinh thái hoặc do tác động của con người. Khi nghiên cứu về mối tương quan giữa diện tích đảo và số lượng các loài chim trên đảo, các nhà khoa học đã thu được số liệu như Hình 28.1. Giả sử do những biến đổi của điều kiện tự nhiên, diện tích trên hòn đảo này giảm từ 10 000 km xuống còn 1000 km thì khoảng bao nhiêu phần trăm loài sẽ bị biến mất?


А. 3%. B. 30 %. C. 0,3 %. D. 60 %.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 28.1

Lời giải chi tiết:

Giả sử do những biến đổi của điều kiện tự nhiên, diện tích trên hòn đảo này giảm từ 10 000 km xuống còn 1000 km thì khoảng 30% phần trăm loài sẽ bị biến mất.

Chọn B.

28.7

Những nguyên nhân nào sau đây gây ô nhiễm môi trường?

(1) Hoạt động của núi lửa, phân giải xác sinh vật.
(2) Xây dựng hệ thống quản íl môi trường.
(3) Sử dụng các biện pháp khống chế sinh học.
(4) Sử dụng các loại phân bón hóa học.
A. (1) và (4). 
B. (1) và (3).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết ô nhiễm môi trường.

Lời giải chi tiết:

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: (1) và (4).

Chọn A.

28.8

Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về những biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường?
(1) Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường bằng cách trang bị cho người dân kiến thức cơ bản về môi trường, những tác hại do ô nhiễm môi trường.
(2) Hệ thống pháp luật về môi trường cần giữ ổn định và thống nhất giữa các quốc gia là biện pháp xây dựng hệ thống quản lí môi trường hiệu quả.
(3) Sử dụng phân bón vi sinh thay cho phân bón hóa học là biện pháp sử dụng hợp íl tài nguyên thiên nhiên.
(4) Áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến, đổi mới công nghệ; sử dụng trang thiết bị và các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào khai thác tài nguyên, xử íl môi trường,...
A. 2. B. 1. С. 3. D. 4.

Phương pháp giải:

Dựa vào các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Lời giải chi tiết:

Có 2 phát biểu dưới đây là đúng khi nói về những biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

Chọn A.

28.9

Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học?

A. Hạn chế ô nhiễm môi trường.
B. Bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm.
C. Chú trọng bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù.
D. Tăng cường sử dụng các sinh vật biến đổi gene.

Phương pháp giải:

Dựa vào các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

Lời giải chi tiết:

Tăng cường sử dụng các sinh vật biến đổi gene.

Chọn D.

28.10

Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây gây suy giảm đa dạng sinh học?
(1) Sử dụng các loài thiên địch trong sản xuất nông nghiệp.

(2) Biến đối khí hậu.
(3) Sử dụng phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học.
(4) Sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại.
(5) Tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới.
(6) Tạo sinh vật biến đổi gene.
A. 5. B. 2. C. 4. D. 6.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết đa dạng sinh học.

Lời giải chi tiết:

Có 4 nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.

28.11

Việc quản lí rừng thông để bảo tồn các loài chim gõ kiến mào đỏ ở Đông Nam nước Mỹ là hình thức bảo tồn nào và có đặc điểm là gì?
A. Bảo tồn chuyển chỗ, có chi phí tốn kém, đòi hỏi trình độ kĩ thuật, công nghệ cao.
B. Bảo tồn tại chỗ, có thể xảy ra những nguy cơ, rủi ro, thảm hoạ do con người hoặc tự nhiên gây ra.
C. Bảo tồn chuyển chỗ, có thể xảy ra những nguy cơ, rủi ro, thảm hoạ do con người hoặc tự nhiên gây ra.
D. Bảo tồn tại chỗ, có chi phí tốn kém, đòi hỏi trình độ kĩ thuật, công nghệ cao.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết các hình thức bảo tồn.

Lời giải chi tiết:

Việc quản lí rừng thông để bảo tồn các loài chim gõ kiến mào đỏ ở Đông Nam nước Mỹ là hình thức bảo tồn nào và có đặc điểm là: Bảo tồn tại chỗ, có thể xảy ra những nguy cơ, rủi ro, thảm hoạ do con người hoặc tự nhiên gây ra.

Chọn B.

28.12

Nông nghiệp bền vững là một hệ thống nông nghiệp có sự cân bằng giữa
A. tính ổn định của môi trường, tính phù hợp kinh tế và tính khả thi về giáo dục.
B. tính ổn định của giáo dục, tính phù hợp môi trường và tính khả thi về xã hội.
C. tính ổn định của môi trường, tính phù hợp giáo dục và tính khả thi về kinh tế.
D. tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội và tính khả thi về kinh tế.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm nông nghiệp bền vững.

Lời giải chi tiết:

Nông nghiệp bền vững là một hệ thống nông nghiệp có sự cân bằng giữa tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội và tính khả thi về kinh tế.

Chọn D.

28.13

Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là gì?
A. Đảm bảo được nhu cầu nông sản trong quá khứ, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường hiện tại và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

B. Đảm bảo được nhu cầu nông sản, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ hiện tại.
C. Đảm bảo được nhu cầu nông sản cho tương lai, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ hiện tại.
D. Đảm bảo được nhu cầu nông sản cho hiện tại, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết mục tiêu của nông nghiệp phát triển bền vững.

Lời giải chi tiết:

Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là: Đảm bảo được nhu cầu nông sản cho hiện tại, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

Chọn D.

28.14

Các vấn đề bất cập về dân số hiện nay là gì?

(1) Dân số tăng nhanh, khó kiểm soát.
(2) Phân bố dân số đồng đều giữa các khu vực.
(3) Tình trạng mất cân bằng giới tính.
(4) Bất hợp lí trong cơ cấu dân số.
(5) Nhiều ngành, nghề chỉ có lao động là nam giới.
(6) Độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới thấp hơn nam giới.
A. (3), (4), (5). B. (2), (5), (6). C. (1), (5), (6). D. (1), (3), (4).

Phương pháp giải:

Dựa vào các bấn đề dân số hiện nay.

Lời giải chi tiết:

Các vấn đề dân số hiện nay: (1), (3), (4).

Chọn D.

28.15

Khuếch đại sinh học là hiện tượng nồng độ chất độc tăng dần khi chuyển dần qua các bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn. Để xác định xem PCB (polychlorinated biphenyls - một loại hợp chất tổng hợp công nghiệp) có khuếch đại sinh học không, các nhà khoa học đã tìm thấy và phân tích PCB trong một lưới thức ăn ở hồ Great (Hình 28.2). Hãy cho biết trong các nhận định dưới đây có bao nhiêu nhận định không đúng

(1) Có hiện tượng khuếch đại sinh học hợp chất PCB trong lưới thức ăn của hồ Great.
(2) Nồng độ PCB cao nhất ở trứng chim hải âu, cao gấp 4 960 lần so với động vật phù du của lưới thức ăn.
(3) Khuếch đại sinh học có thể gây suy giảm đa dạng sinh học.
(4) Thực hiện các biện pháp quản íl chất thải hiệu quả như tái chế, xử íl và loại bỏ an toàn chất thải công nghiệp, chất thải ytế và chất thải từ hộ gia đình có thể làm giảm hiện tượng khuếch đại sinh học trong môi trường.
A. 1. С. 3. B. 2. D. 4.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 28.2

Lời giải chi tiết:

Có 1 nhận định không đúng khi quan sát hình 28.2

Chọn A.

28.16

Sự sụp đổ của ngành đánh bắt cá tuyết Đại Tây Dương ở Canada từ năm 1955 trở đi được minh họa như đồ thị Hình 28.3. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nguyên nhân của sự thay đối lượng cá tuyết khai thác được ở khu vực này?

(1) Biến đổi khí hậu diễn ra vào những năm 1955 gây tuyệt chủng loài cá này ở khu vực Canada.

(2) Các cá nhỏ là thức ăn của cá tuyết bị khai thác mạnh mẽ vào những năm 1960.
(3) Đã có sự khai thác quá mức loài cá tuyết ở khu vực này từ những năm 1955.
(4) Nhiều trang thiết bị, dụng cụ khai thác, đánh bắt cá tuyết hiện đại được sử dụng để tăng sản lượng đánh bắt cá từ 300 000 tấn trở lên.
A. 4. B. 1. С. 2. D. 3.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 28.3.

Lời giải chi tiết:

Có 2 phát biểu đúng khi nói về nguyên nhân của sự thay đối lượng cá tuyết khai thác được ở khu vực này.

Chọn C.

28.17

Đồ thị Hình 28.4 biểu diễn sự thay đổi hàm lượng nitrogen trong hai dòng sông. Cả hai dòng sông đều có đặc điểm là nước chảy chậm và nằm gần hai khu rừng có diện tích gần tương đương nhau. Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng giữa hai khu rừng này: một khu rừng chịu tác động của nạn phá rừng mạnh mẽ vào những năm 1965, trong khi khu rừng còn lại không bị tác động. Phát biểu nào sau đây về sự thay đổi hàm lượng nitrogen trong hai dòng sông này là không đúng?

A. Đồ thị (X) tương ứng với hàm lượng nitrogen trong dòng sông gần khu rừng bị ảnh hưởng của nạn phá rừng.
B. Đồ thị (Y) tương ứng với hàm lượng nitrogen trong dòng sông gần khu rừng không bị ảnh hưởng của nạn phá rừng.
C. Nitrogen trong đất nếu không được thực vật hấp thụ thì phần lớn chúng sẽ ngấm theo mạch nước ngầm rồi chảy ra sông.
D. Sau năm 1968, sự giảm mạnh nồng độ nitrogen trong dòng sông ở gần cánh rừng bị chặt phá là do hiện tượng phú dưỡng.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 28.4

Lời giải chi tiết:

Sau năm 1968, sự giảm mạnh nồng độ nitrogen trong dòng sông ở gần cánh rừng bị chặt phá là do hiện tượng phú dưỡng.

Chọn D.

28.18

Việc sử dụng tài nguyên trên thế giới có sự khác nhau giữa các khu vực. Hình 28.5 mô tả về số thùng dầu trung bình được sử dụng cho mỗi người/năm ở các quốc gia khác nhau. Kết luận nào sau đây chính xác?

A. Người dân của các quốc gia ở khu vực châu Âu luôn sử dụng nhiều năng lượng và ở khu vực châu Áluôn sử dụng ít năng lượng.
B. Người dân của các quốc gia công nghiệp hóá, giàu có sử dụng nhiều năng lượng hơn.
C. Người dân của các quốc gia đông dân nhất sử dụng nhiều năng lượng nhất.

D. Các quốc gia nói tiếng Anh có xu hướng sử dụng nhiều năng lượng hơn.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 28.5

Lời giải chi tiết:

Người dân của các quốc gia công nghiệp hóá, giàu có sử dụng nhiều năng lượng hơn.

Chọn B.

28.19

Khi theo dõi lượng chất dinh dưỡng đầu vào có trong nước mưa và phân bón ở một cánh đồng ngô thuộc miền Trung Hoa Kỳ (giá trị tính bằng kg/ha/năm), các nhà khoa học đã thu được số liệu như bảng dưới đây. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về sự thay đổi lượng chất dinh dưỡng?

(1) Nitrogen là chất dinh dưỡng được thực vật sử dụng nhiều nhất trong hình thành năng suất từ nguồn đầu vào.
(2) Calcium bị thất thoát nhiều nhất do rửa trôi vào các dòng chảy.
(3) Hầu hết các chất dinh dưỡng được cung cấp từ nước mưa và phân bón đã tham gia hình thành năng suất cây trồng, sự thất thoát không đáng kể.
(4) Cần bón nhiều phân hữu cơ trong canh tác để giảm sự rửa trôi các chất dinh dưỡng vào dòng chảy.
А. 1. B. 2. С. 3. D. 4.

Phương pháp giải:

Dựa vào số liệu ở bảng trên.

Lời giải chi tiết:

Có 2 phát biểu trên đây là đúng khi nói về sự thay đổi lượng chất dinh dưỡng.

Chọn B.

28.20

Xã hội có thể phát triển bền vững hơn với môi trường thông qua phát triển kinh tế nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người mà không làm suy giảm. Tuy nhiên, có khoảng cách kinh tế lớn giữa các nước giàu và nước nghèo. Quan sát thông tin so sánh một số đặc điểm chính của các nước phát triển và đang phát triển trong Hình 28.6 và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Các nước có nền kinh tế phát triển có chất lượng cuộc sống nâng cao và môi trường ít bị ô nhiễm hơn.
(2) Các nước có nền kinh tế đang phát triển có sự khai thác nguồn tài nguyên quá mức và môi trường bị ô nhiễm nhiều hơn.
(3) Có bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận và sử dụng tài nguyên giữa các nước phát triển và đang phát triển.
(4) Để có thể phát triển bền vững cần có sự hợp tác giữa các quốc gia trong công tác bảo vệ môi trường.
A. 1. B. 2. С. 3. D. 4.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 28.6

Lời giải chi tiết:

Quan sát thông tin so sánh một số đặc điểm chính của các nước phát triển và đang phát triển trong Hình 28.6 và thấy có 2 phát biểu đúng.

Chọn B.

28.21

Costa Rica là một quốc gia nhỏ ở Trung Mỹ, trở thành nước đi đầu trong việc thiết lập các khu bảo tổn. Khi đất nước này theo đuổi mục tiêu bảo tồn điều kiện sống của quốc gia thì đất nước này thay đổi rõ rệt và được cải tiến mạnh mẽ (Hình 28.7). Các phát biểu sau đây về sự thay đổi điều kiện sống của quốc gia Costa Rica từ năm 1925 đến năm 2000 là đúng hay sai? Giải thích.

a) Đường đồ thị (1) là tuổi thọ trung bình của người dân và đường đồ thị (2) là số trẻ tử vong.
b) Dân số của người dân Costa Rica trong giai đoạn này gia tăng.
c) Sự gia tăng dân số quá mức sẽ phá vỡ chiến lược phát triển bền vững của quốc gia.
d) Bảo tồn là nguyên nhân chính làm tăng sức khoẻ của người dân ở quốc gia này.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 28.7

Lời giải chi tiết:

a) Sai, khi đất nước này theo đuổi mục tiêu bảo tồn điều kiện sống của quốc gia thì đất nước này được cải tiến mạnh mẽ, số trẻ tử vong giảm mạnh (đường đồ thị 1) và tuổi thọ trung bình tăng dần (đường đồ thị 2).
b) Đúng, tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm và tuổi thọ trung bình tăng là một trong những nguyên nhân gia tăng dân số của quốc gia Costa Rica trong giai đoạn này.
c) Đúng, khi dân số gia tăng quá mức thì các yếu tố môi trường và kinh tế đều bị ảnh hưởng xấu, phá vỡ sự phát triển bền vững.
d) Sai, không đủ cơ sở để đưa ra kết luận này. Các yếu tố như: môi trường, giáo dục, chính sách xã hội,... đều góp phần gia tăng sức khoẻ của người dân ở quốc gia này.

28.22

Sự suy giảm đáng kế của hệ sinh thái rừng thông lá dài đã kéo theo sự suy giảm của một số lượng lớn các thực vật, côn trùng và động vật có xương sống. Khi nghiên cứu về sự suy giảm hệ sinh thái này, các nhà khoa học đã nhận thấy có sự thay đổi đáng kể diện tích rừng được bao phủ bởi các cây thông trong khoảng thời gian gần đây (Hình 28.8). Tỉ lệ diện tích rừng thông bị mất của giai đoạn nào cao nhất?

Phương pháp giải:

Dựa vào đồ thị trên Hình 28.8

Lời giải chi tiết:

- Từ thông tin trên đồ thị: năm 1500 có khoảng 36 triệu ha, năm 1935 có khoảng 8 triệu ha, và năm 2004 có khoảng 1triệu ha.
- Giai đoạn từ năm 1500 - 1935: 435 năm bị mất 28 triệu ha, vậy trung bình mỗi năm bị mất khoảng 64 000 ha.
- Giai đoạn từ năm 1935 - 2004: 69 năm bị mất 7 triệu ha, vậy trung bình mỗi năm mất khoảng 100 000 ha.
Như vậy tỉ lệ diện tích rừng thông bị mất hằng năm của giai đoạn từ năm 1935 - 2004 là cao nhất.

28.23

Trên thực tế, sự phân mảnh nơi ở (chia nhỏ nơi ở thành các vùng nhỏ hơn, biệt lập) ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học của quần xã. Một số loài bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự xuất hiện của vùng biên, trong khi một số loài khác thì môi trường sống vùng biên có lợi cho chúng. Chính vì vậy mà một trong những tiêu chí được sử dụng để thiết kế các khu bảo tồn tự nhiên là hình dạng của mảnh đất sống. Hình 28.9a cho thấy tần suất xuất hiện của ba loài chim đối với hình dạng của một mảnh đất sống, được ước tính dưới dạng tỉ lệ chu vi so với diện tích (nếu tỉ lệ cao tức là có nhiều vùng biên hơn so với diện tích trung tâm, nếu tỉ lệ thấp, tức là có ít vùng biên so với diện tích trung tâm).

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 28.9

Lời giải chi tiết:

a) - Phân mảnh nơi ở là chia nhỏ nơi ở thành các vùng biệt lập → Tài nguyên tự nhiên không đủ →cạnh tranh gay gắt giữa các loài và trong nội bộ loài → giảm đa dạng loài.
- Sự phân mảnh làm giảm khả năng di chuyển giữa các vùng sống, ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm thức ăn, đối tác sinh sản và các khu vực an toàn. Điều này có thể dẫn đến cô lập các cá thể và giảm sự trao đổi gene giữa chúng, làm giảm đa dạng gene của quần xã.
- Khi nơi ở phân thành nhiều vùng nhỏ - tạo nhiều vùng biên có điều kiện môi trường dễ biến động →một số loài ở đó có thể trở thành loài chủ chốt lấn át các loài khác, một số loài không thích nghi bị chết →đa dạng
loài giảm.
b) - Loài Axuất hiện ở khu vực có diện tích vùng biên ít đến trung bình, cho đến khi tỉ ệl giữa chu vi và diện tích rất cao tức diện tích vùng biên rất lớn thì sự xuất hiện loài Agiảm đáng kể, và do đó loài Acó thể được tìm thấy trong cả hai thiết kế khu bảo tồn.
- Loài Bchủ yếu xuất hiện ở khu vực có diện tích vùng biên rất ít, do đó nó có xác suất xuất hiện cao hơn ở những mảnh có tỉ lệ chu vi trên diện tích thấp hơn, và do đó thiết kế 1sẽ là tốt nhất.
- Loài C hoạt động tốt nhất với tỉ lệ chu vi trên diện tích ở mức trung bình hay diện tích vùng biên ở mức trung bình và do đó sẽ hoạt động tốt hơn với thiết kế 2(thiết kế có nhiều diện tích vùng biên hơn thiết kế 1).

28.24

Phục hồi sinh thái đang được áp dụng ở nhiều hệ sinh thái với mức độ thành công khác nhau. Trong một thí nghiệm phục hồi sinh thái hàu bắt đầu vào năm 2004, các rạn hàu đã được xây dựng ở chín khu vực, được bảo vệ dọc theo sông Great Wicomico ở Virginia. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Hình 28.10.

a) Kết quả ở Hình 28.10 có cho thấy sự thành công trong việc phục hồi quần thể hàu không? Giải thích.
b) Để phục hồi quần thể hàu, có thể sử dụng những biện pháp gì?

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 28.10

Lời giải chi tiết:

a) - Quan sát đồ thị hình Acó thể thấy kết quả của việc phục hồi quần thể hàu là thành công.
- Sau khi phục hồi đã có sự gia tăng đáng kể mật độ hàu trưởng thành (700 con/m^3) và con non (350 con/m3) so với môi trường sống chưa được phục hồi (mật độ hàu khoảng từ 2 - 4 con/m?).
b) Để phục hồi quần thể hàu, có thể sử dụng những biện pháp sau:
- Thiết lập các khu vực bảo tồn hoặc khu vực quản íl đặc biệt cho hàu, nơi mà hoạt động khai thác được hạn chế hoặc cấm để bảo vệ quần thể hàu.
- Tái tạo hoặc cải thiện môi trường sống tự nhiên của hàu, bao gồm việc cải thiện chất lượng nước, khôi phục cấu trúc của đáy biển và tạo ra các điều kiện sống íl tưởng cho việc sinh sản và phát triển của hàu.
- Áp dụng các biện pháp để giảm khai thác quá mức hàu, bao gồm việc thiết lập các quy định mới, kiểm soát kích thước tàu và công cụ khai thác, thúc đẩy sự tuân thủ các quy định.

- Thực hiện các chương trình giám sát quần thể hàu để đánh giá hiệu quả của các biện pháp phục hồi, tiến hành nghiên cứu để hiểu rõ hơn về sinh thái và động lực học của quần thể hàu.
- Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương và các bên liên quan trong việc thực hiện các biện pháp phục hồi, bảo vệ và quản íl quần thể hàu.

28.25

Để đánh giá các nguyên nhân cơ bản của biến đổi khí hậu, tác động tiềm tàng của nó đối với các hệ thống sinh thái và kinh tế xã hội cũng như các nhận thức và hành động của chúng ta nhằm hạn chế biến đổi khí hậu liên quan đến các hoạt động của con người, Tổ chức Khí tượng Thế giới và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã thành lập Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) vào năm 1988. IPCC triệu tập các nhóm chuyên gia về khoa học khí quyển và khí hậu để đánh giá các xu hướng về khí hậu và các nguyên nhân có thể xảy ra đối với bất kì thay đổi nào được quan sát thấy. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Hình 28.11.

a) Vào giai đoạn nào có sự thay đổi rõ rệt của nồng độ khí CO, trong khí quyển? Hãy cho biết nguyên nhân làm tăng lượng khí thải CO, và đưa ra biện pháp khắc phục.
b) Khí methane (CH4) và nitrous oxide (N2O) có thuộc khí nhà kníh không? Do tác động của hiệu ứng nhà kính, nếu mức tăng nhiệt độ của Trái Đất ở vĩ độ cao (vùng rừng lá kim phương bắc) và vĩ độ thấp (vùng rừng mưa nhiệt đới) bằng nhau, quần xã sinh vật sống ở vĩ độ cao hay thấp sẽ bị tác động nhiều hơn? Giải thích.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 28.11

Lời giải chi tiết:

a) - Vào khoảng năm 2000, nồng độ CO, tăng mạnh từ 250 ppm đến 400 ppm.

- Nguyên nhân chính làm tăng lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển là do hoạt động của con người, đặc biệt là việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (như than đá, dầu mỏ và khí đốt) để sản xuất năng lượng và các hoạt động công nghiệp. Các hoạt động này phát ra lượng khí CO2 vào không khí, góp phần vào hiện tượng nhiệt đới toàn cầu và biến đổi khí hậu.
- Biện pháp:
+ Sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, thuy điện, giảm lượng khí thái CO2 phát ra.
+ Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2 từ không khí và sản xuất oxygen, do đó, bảo vệ và tái tạo rừng có thể giúp giảm lượng CO2 trong không khí.
+ Thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, xe hơi điện và xe đạp để giảm lượng khí thải CO2 từ phương tiện cá nhân;...
b) - Khí nhà kính là các chất khí có khả năng hấp thụ và phát ra năng lượng bức xạ ở bước sóng nhiệt hồng ngoại, gây ra hiệu ứng nhà kính. Do vậy khí CH4 và N2O cũng là khí nhà kính.
- Nếu mức tăng nhiệt độ của Trái Đất ở vĩ độ cao (vùng rừng lá kim phương bắc) và vĩ độ thấp (vùng rừng mưa nhiệt đới) bằng nhau thì quần xã ở vĩ độ thấp bị tác động nhiều hơn.
+ Ở vùng vĩ độ thấp, các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa,...) có biên độ biến động không nhiều →môi trường có tính ổn định cao hơn so với ở vĩ độ cao →các loài thích nghi với môi trường ổn định nên khi nhiệt độ môi trường tăng →ảnh hưởng đến hoạt động sống của các loài.

+ Quần xã ở vĩ độ thấp có đa dạng sinh học (độ đa dạng) cao nên kích thước quần thể nhỏ khi gây biến đối khí hậu → những cá thể thích nghi kém bị chết kích thước quần thể có thể bị giảm đến/dưới kích thước tối thiểu → giảm hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể, tăng khả năng giao phối gần → quần thể rơi vào vòng xoáy tuyệt chủng.

28.26

Hành lang môi trường sống là con đường di chuyển giữa các khu vực của môi trường sống. Hành lang môi trường sống giúp cho một số loài sinh vật tránh được sự cô lập về tìm kiếm thức ăn, nước và đối tác sinh sản. Các nhà khoa học đã quan sát sự di chuyển của loài bướm Junonia coenia giữa các khoảng đất và việc thụ phấn cho cây đào đông lex verticillata theo từng vùng. Kết quả được thể hiện ở Hình 28.12.
a) Ánh hưởng của việc xây dựng hành lang môi trường sống đến tỉ lệ đậu quả thành công đối với cây đào đông như thế nào? Giải thích.
b) Tuy mang lại nhiều lợi ích cho một số loài nhưng hành lang môi trường sống cũng gây ra một số tác động tiêu cực đến một số loài khác. Nêu một số tác động tiêu cực có thể có của việc xây dựng hành lang môi trường sống.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 28.12

Lời giải chi tiết:

a) - Tĩ lệ thụ phấn tăng ở điều kiện (1) vì số lượng quả ở điều kiện (1) là 5, cao hơn so với 2 điều kiện còn lại (khoảng 2 - 3 quả).
- Vì việc xây dựng hành lang giúp tăng (%) bướm di chuyển giữa các khu vực trong điều kiện (1) là 4% tỉ lệ thụ phấn → tăng tỉ lệ đậu quả, so với các khu vực khác không có hành lang hoặc có nhưng không được nối với khu vực khác cũng đều có mức độ di chuyển bướm thấp (khoảng 1,5 - 2%).
b) Một số tác động tiêu cực của hành lang môi trường sống như:
- Tạo điều kiện cho sự xâm lấn của một số loài ngoại lai.
- Tạo điều kiện cho sự xâm nhập của một số mầm bệnh.

- Sự di nhập của một số con vật ăn thịt con mồi.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí